Cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách không bị trớ, sặc sữa
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ, không bị sặc là điều mà bất cứ ba mẹ nào cũng cần nắm vững trong quá trình chăm sóc bé, bao gồm cả việc bú sữa mẹ hay sữa công thức.
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi khi bú bình là vấn đề không hiếm gặp. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến an toàn sức khỏe bé. Không may gặp phải tình huống này, nhiều ba mẹ và cả những người đã có kinh nghiệm cũng tỏ ra lúng túng và không biết cách xử lý như thế nào.
Chính vì thế, ngay từ đầu ba mẹ nên chú ý cách cho bé bú bình đúng cách để ngăn chặn nguy cơ xảy ra sặc sữa, ọc sữa cho con. Bài viết hôm nay của Chanhtuoi sẽ hướng dẫn ba mẹ các bước cho bé bú bình đúng cách và an toàn.
Thời gian bú bình của trẻ sơ sinh bao lâu?
Có rất nhiều vấn đề ba mẹ cần biết, tìm hiểu và lưu ý trong cách cho bé sơ sinh bú bình. Trong đó, thời gian bú bình của trẻ sơ sinh là điều quan trọng đầu tiên ba mẹ cần nắm rõ.
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình: Trẻ mấy tháng thì bú bình được?
Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh đã tự có khả năng bú, mút tự nhiên. Nó giống như bản năng sinh tồn của con mà không cần phải học hay chỉ dạy. Theo các chuyên gia cho biết, thời điểm để bé bắt đầu bú bình tốt nhất chính là từ khoảng 2 - 3 tháng tuổi. Lúc này, bé bắt đầu có khả năng nhận biết rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế bé thường bú bình sớm hơn, thậm chí là ngay sau khi chào đời. Điều này xảy ra do một số nguyên do như sau:
- Không phải mẹ bỉm nào mới sinh cũng có thể gọi được sữa về, tức là chưa có sữa. Lúc này, để bổ sung dinh dưỡng cho con, ba mẹ cần pha sữa và cho bé bú bình.
- Thời điểm này con còn rất yếu, ba mẹ cần đảm bảo có đủ kiến thức và kỹ năng khi cho bé bú bình để không bị sặc sữa nguy hiểm. Nhiều ba mẹ chọn cách dùng thìa bón sữa để hạn chế tối đa nguy cơ này.
- Một số vấn đề như sức khỏe mẹ yếu và không thể trực tiếp chăm bé, mẹ bị tắc tia sữa, mẹ không có sữa,…
Như vậy, con có thể bú bình từ khi lọt lòng. Trong những trường hợp bất khả kháng, ba mẹ có thể áp dụng bú bình cho con. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hàng đầu và bắt buộc chính là cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách.
Thời gian bú trung bình của trẻ sơ sinh trong từng độ tuổi
Ngay cả với cách cho bé mẹ đúng cách hay cách cho bé bú bình đúng cách đều cần chú ý đến thời gian bú trong mỗi cữ. Điều này dần hình thành thói quen bú cho con cũng như ảnh hưởng đến lượng sữa bé nạp vào cơ thể.
Thông thường, thời gian bú bình của trẻ có thể từ 8 phút, 10 phút hoặc kéo dài đến 30 phút hoặc hơn nữa. Tuy nhiên thực tế sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bú của con. Chẳng hạn như:
- Độ tuổi của con: Bé lớn hơn thường bú nhanh hơn, rút ngắn thời gian.
- Tình trạng sức khỏe và thể trạng lúc con bú bình: Bé mệt hoặc đang buồn ngủ sẽ bú chậm hơn khi bé đói hay tỉnh táo.
- Kỹ năng bú bình: Với những bé bú bình sớm, đã làm quen với bú bình lâu hơn sẽ có động tác bú tốt, từ đó rút ngắn thời gian.
- Loại bình sữa và núm bình sữa đang sử dụng cho bé: Lỗ tiết sữa chảy nhanh hoặc chảy chậm, có công nghệ chống sặc hiệu quả hay không?
Vậy ba mẹ có thể theo dõi và điều chỉnh thời gian bú bình của con trong mỗi cữ dựa theo cơ sở nào? Dưới đây là thông tin chung, cũng là thời gian trung bình được ghi nhận nhiều nhất tương ứng với độ tuổi của con. Áp dụng cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng, ba mẹ có thể tham khảo nhé!
- Trẻ sơ sinh: Khi bú mẹ, con sẽ cần từ 10 - 15 phút cho mỗi bên ti. Như vậy, tính tương ứng mức thời gian khi trẻ sơ sinh bú bình sẽ mất khoảng từ 20 - 30 phút.
- Bé từ 3 - 4 tháng tuổi: Cách cho trẻ bú bình ở giai đoạn này chú ý thời gian mỗi cữ bú thường được rút ngắn hơn so với giai đoạn trước. Thông thường, con sẽ chỉ mất trung bình 10 phút để bú hết lượng sữa cần thiết. Một số bé có thể chênh lệch thời gian trong khoảng từ 8 phút đến 15 phút.
- Bé từ 6 - 9 tháng: Thời điểm này, ngoài bú sữa mẹ vắt ra bình sữa thì bé còn được bổ sung sữa công thức. Bé bú bình đã nhanh hơn, có thể vừa bú vừa chơi. Thời gian chỉ khoảng 5 phút/cữ bú.
Trẻ bắt đầu biết đi: Thông thường, đến giai đoạn này ba mẹ không cần quá chú trọng đến thời gian bú sữa của con nữa. Bé có thể tự ngồi cầm bình bú, ba mẹ có thể theo dõi từ xa dễ dàng. Tất nhiên, không nên để con mải chơi đùa mà để bình sữa quá lâu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như thói quen không tốt cho con.
Cho trẻ sơ sinh bú bình bao nhiêu là đủ?
Đối với việc bú bình hay ti mẹ, nắm rõ lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu đều rất quan trọng. Mặc dù việc nuôi con bằng sữa mẹ là điều tốt nhất cho sự phát triển thể chất cũng như trí não của con.
Tuy nhiên, bé có thể bú bình sữa mẹ được vắt ra, bú song song sữa mẹ và bổ sung sữa công thức. Thậm chí, một số bé dùng sữa công thức ngay từ đầu do mẹ không có sữa hay bé bị dị ứng, không dung nạp được sữa mẹ.
Vậy, trẻ sơ sinh bú bình bao nhiêu là đủ? bé 2 tháng tuổi bú bình bao nhiêu là đủ? bé 4 tháng bú bình bao nhiêu là đủ?
Chính xác, ba mẹ có thể tính toán dựa theo công thức tính lượng sữa cho trẻ theo cân nặng. Lượng sữa cần thiết trong một ngày tính bằng 150ml nhân với số cân nặng hiện tại của con. Chẳng hạn: bé nặng 4kg cần 150ml x 4kg = 600ml sữa/ngày.
Tất nhiên, công thức chỉ mang tính khái quát, ba mẹ vẫn cần căn cứ trên nhu cầu bú thực tế của con, sức khỏe để đảm bảo con không bị đói hoặc quá no gây trớ sữa. Tham khảo cách cho trẻ sơ sinh bú bình “trung bình trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa” được chia sẻ:
- Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi (24 giờ đầu tiên): Bé chỉ cần bú khoảng 15ml sữa, tương đương từ 8 - 12 cữ bú.
- Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi: Khoảng 35ml sữa tương đương 8 - 12 cữ bú.
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh lý tưởng nhất là từ 45ml - 88ml/mỗi lần bú. Sau khoảng 1 tháng, lượng sữa bé bú ít nhất cần đạt 118ml trong mỗi cữ.
- Trẻ từ 2 tháng tuổi: Bé cần nạp vào cơ thể khoảng từ 118ml - 148ml sữa ở mỗi lần bú. Số cữ bú trong một ngày có thể giảm xuống còn khoảng 6 - 8 cữ/ngày, một số bé bú ít có thể gia tăng 1 - 2 cữ bú.
- Đến lúc bé được 4 tháng: Mỗi lần bú con cần tiêu thụ khoảng 177ml sữa. Ngoài ra, ba mẹ ngoài cho con bú sữa mẹ hoàn toàn 100% thì đã có thể bắt đầu cho bé ăn dặm bổ sung.
- Đến 6 tháng tuổi: Lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức bé cần tiêu thị là khoảng 236ml/cữ bú. Đồng thời, số lần bú trong ngày có thể giảm xuống, khoảng thời gian giữa các cữ bú giãn rộng hơn.
Một thông tin lưu ý cho nhiều ba mẹ chính là nếu như so với bé bú sữa mẹ thì khi con bú sữa công thức, lượng sữa theo cân nặng ước tính sơ bộ nên là khoảng 163ml/mỗi kg cân nặng. Tức là lượng sữa sẽ nhiều hơn khi con bú sữa mẹ.
Làm sao để trẻ sơ sinh bú bình đúng cữ?
Có thể nói vấn đề làm sao để bé bú bình đúng cữ hoàn toàn phụ thuộc vào ba mẹ. Đây cũng là một trong những bước quan trọng trong cách cho trẻ sơ sinh bú bình là ba mẹ phải nắm rõ.
Đối với trẻ sơ sinh, bé thường ngủ nhiều hơn ăn. Thời gian con ngủ trong ngày rất lâu và dài. Một số ba mẹ chia sẻ khá lo lắng vì không biết con có bị đói hay có vấn đề bất thường không. Câu trả lời là việc con rất buồn ngủ trong 24 giờ đầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, với vấn đề cho con bú bình đúng cữ, ba mẹ vẫn cần chú ý.
- Đối với bé mới sinh, khoảng 1 - 2 giờ sau sinh con sẽ tỉnh táo nhất. Lúc này, ba mẹ nên bắt đầu cho con bú sữa, càng sớm càng tốt. Trường hợp bỏ qua giai đoạn tích cực này, con có thể chìm vào giấc ngủ và kéo dài thời gian bú lần đầu tiên.
- Trong tháng đầu tiên, một ngày con cần bú từ 8 - 12 cữ, thậm chí một số bé có thể bú đến 15 cữ. Lúc này, thời gian giãn cách giữa mỗi cữ bú của con sẽ khoảng 2 - 3 giờ, một số khác là khoảng 1.5 giờ (nếu bú 15 cữ).
- Đối với trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi, số lần bú trong ngày có giảm, thời gian giãn cách giữa các cữ bú sẽ khoảng từ 3 - 4 giờ/1 lần.
- Đến khoảng 6 tháng trở đi, nhu cầu bú sữa của con sẽ ít hơn so với thời gian trước, khoảng 5 lần một ngày, mỗi lần 120ml hoặc tăng lên theo độ tuổi con. Như vậy, thời gian nghỉ giữa mỗi lần bú khoảng 5 giờ. Ngoài ra, ba mẹ có thể theo dõi thực tế bé có đói hay không qua các dấu hiệu để biết nên cho con bú thêm hay không.
Xem thêm:
- Review Top 10 bình sữa cho bé không chịu bú bình giống ty mẹ nhất
- Bé không chịu bú bình và 8 cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình: Tư thế bú bình cho trẻ sơ sinh đúng cách
Nói đến cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ hay cách cho trẻ bú bình không bị sặc, tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đóng vai trò và ảnh hưởng quan trọng nhất.
Cách cho bé bú bình không với khi trực tiếp bú mẹ bởi nếu như khi bú sữa mẹ, lực hút của bé chủ động điều tiết lượng sữa thì khi bú bình, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn tư thế cho bú, tư thế cầm bình,... đều làm thay đổi lực sữa bắn ra. Trường hợp cho bú bình không đúng cách rất dễ gây nên vấn đề trẻ bú bình hay bị sặc.
Tư thế bé bú bình sai cách gây nên những nguy hại khôn lường
Cho con bú bình là giải pháp được ba mẹ áp dụng phổ biến hiện nay, ở từng giai đoạn độ tuổi khác nhau nó mang đến những ý nghĩa, giá trị riêng. Tuy nhiên, trường hợp tư thế bú bình cho trẻ sơ sinh không đúng sẽ gây nên những nguy hại khôn lường.
Trẻ bị sặc sữa khi bú bình khi ba mẹ không áp dụng tư thế cho bé bú bình đúng cách, có thể là bình để quá xa, quá dốc đứng hay bằng. Mỗi nhịp bú của bé khiến không khí chui vào bên trong khiến bé nuốt phải gây chướng bụng, trớ sữa, sặc sữa.
Ngoài ra, nếu như khi đang bú tư thế cổ gập xuống, đang quấy khóc,... cũng khiến việc nuốt sữa bị cản trở, gây sặc sữa, ọc sữa.
Những lưu ý về tư thế cho bé bú bình đúng cách chống sặc
Đối với cách cho trẻ bú bình không bị sặc, ở tư thế cho bé bú, ba mẹ cần lưu ý những yêu cầu bắt buộc sau đây:
- Đầu cao hơn phần thân: Cách cho trẻ sơ sinh bú bình, phần đầu phải được đảm bảo lúc nào cũng phải cao hơn phần thân. Như vậy mới giúp bé dễ bú, dễ ti, không bị sặc và tránh nguy cơ bị viêm tai.
- Bình sữa phải ở góc nghiêng với miệng: Nếu như người lớn để bình sữa cho bé song song hoặc vuông góc với miệng sẽ khiến việc bú sữa mất nhiều sức hơn. Đồng thời, tia sữa bắn thẳng dễ gây sặc cho bé. Thay vào đó, nên giữ góc nghiêng 45 độ so với với miệng để giúp bé dễ ti và đảm bảo tia sữa bắn ra có lực vừa phải.
- Tránh thay đổi tư thế liên tục: Nếu như liên tục thay đổi tư thế khi bé đang bú sẽ gây cảm giác khó chịu bụng, nôn trớ, ọc sữa, trào sữa,... Vì vậy, hãy giữ nguyên một tư thế cho bé đến khi bú xong.
- Không đặt bé nằm hay đùa giỡn ngay sau khi bú: Sau khi bé bú bình xong, nếu ba mẹ để bé nằm ngay hoặc tâng bồng, đùa giỡn sẽ khiến bé rất dễ bị trớ sữa. Thay vào đó, nên bế bé theo tư thế thẳng, áp người vào ngực mj, mặt bé áp lên vai rồi nhẹ nhàng vỗ ợ hơi cho bé.
Bài viết liên quan:
- Review Bình sữa chống sặc và đầy hơi Tốt Nhất cho trẻ sơ sinh
- Cho bé bú bình đúng cách: Cách sử dụng van chống sặc bình sữa Pigeon?
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình: Cách bế trẻ sơ sinh cho bú bình
Cách cho bé sơ sinh bú bình tốt nhất, ba mẹ có thể theo dõi và áp dụng một số tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách sau đây.
Tư thế ngồi ôm ngang
Tư thế bế bé bú bình đúng cách đầu tiên và thường được áp dụng phổ biến nhất chính là cho bé bú bình ngồi ôm ngang. Tư thế này gần giống như tư thế mẹ cho bé bú sữa mẹ.
- Đầu tiên, ba mẹ cần tìm một điểm tựa lưng cho mình vừa vặn và thoải mái.
- Tiếp theo, ôm ngang bé trong tay, phần đầu tựa vào bắp tay, cao hơn so với phần thân người.
- Lúc này, một tay ôm bé, một tay cầm bình sữa nghiêng như đã lưu ý ở trên.
- Chú ý phần đầu của bé luôn phải cao hơn, ngăn nguy cơ bị viêm tai cho con.
Tư thế ngồi vào lòng
Cách cho con bú bình đúng tư thế dễ thực hiện tiếp theo là tư thế ngồi vào lòng. Lưu ý tư thế này áp dụng khi bé đã lớn hơn, phần lưng cứng cáp hơn và có thể ngồi được. Tuyệt đối không áp dụng khi con còn yếu vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt lên phần cột sống của bé.
- Việc đầu tiên cũng giống tư thế trên, cần tìm một điểm tựa lưng thoải mái cho ba mẹ ngồi dựa vào.
- Tiếp đó, mẹ bế bé theo tư thế áp phần lưng của bé vào bụng mẹ, phần đầu có thể tựa vào ngực hoặc vai mẹ/
- Chú ý một tay ôm và giữ bé cố định vị trí, tay còn lại giữ bình sữa và dốc một góc 45 độ và cho bé bú.
Tư thế dựa lưng vào đùi
Tư thế cho bé bú tựa lưng vào đùi này có tác dụng giúp mẹ đỡ đau lưng hơn. Mẹ ngồi đối diện với bé cũng dễ dàng quan sát và theo dõi bé hơn.
- Điều đầu tiên, mẹ hay người cho bé bú cũng cần tìm một điểm tựa lưng thoải mái cho mình, nó có thể là đầu giường, tường nhà,...
Ba, mẹ đặt phần chân choãi ra sao cho bắp chân tạo một góc 90 độ so với lưng. - Đặt bé nằm áp chân lên phần chân mẹ sao cho thoải mái nhất.
- Một tay chú ý giữ bé, tay kia cầm bình sữa ở một góc thoải mái cho bé bú bình.
Tư thế nằm bú bình cho trẻ sơ sinh
Ngoài các tư thế bế bé bú bình trên, đặt cho trẻ nằm bú bình cũng là một trong những cách cho em bé sơ sinh bú bình được nhiều ba mẹ quan tâm.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình?
Ở tư thế cho bé bú này, nhiều ba mẹ thắc mắc cho trẻ sơ sinh nằm bú bình có tốt không? cho trẻ sơ sinh bú bình nằm có sao không?
Khá nhiều ba mẹ có thói quen để bé nằm bú bình, thậm chí vừa ngậm bình sữa vừa ngủ. Tuy nhiên, việc bé ngủ quên khi đang bú là điều không tốt. Miệng ngậm núm vú, thậm chí mút sữa theo quán tính nhưng không hề nuốt.
Điều này rất dễ gây ra tình trạng sặc sữa nguy hiểm. Bé ngủ quên và khi thở mạnh vô tình hút sữa lên mũi, rồi đi vào phế quản gây khó thở. Chính vì vậy, nếu muốn áp dụng tư thế cho bé bú bình nằm, ba mẹ cần theo dõi và chú ý tư thế đúng nhất.
Thông thường, tư thế nằm bú sẽ được thực hiện khi bé nằm bú mẹ trực tiếp, cơ thể mẹ cũng nằm nghiêng một bên để bé bú sữa.
Hướng dẫn cách cho bé bú bình nằm đúng cách
- Tư thế cho bé bú bình nằm thực hiện chính xác nhất là để bé tạo một góc 45 độ so với bình sữa khi nằm ngửa. Lúc này, một tay của mẹ giữ phần đầu bé, người dốc xuống sao cho cao hơn thân mình. Điều này giúp bé dễ dàng thở, ngậm bú và nuốt sữa.
- Một tay kia mẹ giữ bình sữa theo chiều nằm ngang, không để bình sữa theo chiều dọc. Khi bắt đầu cho bú, mẹ có thể cọ nhẹ núm vú vào môi trên của con để kích thích bé ở miệng.
- Trường hợp bé muốn tạm dừng bú, mẹ nhẹ nhàng điều chỉnh bình sữa xuống dưới, để núm vú chạm vào môi dưới của con để ngăn sữa chảy vào miệng. Nếu bé muốn bú tiếp thì tiếp tục nghiêng bình sữa theo vị trí nằm ngang.
- Đặc biệt, trong quá trình bé bú mẹ cần giữ bình sữa ổn định, không xê dịch, điều chỉnh quá nhiều, không rung lắc hay lấy bình sữa ra khỏi miệng bé, như vậy rất dễ tạo ra bọt khí trong sữa.
Cách kê gối cho bé bú bình đúng cách
Một trong những phương pháp hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc và cho bé bú bình chính là “cách kê gối cho be bú bình”. Đây cũng là cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ hay sặc sữa hiệu quả.
Tuy nhiên, việc ba mẹ cần chú ý trước tiên chính là chọn mua chiếc gối cho bé nằm bú bình phù hợp, từ chất liệu, độ mềm, kích thước,…
Cách thực hiện kê gối cho bé bú bình đúng cách và đúng tư thế được thực hiện như sau:
- Đặt gối kê dọc theo cánh tay, đùi, ba mẹ ước chừng khi đặt bé nằm khi bú bình.
- Nhẹ nhàng đặt bé theo tư thế đã hướng dẫn khi cho bé nằm bú bình. Chú ý nên đặt trẻ nằm nghiêng nhẹ, đầu hơi nghiêng lên trên. Trên phần đầu, gối sẽ hỗ trợ tay mẹ nâng đỡ bé.
- Ngoài việc kê gối hỗ trợ bú bình, mẹ cũng có thể sử dụng khi cho bé nằm bú mẹ.
Lưu ý cách tập bú bình cho bé hiệu quả, đúng cách
Ngoài những yếu tố mà Chanhtuoi đã giới thiệu đến phụ huynh ở trên, cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách cũng cần chú ý thêm nhiều yếu tố, nguyên tắc khác. Ngay từ khâu lựa chọn bình sữa đến hoàn thành quá trình cho bé bú bình đều cần phải rất cẩn thận.
Có thể xem đây là những hướng dẫn các bước cho bé bú bình, ba mẹ đừng bỏ qua nhé!
1. Lựa chọn bình và các phụ kiện đi kèm phù hợp
Cách cho trẻ bú bình không bị sặc đầu tiên cần chọn mua bình sữa và núm vú phù hợp nhất cho bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa cho trẻ sơ sinh từ thiết kế cổ rộng hay cổ hẹp, chất liệu nhựa, silicon hay thủy tinh, các thương hiệu Mỹ, Đức, Nhật Bản,... Ba mẹ cần chọn bình sữa tốt cho bé, an toàn cũng như dung tích phù hợp.
Thêm vào đó, núm bình sữa silicon hay cao su, size núm ti theo độ tuổi hay đặc điểm lỗ tiết sữa cũng cần chú ý.
Bình sữa có cấu trúc dễ cầm nắm, dễ vệ sinh tiệt trùng, dễ dàng mang theo khi cần thiết cũng là những tiêu chí được ưu tiên.
Xem thêm:
2. Cho bé bú bình đúng cách: Công đoạn chuẩn bị
Ba mẹ không thể bỏ qua 3 bước thao tác sau:
- Vệ sinh và tiệt trùng bình sữa, các phụ kiện như núm ty, ống hút, nắp đậy,... trước khi dùng. Các phương pháp tiệt trùng có thể áp dụng tùy theo đặc điểm chất liệu như: Tiệt trùng bằng nước sôi, máy tiệt trùng bình sữa, lò vi sóng,…
- Kiểm tra dòng chảy núm ti: Ngoài việc chọn mua núm ty phù hợp, tăng size núm ty bình sữa theo độ tuổi thì ngay khi sử dụng, mẹ cũng cần kiểm tra lại dòng chảy đang như thế nào: Có bị tắc sữa không? dòng chảy nhanh hay chậm?…
- Kiểm tra nhiệt độ sữa: Đối với sữa công thức pha, sữa mẹ hâm nóng, mẹ cần nhỏ giọt lên tay và kiểm ta có bị nóng quá không. Rất nhiều trường hợp ba mẹ không cẩn thận khiến bé bị bỏng.
3. Giữ núm ty đầy sữa khi cho bé bú bình
Cách cho con bú bình không bị sặc quan trọng là giữ cho núm vú luôn đầy sữa bằng cách để bình hơi nghiêng. Điều này tránh việc không khí đọng trên núm ty, khiến bé nuốt phải khi bú. Những vấn đề sẽ xảy ra sẽ là đầy bụng, đầy hơi, khó chịu.
Ngoài ra, bé cần tốn nhiều sức hơn để mút sữa, dẹt núm, làm gián đoạn quá trình bú.
Bài viết liên quan:
4. Cho bé bú bình theo nhịp
Cách cho bé bú bình không bị trớ hay sặc sữa chính là bú theo nhịp độ, ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cho con. Cách thực hiện nay gần giống khi bé bú mẹ, thời gian thường kéo dài khoảng 20 phút.
Đồng thời, kết hợp tư thế cho bé bú bình đúng cách sẽ giúp bé kiểm soát dòng sữa một cách chủ động và tốt hơn rất nhiều.
5. Luôn chú ý và hỗ trợ bé trong suốt thời gian bú
Phụ huynh cần chú ý là tuyệt đối không để bé tự bú mà không có sự giám sát, theo dõi, ngay cả khi bé có thể tự cầm bình bú. Việc chú ý bé sẽ nhận biết được nhịp bú ổn định hay không, nhu cầu bé muốn bú hay đã no.
Rất nhiều trường hợp ba mẹ lơ là khiến bé có dấu hiệu bị sặc sữa nhưng không được xử lý kịp thời, khiến vấn đề nghiêm trọng hơn. Hay bé bú sai tư thế nhưng không được điều chỉnh,…
6. Cho bé bú theo nhu cầu
Nhu cầu dinh dưỡng và lượng thức ăn cần thiết ở mỗi bé là không giống nhau, kéo theo đó khả năng con tiếp nhận cũng có sự khác biệt.
Ngoài cách tính lượng sữa như Chanhtuoi đã đề cập ở phần trên, lượng sữa trong mỗi cữ bú thì mẹ cũng cần trực tiếp theo dõi sức ăn của con để có sự điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt chú ý không ép bé bú quá nhiều, quá no khi bé đã có biểu hiện muốn dừng bú. Điều này rất dễ gây nên tình trạng nôn trớ, ọc sữa sau đó. Đây chính là nguyên tắc quan trọng trong cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng mà ba mẹ phải lưu ý.
7. Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé
Sau khi bé hoàn thành bú, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nên cho bé nằm ngay mà nên bế bé thẳng lưng, áp ngực vào lòng mẹ, đầu hơi tựa vào vai và tiến hành vỗ ợ hơi cho bé.
- Việc vỗ ợ hơi giúp bé thoát phần hơi thừa trong khí bú bình nuốt vào, phòng tránh chướng bụng, đầy hơi.
- Tốt nhất, sau những thao tác trên phụ huynh nên bế bé thêm một lúc rồi mới đặt nằm xuống. Trường hợp phải đặt bé nằm, nên để bé nằm nghiêng trái, kê gối cao hơn trong khoảng 15 phút trước khi để con nằm các tư thế khác.
- Tuyệt đối không đùa giỡn, di chuyển bé, tâng bồng bé lên xuống sau khi bú.
8. Bỏ đi những phần sữa thừa và vệ sinh bình sữa
Dù là sữa mẹ hay sữa công thức, sau khi bé bú xong, nếu còn bỏ thừa thì mẹ cũng nên bỏ đi và tiến hành vệ sinh, rửa bình, tiệt trùng và bảo quản bình sữa đúng cách cho lần sử dụng tiếp theo.
Với phần sữa thừa, nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ nhiễm khuẩn và không tốt cho sức khỏe của bé.
Xem thêm:
- Mách mẹ cách vệ sinh bình sữa mới mua và sử dụng hằng ngày cho bé
- Cách tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi hay máy tiệt trùng, lò vi sóng,... là tốt nhất?
Trẻ bú bình hay bị sặc: Nguyên nhân và cách xử lý
Bé sơ sinh bú bình hay bị sặc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên yếu tố cơ bản chính là ba mẹ đã không áp dụng đúng cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng và an toàn. Tuy nhiên nếu có kiến thức và chủ động tìm hiểu từ trước, ba mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn vấn đề này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú bình hay bị sặc?
Mẹ không sử dụng bình sữa chống sặc và bình sữa chống đầy hơi cho bé. Với những bình sữa thông thường, hệ thống chống sặc không có hoặc ít hiệu quả sẽ không có tác dụng hỗ trợ bé bú bình an toàn.
Tư thế bú bình không đúng. Khi để bé nằm ngửa khiến sữa chảy nhanh, bé không thể kiểm soát và nuốt kịp gây sặc sữa. Ngay cả ở những tư thế ngồi, tựa lưng, nếu không được chú ý điều chỉnh, vấn đề này có thể xảy ra nhiều lần.
Núm vú không phù hợp: Nó có thể có tốc độ chảy sữa quá nhanh, lỗ tiết sữa quá lớn, bị rách,... khiến bé bú không bú kịp.
Tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh xảy ra do cơ thắt thực quản dưới của bé chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng còn yếu nên rất dễ bị trào ngược.
Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi
Trong trường hợp không may bé bị sặc sữa, ba mẹ cần bình tĩnh và xử lý kịp thời theo các bước sau:
- Đặt bé theo tư thế ngồi thẳng dậy để ho và phun sữa ra ngoài. Nếu con khó thở, da tái xanh đi thì cần tìm cách hút sữa từ miệng và mũi của bé ra ngay.
- Nếu bé vẫn khó thở, đặt bé nằm ngửa, ấn nhẹ vào ngực 5 lần và theo dõi. Nếu bé không đỡ hơn, có thể thực hiện thêm ấn ngực nhưng cần dựa theo biểu hiện thực tế.
- Trường hợp bé không dễ chịu hơn, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử lý.
Trên đây là tất cả thông tin về cách cho bé bú bình đúng cách mà ba mẹ cần nắm rõ, từ thời gian, lượng sữa, cữ bú đến tư thế bú bình, cách tập bú bình, xử lý tình trạng sặc sữa,... Những kiến thức này vô cùng quan trọng mà ngay từ trong thời kỳ mang thai, ba mẹ nên chủ động tìm hiểu.
Việc cho bé bú bình, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh hết sức quan trọng và phổ biến. Để đảm bảo an toàn sức khỏe và sự phát triển cho bé yêu, ba mẹ hãy chú ý và áp dụng cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách chống trớ, sặc sữa nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận