Bao nhiêu tuổi làm chứng minh nhân dân, căn cước công dân (CMND, CCCD)
Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ nhân thân vô cùng quan trọng chứng minh các thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng. Nên các bạn nên đổi sang thẻ CCCD mới cũng như đi làm luôn khi đủ tuổi. Vậy bao nhiêu tuổi làm chứng minh nhân dân (CNMD), bao nhiêu tuổi làm căn cước công dân (CCCD). Quy trình thủ tục cấp mới CCCD, chuyển đổi từ CMND sang thẻ CCCD như nào hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Thẻ căn cước công dân là gì?
Điều 18 Giá trị sử dụng của Thẻ căn cước:
1. Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.”
Như vậy, Thẻ căn cước công dân sẽ là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam được sử dụng để thay thế các giấy tờ trước đây như giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, sổ bảo hiểm xã hội… để thực hiện các giao dịch tại Việt Nam. Còn khi ra nước ngoài, đối với những quốc gia mà kí kết thỏa thuận quốc tế về sử dụng Thẻ căn cước công dân thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thì Thẻ căn cước này sẽ thay thế cho Hộ chiếu.
Bao nhiêu tuổi thì được làm chứng minh nhân dân, cmnd, cmt, căn cước công dân
Theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 thì Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Hiện nay, cả nước đã thực hiện việc cấp thẻ CCCD gắn chíp nên công dân từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ CCCD gắn chíp.
Phí làm thẻ căn cước công dân?
Ngoài ra, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 331/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 256/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp căn cước công dân như sau:
- Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân thì mức thu lệ phí là 30.000 đồng/thẻ căn cước công dân.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ CCCD lần đầu;
- Đổi thẻ CCCD trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định ( đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi) và đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Đổi thẻ CCCD khi gặp vấn đề về có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD do lỗi của cơ quan quản lý CCCD.
Các trường hợp miễn lệ phí
Một là đổi thẻ CMND, CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
Hai là đổi, cấp lại thẻ CMND, CCCD cho công dân là một trong các đối tượng sau:
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh;
Bệnh binh; - Công dân thường trú tại các xã biên giới;
- Công dân thường trú tại các huyện đảo;
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
Ba là đổi, cấp lại thẻ CMND, CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Thời hạn sử dụng CMND, CCCD
Với CMND thì thời hạn sử dụng ấn định là 15 năm, kể từ ngày cấp, cấp đổi, cấp lại.
Đối với thẻ CCCD, thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau:
- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip
Theo quy định thì thẻ căn cước công dân (CCCD) chính là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về lai lịch, nhân dạng của chủ thẻ. Và dùng để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Và đây chính là hình thức sử dụng mới của giấy CMND, bắt đầu được cấp phát và có hiệu lực kể từ 01/01/2016.
Theo luật, độ tuổi được cấp thẻ CCCD đối tượng là công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên.
Và hiện nay thì đã có 16 tỉnh, thành phố trển khai cấp thẻ CCCD: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bạn có thể đến một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp thẻ CCCD:
- Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
Khi đã đến một trong các nơi trên thì thủ tục cấp mới thẻ CCCD được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Điền vào tờ khai CCCD, nộp số hộ khẩu để đối chiếu thông tin.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ sẽ đối chiếu, kiểm tra thông tin hồ sơ để xác định chính xác người cần cấp thẻ CCCD.
Sau khi kiểm tra xong, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì sẽ bạn sẽ tiến hành tiếp bước thứ ba dưới đây.
Nếu trong trường hợp hồ sơ thiếu sót hay chưa hợp lệ sẽ được hướng dẫn để bổ sung kịp thời.
Bước 3: Chụp hình, lấy vân tay và in phiếu thu nhận thông tin
Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ và nộp lệ phí.
Thủ tục đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân
Bước 1: bạn cần điền vào tờ khai CCCD (theo mẫu) tại nơi mà bạn đến nộp hồ sơ đổi mới thành CCCD.
Khi điền tờ khai thì bạn nên nhớ tích vào mục đề nghị cấp Giấy xác nhận số CMND
Và tại một số địa phương thì bạn cần phải xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
Bước 2: Khi cán bộ đối chiếu, kiểm tra thông tin cho kết quả hợp lệ thì bạn cần tiến hành chụp hình, thu thập vân tay để in lên phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD.
Bước 3: Nhận lại giấy hẹn trả thẻ CCCD và nộp lệ phí.
Quy trình thủ tục làm chứng minh nhân dân
Để được cấp CMND thì mỗi công dân thuộc đối tượng cấp CMND phải có nghĩa vụ đến cơ quan Công an làm thủ tục cấp CMND.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
- Sổ hộ khẩu
- 2 ảnh 3 x 4 (mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không qua tai và gáy, nếu là phụ nữ thì không để hở ngực)
- Đơn đề nghị cấp CMND (theo mẫu), có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
- Ngoài ra, nếu có giấy CMND đã cấp theo quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 thì cũng phải nộp kèm.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Công dân là đối tượng xin cấp CMND thì mang hồ sơ đến tại trụ sở Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khi nộp hồ sơ thì bên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ của bạn.
Nếu như hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được hướng dẫn làm các công việc sau:
- Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu)
- Nếu hình chụp chưa đạt yêu cầu hoặc bạn chưa chuẩn bị hình chụp thì khi này sẽ chụp lại hình. Tiếp đến sẽ tiến hành in vân tay vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu).
Còn nếu như hồ sơ thiếu hoặc có hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ sẽ hướng dẫn bạn để bổ sung kịp thời.
Bước 3: Nhận giấy biên nhận, cán bộ sẽ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận. đồng thời nộp lệ phí theo quy định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ) hoặc tùy theo lịch làm việc cụ thể của nơi tiếp nhận hồ sơ.
Quy trình thủ tục đổi, cấp lại CMND
Những trường hợp phải làm lại thủ tục cấp đổi CMND:
- CMND hết thời hạn sử dụng
- CMND hư hỏng không sử dụng được
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng
Thủ tục cấp đổi CMND:
Bước 1: Viết đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại CMND. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.
Bước 2: Khi đến cơ quan nộp hồ sơ thì trình đơn và xuất trình hộ khẩu thường trú cùng với xuất trình quyết định thay đổi, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
Đồng thời khai tờ khai xin cấp CMND
Bước 3: khi cán bộ kiểm tra hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành chụp hình và in vân tay hai ngón trỏ.
Bước 4: Nhận giấy hẹn và nộp lệ phí
Lưu ý: trường hợp thay đổi CMND phải nộp lại CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.
Thời gian để giải quyết cho cả hai trường hợp làm mới CMND sẽ không kéo dài quá 7 ngày. Với trường hợp cấp mới, cấp đổi sẽ không quá15 ngày làm việc.
Còn tại các tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp CMND đối với tất cả các trường hợp sẽ không quá 20 ngày làm việc.
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến căn cước công dân gắp chip
1. Có chứng minh thư nhân dân thì có phải đổi sang thẻ căn cước công dân?
“Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.”
Như vậy, những ai đã có Chứng minh nhân dân mà vẫn còn giá trị sử dụng thì vẫn được sử dụng tiếp đến khi hết hạn thì phải đổi sang thẻ Căn cước công dân hoặc khi có nhu cầu đổi thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
2. Tôi làm CCCD vào năm tôi 24 tuổi. UBND phường thông báo mọi người làm CCCD gắn chíp, vậy tôi có phải làm không?
Mặt trước của thẻ CCCD gắn chíp sẽ in trực tiếp thời hạn sử dụng theo nguyên tắc tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:
- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, bạn làm CCCD vào năm 24 tuổi (trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định là 25 tuổi) nên thẻ CCCD của bạn có giá trị đến năm bạn 40 tuổi. Cho nên bạn không thuộc trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp vào năm 25 tuổi mà thực hiện đổi vào năm 40 tuổi.
3. Tôi vừa làm thẻ CCCD gắn chíp. Vậy tôi có thể dùng thẻ mãi được không?
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Dựa theo độ tuổi thì lần cấp đổi CCCD cuối cùng sẽ được tiến hành khi công dân đủ 60 tuổi. Sau lần cấp đổi này, công dân sẽ được sử dụng CCCD đến khi mất và không phải cấp lại CCCD, trừ trường hợp CCCD bị mất, hư hỏng.
Như vậy, nếu bạn đã làm CCCD gắn chíp vào năm 60 tuổi thì có thể sử dụng đến khi mất và nếu làm CCCD gắn chíp ở thời điểm nhỏ hơn 60 tuổi thì bạn phải thực hiện đổi vào năm 25 và 40 tuổi.
4. Tôi làm CMND vào năm 60 tuổi và tôi đang 75 tuổi. Vậy tôi có phải làm CCCD gắn chíp không?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:
Như vậy, CMND chỉ có thời hạn là 15 năm và không có quy định về các mốc tuổi phải đổi lần cuối cùng như CCCD. Nên cứ 15 năm phải thực hiện đổi CMND 1 lần dù bạn bao nhiêu tuổi. Và bạn bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp vì CMND sẽ hết hạn năm 75 tuổi ( nếu không thực hiện đổi sẽ bị xử phạt).
Trên đây là kiến thức về chứng minh nhân dân và căn cước công dân bạn cần biết. Những ngời thân và bạn bè của bạn ai chưa được cấp chưa làm, hãy chia sẻ kiến thức hữu ích này cho họ.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận