Bộ tam sên là gì? Dùng để làm gì? Có ăn được không?
Tín ngưỡng là một món ăn tinh thần không thể thiểu với người dân Việt Nam. Để phục vụ nhu cầu đó nhiều nghi thức, nghi lễ đã được ra đời và truyền từ đời này sang đời khác, trong đó phải kể đến bộ tam sên hay bộ tam sanh – một trong những lễ vật quan trọng không thể thiếu trong các dịp lễ cúng khai trương, cúng thần tài, thổ địa, cúng Tam Tai, ... đặc trưng cho con người Nam Bộ.
Nội dung chính trong bài
Vậy bộ tam sên là gì, gồm những gì, được sử dụng trong những dịp lễ nào, có ăn được không, hãy cũng nhau tìm hiểu.
Bộ tam sên là gì?
Bộ tam sên (hay tam sanh) là một lễ vật thường xuất hiện trong các mâm cúng thần linh, thường là Thần Tài vào ngày vía thần tài (mùng 10 tháng giêng ÂL). Bộ tam sên là một lễ vật vừa quen thuộc vừa quan trọng trong các dịp cúng lễ của người dân Nam Bộ. Theo các nhà văn hóa, bộ tam sên gồm ba lễ vật tượng trưng cho Thổ-Thủy-Thiên cụ thể là thịt heo, tôm, trứng gà hoặc trứng vịt (có thể thêm cá lóc nướng trui, cua luộc,..).
Trong đó thịt heo tượng trưng cho Thổ (sống trên cạn), tôm tượng trưng cho Thủy (sống dưới nước) và trứng tượng trưng cho Thiên (có lông vũ bay trên trời). Tùy theo điều kiện gia đình mà số lượng mỗi món lễ vật có thể nhiều hay ít. Cụ thể, miếng thịt heo có thể lớn hoặc nhỏ, tôm có thể một hoặc vài ba con, trứng có thể nhiều hoặc ít.
Ngoài ra trong kinh Lăng Nghiêm, bộ tam sam còn có ý nghĩa khác. Theo đó, Đức Phật chia chúng sinh thành 4 loài: Thai sinh, Noãn sinh, Thấp sinh, Hóa sinh. Trong đó:
- Thai sinh là loài sinh bằng thai.
- Noãn sinh là loài sinh bằng trứng.
- Thấp sinh là loài ở dưới đất, ẩm ướt như côn trùng,..
- Hóa sinh là những loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra bản chất mới.
Và Tam sên (sinh) chính là Thai sinh, Noãn sinh và Thấp sinh. Đây là lễ vật cúng đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ.
Bộ tam sên gồm những gì? Bộ tâm sên cúng thần tài gồm những gì?
Như đã nói ở trên bộ tam sên thường bao gồm: thịt heo, tôm, trứng vịt hay trứng gà. Ngoài ra, ngày nay người ta còn cúng thêm cá lóc nướng hoặc cua (thấp sinh) tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình.
Bên cạnh bộ “tam sên”, người dân còn thường cúng Thần Tài bằng “cá lóc nướng”. Cá lóc này phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi, đem đi nướng trui. Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.
Bộ tam sên thường sử dụng trong lễ cúng nào?
Bộ tam sên được sử dụng trong rất nhiều lễ cúng như:
- Cúng khai trương.
- Cúng Động thổ, tạ đất đai, nhập trạch,..
- Cúng Tam tai, giải hạn,…
- Cúng vía Thần tài, Thổ địa
- Cúng thôi nôi, đầy tháng,..
- …
Được sử dụng trong nhiều lễ cúng vì bộ tam sên rất có ý nghĩa với người dân Nam Bộ.
- Là nét đẹp văn hóa dân gian được lưu truyền qua nhiều đời.
- Tượng trưng cho Thổ-Thủy-Thiên.
- Mang đến điềm lành, điềm cát cho gia chủ.
- Cầu may mắn, bình an.
- Tạo ra sự an tâm, thoải mái cho gia chủ.
- Giải trừ vận hạn, xui xẻo, điềm hung,..
Cúng tam sên có ăn được không?
Nhiều người thắc mắc rằng cúng tam sên có ăn được không. Và theo các nhà văn hóa, nếu là bộ tam sên để cầu may như bộ tam sên trong ngày vía thần tài, trong ngày thôi nôi, đầy tháng, trong ngày khai trương,... ta hoàn toàn có thể ăn chúng xem như là thụ lộc, là hấp thụ những điềm lành những may mắn từ những lễ vật đó (bánh kẹo, hoa quả, bộ tam sên,..). Tuy nhiên, nếu là bộ tam sên để cúng tam tai, cúng giải hạn ta không nên ăn chúng bởi vì chúng mang những điềm hung, những điều không may mắn.
Như vậy bộ tam sên có ý nghĩa vô cùng to lớn với đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ. Nó tượng trưng cho may mắn, cho truyền thống lâu đời của dân tộc. Vì thế hãy học tập để giữ lửa cho truyền thống tốt đẹp, cho đời sống tinh thần này được tiếp nối muôn đời.
Kết thúc bài viết ta đã hiểu bộ tam sên là gì đúng không nào.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận