Aptomat là gì? Tất tần tật những thông tin về Aptomat bạn nên biết
Aptomat là cụm từ nghe rất quen tai, nhưng không phải ai cũng hiểu aptomat là gì, cấu tạo, chức năng của aptomat ra sau cũng như cách chọn aptomat hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời tất tần tật những thông tin về aptomat mà bạn nên biết, đừng bỏ lỡ nhé.
Mục Lục
Aptomat là gì?
Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động hay còn gọi là cầu dao tự động. Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Aptomat là một khí cụ điện thường được dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải ngắn mạch, sụt áp. Đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng aptomat để đóng cắt không thường xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường. Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật. Aptomat đôi khi còn được gọi theo cách ngắn gọn là Át.
Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.
Chức năng của aptomat? aptomat là gì?
- Aptomat thường bảo vệ quá tải, ngắn mạch: MCB, MCCB.
+ Aptomat dạng tép MCB (Miniature Circuit Breaker)
+ Aptomat dạng khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker)
- Aptomat chống rò:
+ RCCB (Residual Current Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò dạng tép)
+ RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép)
+ ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).
Cấu tạo aptomat - Aptomat là gì?
Aptomat bảo vệ quá dòng cực đại
– Nút nhấn làm việc (Reset)
– Ngàm giữ tiếp điểm làm việc
– Phần ứng.
– Lõi thép.
– Cuộn dây dòng điện.
– Lò xo mang cơ cấu tiếp điểm
– Lò xo mang cơ cấu tiếp điểm và nút ấn.
Nguyên lý làm việc: Khi dòng điện từ phụ tải chạy qua cụm bảo vệ quá dòng thì lực điện từ sinh ra ở cuộn dây được xác định theo công thức: F = Idm . W < Floxo (6). Trong đó: W là số vòng của cuộn dây (5).
Iđm dòng điện định mức.
F lực điện từ sinh ra ở cuộn dây (5)
F lo xo (6) lực đàn hồi của lò xo (6)
Khi gặp sự cố ngắn mạch hay quá tải thì Iđm tăng lên làm cho lực điện từ F sinh ra trên cuộn dây (5) tăng lên và lớn hơn lực đàn hồi lò xo số (6) F ≥ Floxo, do đó lõi thép số (4) sẽ hút phần ứng số (3) xuống, dẫn đến ngàm số (2) hở ra, lò xo (7) mang cơ cấu tiếp điểm số (1) kéo tiếp điểm số (1) mở ra, cuối cùng mạch điện sẽ bị ngắt, ngừng toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống.
Aptomat bảo vệ dòng cực tiểu
Bình thường dòng điện làm việc lớn hơn dòng cắt nên cuộn điện từ (1) đủ lực hút để hút nắp từ động (2) kéo đưa tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh và mạch được đóng kín.
Khi dòng giảm thấp hơn dòng cắt thì cuộn (1) không đủ từ lực giữ kính mạch nữa nên bị lò xo (3) kéo nắp từ động (2) ra và tiếp điểm bị mở, dòng điện bị cắt.
Aptomat bảo vệ sụt áp
– Nút nhấn làm việc (reset)
– Ngàm giữ tiếp điểm làm việc.
– Phần ứng
– Lõi thép
– Cuộn dây dòng điện
– Lò xo mang cơ cấu tiếp điểm
– Lò xo mang cơ cấu tiếp điểm
Nguyên lý làm việc cụm bảo vệ điện áp: Khi ở chế độ U = Uđm lực điện từ sinh ra trên cuộn dây số (5) vừa đủ hút lò xo (6) xuống. Khi điện áp lưới điện Unguon đủ định mức thì lực điện từ F sinh ra trên cuộn dây số (6) đủ để cho lõi thép (4) hút phần ứng số (3) xuống, giữ cho ngàm số (2) ở vị trí đúng và các tiếp điểm (1) đều đóng, khi điện áp lưới giảm (Unguon giảm) nó sẽ kéo theo lực điện từ sinh ra trên cuộn dây giảm (F giảm), lò xo số (6) sẽ kéo ngầm số (2) bật ra, lò xo số (7) sẽ tác động làm cho ba tiếp điểm số (1) sẽ bị mở ra ngắt mạch điện để bảo vệ hệ thống. Chú ý nút ấn số (1) có vai trò như nút reset.
Chọn aptomat - aptomat là gì?
Để chọn aptomat phù hợp khi sử dụng cần lưu ý một số điểm sau:
- Điều kiện để chọn Aptomat: Aptomat ≥ (1.25 ÷ 1.5). Iđm, vì vậy tính toán chọn lắp đặt trong thực tế dựa vào: Dòng điện tính toán đi trong mạch. Dòng điện quá tải. Tính thao tác có chọn lọc
- Phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải, aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ.
- Yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ Aptomat không được bé hơn dòng điện tính toán Itt của mạch: Aptomat ≥ Itt
Chú ý: Do khi có điện trở lại, tất cả thiết bị điện khởi động cùng lúc, các thiết bị có công suất lớn như: máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt cùng khởi động, nên tổng dòng là rất lớn từ 3-10 lần so với lúc hoạt động ổn định tác động đến aptomat bảo vệ. Vì thế khi bị cúp điện nên ngắt tất cả các thiết bị điện có công suất lớn, sau khi có điện trở lại mới khởi động lại từng thiết bị trên nếu có nhu cầu.
Xem thêm: Lioa là gì? Tại sao lại gọi là Lioa? Ổn áp Lioa có tác dụng gì
Trên đây là những thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi aptomat là gì. Hi vọng hữu ích cho các bạn.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận