Ánh sáng xanh là gì? Gây hại cho làn da, mắt như thế nào?
Chúng ta thường nghe nói ánh sáng xanh gây hại cho mắt và làn da. Nhưng thực tế, bạn đã hiểu ánh sáng xanh là gì? Tác hại thực tế của ánh sáng xanh như thế nào? Bài viết này, Chanh Tươi Review sẽ mang đến cho bạn những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về loại ánh sáng này.
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có phạm vi bước sóng từ 380nm đến 500nm, nằm trong dải ánh sáng mà mắt người có khả năng nhận biết. Thường thì nó được phân chia thành hai phần: ánh sáng xanh dương (từ 380 đến 450nm) và ánh sáng xanh lam (từ 450 đến 500nm).
Đây là một thành phần phổ biến trong ánh sáng mặt trời cũng như trong các nguồn phát điện tử.
Nguồn ánh sáng tự nhiên chính là ánh sáng mặt trời, mà cơ thể con người có thể thích nghi với nó. Ánh sáng từ mặt trời cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích thích não bộ, và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này giúp cơ thể biết khi nào nên làm việc và khi nào nên nghỉ ngơi. Thiếu tín hiệu này, cơ thể sẽ cảm thấy cần phải nghỉ ngơi.
Dải màu sắc của ánh sáng này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thực vật, thúc đẩy sự phát triển của lá, và tăng cường màu sắc cũng như hương thơm của chúng.
Nguồn ánh sáng xanh nhân tạo bao gồm đèn huỳnh quang, đèn LED và các màn hình phẳng của tivi và máy tính. Đặc biệt, ánh sáng xanh từ các màn hình hiển thị của máy tính, điện thoại và thiết bị kỹ thuật số cũng đáng chú ý.
Mặc dù lượng ánh sáng này chỉ chiếm một phần nhỏ so với ánh sáng mặt trời, nhưng việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị này đặt ra mối lo ngại về tác động tiềm ẩn lâu dài đối với sức khỏe.
Ánh sáng xanh có tác hại gì?
Tác hại của ánh sáng xanh là gì? Ánh sáng xanh có hại cho mắt không? Gây hại cho da như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Thoái hóa điểm vàng mắt
Chiếu sáng xanh liên tục trong thời gian dài có thể gây hỏng các tế bào võng mạc và gây ra các vấn đề về thị lực như thoái hóa điểm vàng. Khi thoái hoá điểm vàng xảy ra, các chi tiết tại trung tâm tầm nhìn có thể dần mờ đi, tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng nhìn thấy rõ các vật ở tầm nhìn xa.
Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá rõ hơn về mức độ ánh sáng xanh tự nhiên và nhân tạo được xem là quá mức đối với võng mạc. Nhưng nhiều chuyên gia chăm sóc mắt đều lo ngại về tác động tiềm ẩn của việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình của máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người sau này.
2. Mỏi mắt kỹ thuật số
Sử dụng thiết bị kỹ thuật số quá gần hoặc trong thời gian dài có thể gây ra hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số, ảnh hưởng đến khả năng lấy nét của mắt. Các triệu chứng thường gặp của hội chứng này bao gồm:
- Mắt khô và mệt mỏi.
- Cảm giác đau hoặc kích ứng trong mắt.
- Đau đầu.
- Cảm giác đau khi nheo mắt.
- Tầm nhìn trở nên mờ mịt.
3. Tác hại của ánh sáng xanh là gì? - Gây ra đục thủy tinh thể
Việc tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh theo thời gian có thể gây tổn thương cho các tế bào võng mạc và dẫn đến nhiều vấn đề về thị lực, trong đó có thể góp phần vào việc phát triển đục thủy tinh thể.
Đặc biệt, trẻ em đang phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn so với người lớn vì mắt của đối tượng này hấp thụ nhiều ánh sáng xanh hơn từ các thiết bị kỹ thuật số.
4. Suy giảm và mất thị lực vĩnh viễn
Võng mạc là một cấu trúc ẩn sâu trong mắt, chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu đến não qua hệ thần kinh thị giác, từ đó cho phép chúng ta nhìn thấy thế giới xung quanh và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mù lòa.
Ánh sáng xanh có khả năng xâm nhập qua thủy tinh thể và ảnh hưởng đến võng mạc, gây ra tổn thương cho các tế bào võng mạc và dẫn đến sự giảm sút hoặc mất mát thị lực vĩnh viễn.
5. Gây ra tình trạng khó ngủ
Tếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại, tivi hoặc máy tính trước khi đi ngủ có thể gây ra sự gián đoạn trong giấc ngủ bởi nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin - một hormone quan trọng điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ giấc ngủ của cơ thể.
6. Tăng nguy cơ mắc ung thư
Ánh sáng xanh gây ra sự rối loạn trong chu kỳ giấc ngủ của bạn, dẫn đến những vấn đề khác như tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến các hormone nội tiết, như ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
7. Tăng nguy cơ béo phì ở trẻ
Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, ở trẻ em, do tế bào chưa phát triển hoàn toàn, khả năng lọc ánh sáng xanh không được tốt, vì vậy việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử có thể tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
8. Tiềm ẩn nguy cơ trầm cảm
Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm có thể gây ra các vấn đề như mất ngủ và rối loạn nhịp sinh hoạt, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và cáu gắt. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến các rối loạn lo âu và trầm cảm.
Một nghiên cứu vào năm 2017 đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và rối loạn tâm lý.
9. Tác hại của ánh sáng xanh đối với làn da là gì?
Như đã phân tích trước đó, ánh sáng xanh tồn tại trong các thiết bị điện tử, vì vậy trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là với những người làm việc văn phòng, việc tiếp xúc hàng ngày với ánh sáng xanh là không thể tránh khỏi.
Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ mặt trời và các thiết bị điện tử có nguy cơ gây hại cho da rất cao. Tương tự như tia UV, việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh cũng tác động mạnh vào quá trình phân hủy elastin (protein quan trọng giữ cho da săn chắc và trẻ trung) và collagen, đặt nền móng cho quá trình lão hóa.
Vì tác động của ánh sáng xanh, elastin và collagen bị phá vỡ nhanh chóng hơn so với quá trình sản xuất của chúng. Kết quả là da trở nên chảy xệ, lão hóa sớm và mất đi sự đàn hồi, gây ra tăng sắc tố da. Đáng chú ý, sắc tố do ánh sáng xanh gây ra có thể bền hơn so với sắc tố do tia UV gây ra.
Mặc dù liệu pháp ánh sáng xanh được sử dụng trong lĩnh vực da liễu để điều trị mụn trứng cá do vi khuẩn, nhưng nếu sử dụng quá nhiều, tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể gây viêm, đỏ và sưng da. Điều này dẫn đến sự suy yếu của hàng rào tế bào da, làm giảm khả năng giữ ẩm, đàn hồi và hệ miễn dịch của da.
Ánh sáng xanh có tác dụng gì?
Liệu có phải tất cả ánh sáng màu xanh đều gây hại cho bạn? Và tại sao không chặn hoàn toàn ánh sáng xanh? Thực tế không phải tất cả ánh sáng xanh đều có ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe.
Vậy công dụng của ánh sáng xanh là gì?
- Nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng xanh giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức, đồng thời nâng cao tâm trạng.
- Thực tế, liệu pháp ánh sáng đã được sử dụng để điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) - một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi theo mùa, thường bắt đầu vào mùa thu và kéo dài qua mùa đông.
- Ánh sáng xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học, bao gồm cả sự thức giấc tự nhiên và chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày giúp duy trì một chu kỳ sinh học khỏe mạnh.
- Nó cũng có thể cải thiện một số vấn đề về da như loại bỏ vi khuẩn gây mụn và giảm viêm da.
Cách giảm tác hại của ánh sáng xanh là gì?
Để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh khi sử dụng thiết bị điện tử, có một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện:
Thực hiện quy tắc "20-20-20": Mỗi 20 phút, nghỉ ngơi và nhìn ra xa ít nhất 20 feet trong ít nhất 20 giây. Điều này giúp giảm căng thẳng cho mắt. Bạn cũng có thể sử dụng nước mắt nhân tạo khi cảm thấy mắt bị khô.
Sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh: Các bộ lọc này có sẵn cho điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình máy tính. Chúng giúp ngăn ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị. Một số được làm bằng kính cường lực mỏng cũng bảo vệ màn hình của thiết bị khỏi trầy xước.
Sử dụng kính bảo vệ: Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng kính lọc ánh sáng xanh khi sử dụng thiết bị điện tử cũng là một phương pháp hữu ích.
Kiểm soát độ sáng và độ chói của màn hình: Điều chỉnh độ sáng màn hình để giảm thiểu ánh sáng xanh phát ra.
Tăng cường hoạt động ngoài trời: Tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm tiếp xúc với thiết bị điện tử.
Bổ sung các dưỡng chất: Tăng cường nạp vitamin và khoáng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của đôi mắt. Trong số đó, các loại vitamin như A, E, C, B6, B12, B9 thường được tìm thấy trong các loại quả như cam, quýt, đu đủ, cà rốt, củ dền và rau xanh lá,...
Thực hiện kiểm tra mắt định kỳ: Nên kiểm tra mắt ít nhất 2 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe mắt và phát hiện kịp thời các vấn đề và bệnh lý nếu có.
Kem chống nắng chống ánh sáng xanh: Lựa chọn sử dụng kem chống nắng có khả năng chống ánh sáng xanh để bảo vệ làn da khỏi các tác động của loại ánh sáng này.
Chanh Tươi Review gợi ý cho bạn kem chống nắng chống ánh sáng xanh hiệu quả nhất hiện nay:
Tên sản phẩm | Ưu điểm nổi bật | Loại da phù hợp | Giá tham khảo/Link mua |
DBH EGF UV Shield |
| Mọi loại da, từ da khô đến da dầu, nhạy cảm |
|
Heliocare 360 Water Gel |
| Mọi loại da, da thường, da nhờn, da hỗn hợp, da có mụn và nhạy cảm |
|
MartiDerm The Originals Proteos Screen SPF50+ Fluid Cream |
| Da dầu, da mụn, da nám |
|
Murad City Skin Age Defense Broad Spectrum |
| Mọi loại da |
|
Eucerin Sun Fluid Photoaging Control |
| Da khô, hỗn hợp thiên khô |
|
>>> Xem thêm danh sách các loại kem chống nắng chống ánh sáng xanh hiệu quả:
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến ánh sáng xanh là gì?
1. Ánh sáng xanh điện thoại là gì?
Ánh sáng xanh điện thoại và các thiết bị điện tử như máy tính bảng, laptop,... nói chung là dạng ánh sáng có năng lượng cao, còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là High Energy Visible (HEV). Ánh sáng xanh có thể nhìn thấy được, với dải bước sóng từ 380nm đến 500 nm.
2. Ánh sáng xanh có thực sự màu xanh?
Ánh sáng xanh không chỉ là một màu sắc đơn lẻ, mà nó là một sự pha trộn của nhiều màu sắc, từ xanh tím đến xanh ngọc. Tỷ lệ của các màu này ảnh hưởng đến cảm nhận về màu sắc và không gian.
Ánh sáng xanh ngọc có lợi cho quá trình điều chỉnh nhịp sinh học, cải thiện trí nhớ và tinh thần. Tuy nhiên, ánh sáng xanh tím có thể gây hại cho mắt và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
3. Tia UV và ánh sáng xanh có giống nhau không?
Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù cả hai đều thuộc loại bức xạ điện từ và gây hại cho sức khỏe của con người, nhưng tổng thể vẫn là hai loại ánh sáng khác nhau.
Ánh sáng xanh có bước sóng dài hơn so với tia UV. Bảng so sánh điểm khác nhau giữa tia UV và ánh sáng xanh:
Tia UV | Ánh sáng xanh | |
Bước sóng | 100 nm - 400 nm | 380 nm - 500 nm |
Nguồn phát từ đâu? | Mặt trời, đèn LED, đèn huỳnh quang | Mặt trời, màn hình điện tử, đèn LED |
Tác hại | Có thể gây nên ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể,... | Có thể gây nên tình trạng mỏi mắt, khô mắt, mất ngủ, rối loạn nhịp sinh hoạt,... |
4. Ánh sáng xanh có ở đâu?
Trong thiên nhiên, chỉ có ánh sáng tự nhiên từ mặt trời được phát tán một cách tự nhiên ánh sáng xanh. Còn lại, tất cả các nguồn ánh sáng khác đều là do con người tạo ra. Các loại ánh sáng xanh nhân tạo thường được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như TV, máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
5. Đeo kính chống ánh sáng xanh có thực sự bảo vệ mắt?
Việc sử dụng kính chống ánh sáng xanh được quảng cáo như một biện pháp để ngăn chặn ánh sáng xanh, tuy nhiên, tác dụng bảo vệ mắt của chúng vẫn chưa được chứng minh rõ ràng thông qua các nghiên cứu. Do đó, Hiệp Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ hiện chưa có khuyến nghị cụ thể về việc sử dụng kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ sức khỏe mắt.
Bài viết này đã chia sẻ cho bạn thông tin về ánh sáng xanh. Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh có thể gây hại cho cơ thể, vì vậy, bạn nên tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời và giảm tiếp xúc với chúng. Mong rằng khi bạn biết ánh sáng xanh là gì thì sẽ biết cách giảm thiểu tác hại của nó!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận