Hướng dẫn mẹ cách cai ti giả cho bé thành công sau 1-2 tuần
Cách cai ti giả cho bé khi bé được khoảng 2 - 3 tuổi là yêu cầu bắt buộc mà ba mẹ cần phải nắm rõ và thực hiện. Áp dụng ngay những mẹo cai núm vú giả cho bé được nhiều mẹ bỉm chia sẻ để thành công nhanh nhất.
Ti giả là gì? Tác dụng của ti giả?
Với gia đình đang có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thì ti giả, hay còn được gọi là núm vú giả, núm giả, ty ngậm đã trở nên vô cùng quen thuộc và gần gũi. Đây là loại núm ti cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ngậm. Sản phẩm được làm từ chất liệu silicon hoặc cao su an toàn.
Thiết kế ti giả bao gồm núm vú, lá chắn miệng và tay cầm. Khi chọn mua, ba mẹ cần lưu ý mua sản phẩm có phần tay cầm lớn hơn miệng để tránh cho trẻ bị hóc, nuốt phải hoặc nghẹt thở.
Trên thực tế, vấn đề có nên cho trẻ ngậm núm giả vẫn gây nên rất nhiều băn khoăn, tranh cãi giữa các ba mẹ. Đánh giá khách quan, trẻ ngậm ti giả vừa mang đến những tác dụng, công dụng, nhưng đồng thời nó cũng có nhiều tác hại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Trường hợp ba mẹ quyết định sử dụng cho bé sẽ phải đặc biệt tìm hiểu rõ về vai trò của ti giả, cách sử dụng ti giả đúng cách và chuẩn khoa học nhất. Và đặc biệt là tuyệt đối không nên lạm dụng cho bé sử dụng kéo dài.
Trước khi đề cập đến những chia sẻ về cách cai ti giả cho bé, tại đây, Chanhtuoi muốn giới thiệu đến ba mẹ những lợi ích, công dụng của ti ngậm cho bé nổi trội như sau:
- Cho bé dùng ti giả khi no hoặc trước khi đi ngủ để vừa giúp bé dễ ngủ hơn, vừa hạn chế nguy cơ đột tử khi ngủ.
- Làm dịu tính của bé, những khi bé quấy khóc, cáu kỉnh, khó chịu ba mẹ cho bé ngậm núm vú giả sẽ giúp bé ngừng quấy khóc, bình tĩnh hơn, đặc biệt là tại những nơi công cộng, đông đúc.
- Hạn chế thói quen xấu mút ngón tay ở trẻ nhỏ, giúp giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ tốt hơn.
Ba mẹ tham khảo một số sản phẩm ti giả cho bé bán chạy nhất hiện nay tại đây:
Bài viết liên quan:
Tại sao phải cai ti giả?
Mặc dù cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả đem lại những tác dụng đối với quá trình chăm sóc và phát triển của bé. Tuy nhiên, đến thời điểm bé cần ngưng sử dụng núm vú giả, điều này xuất phát từ những lý do sau đây.
Để trẻ thành “người lớn”
Theo nghiên cứu tâm lý, việc bé ngậm ti giả hay mút tay sẽ tự cho mình cảm giác đang làm em bé. Nếu cứ tiếp tục kéo dài đến khi bé đã lớn hơn, nó có thể làm chậm đi sự phát triển giao tiếp xã hội của trẻ.
Bé sẽ luôn tự thu mình lại, ít nói, ngại tiếp xúc cũng như không biết cách giao tiếp, tương tác với những người xung quanh. Đến khi đi học, bé thiết tự tin, rất dễ bị bạn bè trêu chọc, cô lập,…
Lúc này, cai núm ty ngậm cho bé để bé tự nhận thức được mình đã lớn lên, hòa nhập với môi trường chung, giao tiếp xã hội.
Thuận tiện cho bé tập ăn và tập nói
Đến thời điểm bé cần tập nói và dần phải nói nhiều hơn. Nếu bé cứ liên tục ngậm ti giả sẽ gây cản trở điều này. Một số nguy cơ thường gặp phải là bé nói ngọng, nói lắp.
Phản xạ bú sữa, mút, nuốt của bé chỉ phù hợp giai đoạn nhỏ tuổi. Thêm tuổi, hoạt động ăn sẽ thay đổi và phức tạp hơn rất nhiều như: bé phải nhai rồi mới nuốt. Điều này hoàn toàn không thể thực hiện nếu bé ngậm ty giả.
Để bé có hàm răng đẹp
Mặc dù hiện nay đã có những dòng sản phẩm ty ngậm chỉnh nha, ti giả chống vẩu,... Tuy nhiên, nếu để bé sử dụng trong thời gian quá dài đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, hàm.
Chính vì vậy, cai ti giả cho trẻ sớm, khi nhu cầu không còn quá cần thiết là điều nên làm.
Khi nào nên cai ti giả cho bé?
Hiện nay, nói về thời gian khi nào nên cai ti giả chưa được hoàn toàn thống nhất. Theo như khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Canada thì ba mẹ nên cai ty ngậm cho bé ở khoảng 12 tháng (1 tuổi) trở đi. Một số khác lại đưa ra lời khuyên nên đến đến khi bé được 2 tuổi rồi hẵng tập cai.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu, khảo sát cho thấy nếu để tự nhiên, các bé có xu hướng chủ động tự cai ti giả ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi.
Như vậy, để quyết định thời điểm nào mẹ nên cai ti giả cho bé cần xem xét trên mức độ thực tế, cũng như một số nguy cơ. Nếu như bé quá lạm dụng ti giả, hoặc việc sử dụng đã gây ảnh hưởng trực tiếp cho bé ở một số khía cạnh nào đó như thói quen giao tiếp, hoạt động ăn uống, sự phát triển của răng hàm,... thì ba mẹ nên cai tập cai ti giả cho bé càng sớm càng tốt.
Chú ý: Ngoài thời điểm xác định nên cai núm vú giả cho bé theo thời gian độ tuổi, ba mẹ cũng nên lưu ý không cai núm giả cho bé trong những giai đoạn khó khăn như: Đau ốm, mẹ mới sinh em bé, mới đi học, chuyển nhà, thay đổi môi trường sống khác biệt,…
Xem thêm:
- Những loại ti giả/ty ngậm cho bé bán chạy nhất trên shopee: Ghé thăm gian hàng
Cách cai ti giả cho bé?
Bên cạnh những thông tin về việc xác định thời điểm khi nào cho bé ngưng sử dụng ti giả thì việc áp dụng các cách thức, phương pháp thực hiện hiệu quả cũng là điều rất được ba mẹ quan tâm.
Dưới đây là những nguyên tắc, hay cách cai núm giả cho bé ba mẹ có thể đồng thời áp dụng, kết hợp để đạt hiệu quả nhanh chóng và đơn giản nhất. Đây chính là bí quyết, kinh nghiệm được chính các ba mẹ bỉm sữa đã trải qua cùng chia sẻ.
Cho bé cai ti giả một cách từ từ
Không được ngay lập tức cai ti giả khiến bé hụt hẫng, hoảng hốt. Thay vào đó, nên tập cai núm ti giả cho bé một cách từ từ, để bé có thể chủ động thích ứng và dần thay đổi thói quen của mình.
Ban đầu, phụ huynh có thể tránh sự xuất hiện của ti giả trước mắt bé để bé không tìm được. Lúc bé muốn có thể lùi hứa hẹn lần sau sẽ đưa cho bé. Lúc này, đồng thời trấn an con và chuyển hướng bé qua một hành động hay món đồ vật khác để bé quên đi.
Càng về sau, thời gian từ chối sẽ lâu hơn, mức độ nhiều hơn, và bé cũng sẽ dần bị quên đi việc sử dụng núm vú giả. Trường hợp bé vẫn không chịu, ba mẹ có thể sử dụng các món đồ chơi mới mẻ hơn để giúp bé quên đi, vì thói quen tò mò, yêu thích những điều mới lạ nên bé chắc chắn sẽ đón nhận món đồ chơi mới đó.
Như vậy, mẹ sẽ giảm dần thời gian cho trẻ sử dụng ti giả theo từng ngày, mỗi ngày một ít để bé của bạn vẫn cảm thấy thoải mái.
Cách cai ti giả cho bé bằng biện pháp “mạnh”
Có thể phụ huynh đang nghi ngờ về “biện pháp mạnh” mà Chanhtuoi đang nói đến. Nhưng thực chất, đây chính là đang muốn nói đến sự kiên nhẫn và quyết tâm, kiên định của ba mẹ.
Trong những trường hợp ngay cả khi bé quấy khóc, la hét,... phụ huynh cũng cần giữ vững lập trường và nhất quyết không được đưa cho bé. Rất nhiều mẹ bỉm vì thấy bé cứ khóc lóc không dứt mà nhượng bộ. Càng nhiều lần, bé càng quen hơn với việc cứ khóc sẽ “thắng” nên luôn luôn áp dụng.
Tất nhiên, ba mẹ phải có sự tính toán khi nào nên áp dụng biện pháp này. Ngay khi mới tập cai ti giả cho bé thì hoàn toàn không nên làm điều này. Áp dụng kết hợp khéo léo với cách đầu tiên để giúp bé ngừng thói quen sử dụng ti giả thành công trong 1 - 2 tuần.
Trò chuyện và tâm sự với bé
Ở độ tuổi 2 - 3 tuổi, ba mẹ đã có thể áp dụng phương pháp trò chuyện, tâm sự với bé, dỗ dành bé khi tập cai ty ngậm. Thậm chí, ba mẹ có thể chia sẻ về lí do cần cai ti giả để bé lắng nghe, bé sẽ dễ hiểu và trực tiếp nói ra tâm sự của mình.
Nhiều phụ huynh cũng chia sẻ “thành quả” của mình lên các hội nhóm, diễn đàn mẹ bỉm về cách cai ti giả cho bé mà mình đã áp dụng. Trong đó, việc lập một bảng thành tích, có khen thưởng cho con sau những lần bé hợp tác, ngoan ngoãn càng giúp bé vui vẻ và hứng thú hơn.
“Cách li” ti giả ra khỏi tầm nhìn và tâm trí của bé
Đây cũng là một hành động giống như việc ba mẹ cai ti giả cho con một cách từ từ. Cất ti giả khỏi những nơi bé có thể nhìn thấy, hoặc trực tiếp lấy dùng bất cứ lúc nào bé muốn. Không xuất hiện trong tầm mắt, cũng sẽ giúp hạn chế tối đa việc bé đòi sử dụng.
Hay ba mẹ chủ động làm hỏng ti giả, nói với bé nó đã bị hư hỏng, lạc mất, hoặc thậm chí là cất giấu đi nhưng nói với bé là đã không tìm thấy nữa.
Tiếp đó, ba mẹ cũng không nên nhắc đến núm giả trong những cuộc trò chuyện với con. Điều này vô tình đang gợi nhắc, kích thích thói quen ngậm ti giả của bé.
Cách cai ti giả cho bé: Tìm các phương án thay thế hợp lý
Trong quá trình tập cai núm vú giả cho bé, ba mẹ nên chuẩn bị sẵn các phương án thay thế, nhưng nhớ chúng phải hợp lý và an toàn. Những phương án này giúp bé dễ quên đi ti giả. Chẳng hạn như: một món đồ chơi khác, những câu chuyện kể, nhờ bé làm một việc gì đó, nhắc đến một sở thích khác của con, xem hoạt hình, món đồ ăn vặt…
Tuy nhiên, tất cả các phương án này phải đảm bảo sự hợp lý và an toàn. Chẳng hạn, việc cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt cũng gây nên thói quen, và nó không tốt cho sức khỏe. Hay việc xem tivi, điện thoại quá nhiều cũng gây nghiện.
Dùi lỗ vào ti giả của bé
Cách cai núm giả cho bé này là một cách tự làm hỏng ti giả của con. Dùi lỗ trên đầu ti khiến cho phụ kiện không còn hoạt động được nữa. Khi ngậm, bé cũng cảm nhận được sự khác lạ và không còn thích nó nữa.
Tuy nhiên, ba mẹ cần đặc biệt chú ý về tính an toàn của ti giả sau khi dùi lỗ để bé sử dụng. Nó có các mảnh thừa, bé có thể cắn, nhai gây nguy hiểm nếu không may nuốt phải hay không. Mọi điều cần đặc biệt kiểm tra kỹ càng.
Lưu ý chung cho ba mẹ về cách cai ti giả cho trẻ, dù áp dụng bất cứ phương pháp nào đều cần có sự kiên nhẫn. Tuyệt đối không được lạm dụng các thao tác bạo lực như đánh mắng, quát trẻ. Đồng thời, không nên so sánh, làm trẻ xấu hổ khi chê bé và khen ngợi những bé khác, bạn của bé.
Chia sẻ bí quyết thành công của mình, rất nhiều mẹ bỉm cho rằng “cần có sự đồng hành cùng con”, chủ động tâm sự, khen bé những lúc bé nghe lời để bé có thêm nhiều động lực hơn.
Lưu ý sau khi cai ti giả cho bé
Quá trình tập cai ngậm vú giả cho bé cần thời gian dài và ba mẹ không thể đòi hỏi sự thành công chỉ sau 1, 2 ngày. Tùy theo mỗi bé mà nó có thể sớm từ 1 - 2 tuần, chậm hơn có thể đến mức tháng.
Tuy nhiên, sau khi áp dụng cách cách cai ti giả cho bé thành công, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điều:
- Tuyệt đối không đề cập hoặc hạn chế tối đa việc nhắc đến ti giả với bé hay để bé có thể nhìn thấy. Tốt nhất là bạn nên loại bỏ ti giả hoặc bảo quản ở những nơi kín đáo.
- Đa dạng các phương pháp vui chơi, trò chuyện cùng con để bé luôn thoải mái, vui vẻ. Điều này cũng rất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não, kỹ năng của con.
- Lưu ý về mặt dinh dưỡng cho con, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết để bé có sức khỏe tốt nhất.
- Một số trẻ gặp phải tình trạng quay lại đòi ti giả sau một thời gian đã ngừng sử dụng. Điều này đa phần xảy ra khi bé đi học, gặp bạn bè đang sử dụng và vô tình gợi nhắc lại thói quen này. Ba mẹ nên bình tĩnh và áp dụng cách xử lý tốt nhất chứ không phải chỉ đánh mắng bé.
- Quá trình chăm sóc và đồng hành cùng bé yêu trong suốt chặng đường phát triển vừa là trách nhiệm, cũng là niềm hạnh phúc của bất cứ ông bố, bà mẹ nào. Và đối với việc cai ti giả/ty ngậm/núm vú giả cho con cũng vậy.
Chanhtuoi hi vọng với những gợi ý về cách cai ti giả cho bé trong bài viết có thể giúp ba mẹ thêm tự tin hơn. Chúc ba mẹ và bé thành công nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.