Bí mật ít người biết về thai 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa
Sự hình thành tim thai là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ và cũng có ý nghĩa với bố mẹ. Nhưng phần lớn các mẹ đều không biết tim thai của bé được hình thành trong khoảng thời gian nào, có mẹ phân vân không biết thai 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa hay phải đến tuần thứ 6, thứ 7?
Vào tuần thứ 5 thì cơ thể mẹ có những sự thay đổi đáng kể, chẳng hạn như các triệu chứng táo bón, nóng trong người, mệt mỏi và ốm nghén. Cụ thể các chi tiết dấu hiệu mang thai ở cơ thể mẹ sau 4-5 tuần thì các bạn hãy đọc thêm bài viết: 17 dấu hiệu có thai 1 tháng đầu tiên sớm nhất để nắm thêm thông tin nhé.
Thai 5 tuần tuổi
Ở tuần thứ 5 này, thai nhi của bạn đã được 3 tuần tuổi và hiện tượng kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa. Nếu chưa biết mình có thai, bạn nên sử dụng que thử thai để kiểm tra xem mình có thai hay không. Nếu quá sốt ruột và muốn biết kết quả thật chính xác thì bạn có thể đến bệnh viện để thực hiện thử máu. Tuy nhiên, điều này không cần thiết lắm, vì chỉ cần đợi thêm vài tuần nữa là bạn có thể siêu âm và cho kết quả chính xác. Khi nghi ngờ mình có thai, bạn cũng nên bắt đầu uống vitamin (không sử dụng vitamin dùng chất nhuộm màu nhân tạo) và axít folic dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi được 5 tuần tuổi, chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.
Dấu hiệu nổi bật khiến các mẹ nhận biết mình đang mang thai 5 tuần tuổi đó là ngực căng và nhức hơn do tuyến sữa bắt đầu phát triển. Phôi thai đang dần lớn lên sẽ gây áp lực lên bàng quang, khiến bạn nhanh buồn đi tiểu hơn bình thường. Buổi sáng ngủ dậy, mẹ có thể thấy buồn nôn và dần dần triệu chứng nôn này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.
Thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai.
Sự phát triển của thai 5 tuần tuổi:
Hệ xương:
Đến tuần thứ 5, các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu rõ dần. Và đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.
Sự phát triển của miệng và lưỡi:
Đến tuần thứ 5, bạn sẽ nhận thấy rõ sự phát của miệng lưỡi cùng với tay và chân. Cho đến lúc này thì tay chân bé trông vẫn giống như những mái chèo vỗ quanh hai bên ngực, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.
Các tế bào não phát triển:
Trong tuần thứ 5 này, phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên không có gì lạ nếu bạn liên tục cảm thấy đói, vì bạn luôn cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.
Mang thai 5 tuần tuổi.
Tim thai:
Tim bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn, và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé.
Hình thành các tuyến sinh dục:
Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.
Sự phát triển của thận:
Dù thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu. Chúng sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, đóng góp một lượng kha khá chất lỏng vào trong thành phần nước ối bao quanh bé trong suốt 8 tháng tới.
Quá trình hình thành tim thai của bé
Ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.
Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.
Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn – đây là dấu mốc quan trọng vì thai nhi có tim thai là sự trỗi dậy sức sống mạnh mẽ!
Như vậy thai 5 tuần tuổi đã có tim thai hay chưa? Đáp án là có rồi nhé các chị em :). Các mẹ nhớ dấu mốc quan trọng này của con nhé.
Sự hình thành tim thai cho bé 5 tuần.
Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.
Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.
Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.
XEM THÊM: 7 dấu hiệu mang thai giả và cách điều trị cho chị em
Thời điểm mẹ nghe được tim thai
Ngay từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, bằng phương tiện siêu âm hiện đại, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ bầu nghe được tim thai của con yêu. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai. Thời điểm này sẽ các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì lần đầu tiên được nghe thấy nhịp sống của con yêu trong cơ thể mình. Vì vậy, bạn đừng quên đưa chồng đi cùng vào phòng khám thai để tận hưởng giây phút hạnh phúc này nhé!
Tuy nhiên, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.
Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Lời khuyên cho mẹ mang thai 5 tuần tuổi
Bỏ những thói quen xấu ngay lập tức:
Bé cần được mẹ "chăm sóc" cẩn thận từ những tuần đầu tiên, vì thế dù trước đó mẹ sống "bừa bộn" như thế nào đi nữa, hãy trở nên quy củ hơn ngay sau khi biết mình mang bầu. Đầu tiên, hãy tránh xa rượu và thuốc lá, chúng rất hại cho thai nhi và thậm chí khiến mẹ không giữ được con trong bụng. Cà phê hay các loại đồ uống có chất kích thích cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày. Tất nhiên, 1 - 2 ngụm cà phê sẽ không phải là vấn đề quá lớn, nhưng uống đến vài tách trà, vài lon nước ngọt hay cả cốc lớn cà phê thì chẳng tốt chút nào.
Thay đổi thói quen xấu khi mang thai.
Nếu mẹ có thói quen đi ngủ muộn cũng cần thay đổi ngay nhé, thư giãn bằng âm nhạc hay đọc vài trang sách vào buổi tối để có thể ngủ sớm hơn. Bù lại, buổi sáng mẹ sẽ có thêm thời gian để tập luyện nhẹ nhàng một chút sẽ cải thiện sức khỏe rất tốt.
Phụ nữ luôn có thói quen trang điểm khi ra ngoài, nhưng tạm thời mẹ hãy rời xa son môi, mascare và các loại phấn, kem,... nhé. Các hóa chất trong mỹ phẩm như chì, paraben, petrolatum, paraffinum liquidum, paraffin oil, ceramicrocristallina,... hoàn toàn không tốt cho em bé. Nếu vẫn cần chăm chút cho nhan sắc, hãy nghĩ đến các loại mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên và không chứa bất cứ thành phần nào gây hại cho em bé trong bụng.
Tránh xa hóa chất và các tác nhân gây hại
Nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, đồ hộp, lò vi sóng, sóng wifi,... có rất nhiều tác nhân trong môi trường có thể làm hại thai nhi. Vì thế mẹ hạn chế tiếp xúc càng nhiều càng tốt.
Mẹ bầu nên tránh xa đồ hộp.
Khám thai định kì
Đừng bỏ qua các buổi khám thai để nắm được các thông tin quan trọng. Nếu mẹ chưa tiêm phòng, hãy hỏi bác sĩ về các mũi tiêm cần thiết cho bà bầu nhé!
Tóm tắt những chú ý quan trọng:
- Ra khỏi giường từ từ.
- Ăn làm nhiều bữa nhỏ/ngày để tránh lượng đường trong máu tăng quá nhanh và giữ cho bạn luôn no.
- Ăn vặt những thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, bánh khoai tây, mì ống, hoa quả.
- Có thể dùng gừng, hoặc các phương pháp dân gian vô hại khác để tránh buồn nôn.
- Không ăn thức ăn quá nhiều mỡ như: quẩy rán, gà rán... không đảm bảo vệ sinh.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: giúp bạn dễ ngủ và giảm stress.
Mang thai 5 tuần tuổi là thời kỳ quan trọng trong quãng thời gian thai kỳ đáng nhớ. Đây cùng là thời kỳ nhạy cảm các mẹ nên cẩn thận trong sinh hoạt cũng như di chuyển để bảo vệ con tốt nhất. Thai 5 tuần tuổi đã có tim thai, đây là dấu mốc đánh dấu sự tồn tại của con trong cơ thể mẹ. Thật kỳ diệu biết bao khi trong mình chứa đựng một sinh linh bé bỏng đúng không? Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bình an.
cảm ơn bài viết rất hữu ích