Mách bạn cách chữa tắc tia sữa mà các mẹ nhất định phải biết
Cách chữa tắc tia sữa như thế nào? là vấn đề mà nhiều mẹ quan tâm. Bởi đây là tình trạng thường xảy ra ở những bà mẹ đang cho con bú, trong bất kỳ giai đoạn sinh con. Nếu không biết cách xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn những nguyên nhân, dấu hiệu khi mẹ bị tắc tia sữa, giúp mẹ khắc phục tình trạng tắc sữa sau sinh hiệu quả.
Tắc tia sữa là gì? Nguyên nhân? Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng bên trong ống dẫn sữa ở bầu ngực, khiến cho con bú gặp nhiều khó khăn và gây đau đớn ở đầu ti của mẹ. Tắc tia sữa có thể xảy ra ở một bên ngực hoặc cả hai bên ngực, nhưng thông thường sẽ tắc cả hai bên, bởi cơ chế hoạt động ở ngực đều phát triển đồng đều. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng hết sữa mà do các tuyến sữa vẫn hoạt động bình thường, nhưng vì ống dẫn sữa quá hẹp hoặc ứ tắc do lớp da mọc non,... khiến sữa không thể thông ra ngoài đầu ti được.
Tình trạng này nếu để lâu dài, sẽ khiến cho bầu vú căng cứng lên, gây đau và khó chịu ở mẹ và dẫn đến việc thiếu hụt sữa cần cung cấp cho bé hằng ngày. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ có thể dẫn đến các vấn đề như viêm vú, nhiễm trùng, thậm chí là ung thư vú.
1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Mỗi người mẹ sau khi sinh con, đa phần đều gặp hiện tượng tắc tia sữa này. Việc ứ đọng sữa dẫn đến bầu vú bị căng cứng và có thể khiến mẹ bầu bị sốt nhẹ, nguyên nhân gây nên hiệu tượng tắc tia sữa chẳng hạn như:
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết các mẹ bầu sau sinh đều có một lượng sữa vừa đủ trong bầu ngực, nhưng vì em bé không bú hết hoặc bạn đã không hút hết lượng phần sữa thừa sau khi bé bú no. Điều này dẫn đến sữa trong bầu ngực còn đọng lại, gây ra tình trạng dư thừa. Dần dần hình thành nên các lớp da non và gây nên tắc nghẽn.
- Ngực chịu áp lực: Các mẹ bầu nên lưu ý trong việc lựa chọn những chiếc áo ngực hoặc áo ngoài thoáng mát. Việc mặc một chiếc áo quá chật hoặc bó sát sẽ khiến các tia sữa bị tắc, do tình trạng đè nén ở bề mặt bên ngoài tác động vào. Đây cũng là nguyên nhân xảy ra tắc tia sữa phổ biến ở phụ nữ.
- Nằm ngủ không đúng tư thế: Các mẹ bầu không nên nằm sấp, bởi chúng sẽ gây ra tình trạng tương tự.
- Em bé ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú không đúng cách hoặc không đúng tư thế, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa và sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực.
- Mẹ không cung cấp sữa thường xuyên/ trực tiếp cho bé: Các mẹ bầu ngày nay thường có xu hướng sợ xấu bầu ngực và e ngại khi cho con bú. Do đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
- Stress ở mẹ: Tâm trạng của người mẹ sau khi rất bất ổn, hay cáu gắt và trầm cảm, tâm lý người mẹ không thoải mái cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động cơ thể. Sự căng thẳng sẽ khiến sữa chậm điều tiết và dẫn đến nguyên nhân tắc tia sữa.
2. Dấu hiệu tắc tia sữa
Thông thường, tình trạng tắc tia sữa chỉ xảy ra tại một khoảng thời gian đầu, giữa hoặc cuối thời kỳ cho con bú. Vì vậy, bạn nên chú ý đến một số dấu hiệu tắc tia sữa để kịp thời ngăn chặn và chữa trị:
- Đau, tức ngực nhẹ
- Căng đầu vú trong nhiều ngày
- Xuất hiện một số nốt sần nhỏ nổi trên ngực
- Ngực bị sưng đỏ ở đầu ti
- Quanh vùng ngực có cảm giác nóng rang bất thường khi chạm vào.
Hướng dẫn cách chữa tắc tia sữa bằng mẹo
1. Theo dân gian
a. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Dùng lá đinh lăng có thể giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa, đây là phương pháp được nhiều bà mẹ xưa tin dùng. Bạn có thể chế biến và sử dụng lá đinh lăng như sau:
- Đắp lá đinh lăng: Dùng khoảng 100g lá đinh lăng tươi kết hợp với 50g lá diếp cá, giã nát và đắp lên ngực. Điều này sẽ giúp bạn dễ chịu ở bầu ngực, giảm thiểu tình trạng căng nhức đáng kể.
- Uống nước lá đinh lăng: Dùng khoảng 150g lá đinh lăng tươi, sau đó nấu sôi khoảng 7 phút, chắt và lấy nước để uống. Uống trong khoảng 3 ngày thì tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện.
- Cháo giò heo nấu lá đinh lăng: Đây là một trong những món ăn lợi sữa, và cách nấu cháo đinh lăng giò heo như sau: Dùng khoảng 150g lá đinh lăng tươi nấu sôi khoảng 15 phút, chắt lấy nước và bỏ lá. Chân giò nên làm sạch sẽ, chặt khúc vừa ăn và bỏ vào nồi cùng với 150g gạo đã vo sạch, nước đinh lăng nấu thành cháo. Mẹ bầu nên ăn món cháo này trong 2 đến 3 ngày/ 1 tuần sẽ giúp thông tắc tia sữa.
b. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá mít rất phổ biến ở vùng quê, các mẹ có thể dùng lá mít để chữa thông tắc tia sữa như sau: Dùng 1 nắm lá mít non rửa sạch (bạn nên chọn những lá mít to, xanh và không bị sâu) lau khô, sau đó hơ lá mít cho nóng và đặt lên vùng bầu vú bị tắc. Lá nguội thì thay bằng lá khác và áp dụng cách này trong 3 ngày liên tục sẽ giúp khơi thông ống dẫn sữa.
c. Chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Dùng khoảng 10g lá bồ công anh tươi (nếu không thấy lá bồ công anh tươi, bạn có thể tìm lá bồ công anh khô được sản xuất thành phẩm là trà) và đun sôi 500ml nước, sau khi lá chính thì cho vào máy xay cùng 250ml nước lọc xay nhuyễn, lọc bã lấy nước uống 2 lần/3 ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá bồ công anh khô để nấu cháo và ăn ngày 2 lần sẽ giúp thông tắc tia sữa. Đây là cách chữa tắc tia sữa cực kỳ hiệu quả và được nhiều mẹ làm theo.
d. Cách chải lược chữa tắc tia sữa
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng cương cứng ở ngực. Khi có dấu hiệu tắc sữa, mẹ bầu nên dùng một chiếc lược chải quanh bầu ngực, đều từ trong ra ngoài. Áp dụng liên tục đến khi nào bạn không cảm thấy khó chịu ở đầu ngực.
2. Thực phẩm giúp giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa
a. Chữa tắc tia sữa bằng ngũ cốc
Ngũ cốc là một trong những dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và tạo ra nguồn sữa tốt nhất cho trẻ nhỏ. Ngũ cốc chiếm khoảng 15-20% trong việc cung cấp các dưỡng chất cải thiện sữa mẹ. Đây là cách được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng bởi trong thành phần của ngũ cốc chứa nhiều loại hạt dinh dưỡng, có nguồn gốc tự nhiên. Khi sử dụng bột ngũ cốc, các dưỡng chất trong ngũ cốc kích thích tuyến sữa mẹ, giúp thông thoáng ống dẫn sữa. Bên cạnh đó, bột ngũ cốc là thực phẩm khá ngon và dễ uống phù hợp với những mẹ bỉm sữa.
Việc sử dụng ngũ cốc cũng cần phải uống một cách khoa học, đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho người mẹ sau sinh. Bạn nên lựa chọn và sử dụng những loại ngũ cốc như yến mạch, các loại hạt, ngô,... và những loại ngũ cốc này nên tự sơ chế hơn là những ngũ cốc đã đóng hộp, để đảm bảo không thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Nên ăn ngũ cốc 1 ngày trong 1 bữa chính, từ 2 đến 3 bữa phụ nếu mẹ bầu cảm thấy đói và thèm ăn vặt. Áp dụng thường xuyên như vậy sẽ đảm bảo đầy đủ các yếu tố về chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
b. Chữa tắc tia sữa bằng coca cola
Nghe có vẻ lạ, nhưng trong thành phần của coca cola có chứa khoảng 90% là nước, phần còn lại có chất ga là carbon dioxit, làm cho thức uống có tình trạng "nổi bóng khí" hoặc "sủi bọt". Khi các mẹ uống vào, các thành phần sủi lưu thông tạo mạch máu, giúp cho hệ thông ống dẫn sữa được đẩy mạnh. Mẹ nên uống 1 tuần 2 đến 3 lần, đợi khoảng 30 phút sau thì cho bé bú. Coca cola có thể thay thế làm nước giải khát trong mùa hè nắng nóng, giúp mẹ bầu giảm nhiệt cơ thể. Cùng với đó là massage bầu ngực kết hợp dùng lược chải vùng đầu ti, cách chữa tắc tia sữa này sẽ tránh khỏi tình trạng tắc tia sữa bị lặp lại. Mẹ bầu bị tiểu đường thì nên uống ít coca cola hoặc tránh uống liên tục để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3. Viên uống/ thuốc kích sữa chữa tắc tia sữa
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều viên uống/ thuốc kích lợi sữa, hỗ trợ cho mẹ sau sinh cải thiện cũng như tiết nhiều lượng sữa hơn. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm xuất xứ từ thiên nhiên và nên mua tại những địa chỉ uy tín. Không nên sử dụng quá nhiều viên uống, chỉ nên sử dụng 1 đến 2 tuần thì lúc này lượng sữa cũng cải thiện khá nhiều rồi.
Tắc tia sữa uống thuốc gì: Các mẹ bầu nên sử dụng những viên uống/ thuốc kích sữa Mabio, là sản phẩm được chiết xuất từ 5 loại thảo dược như cao chè vằng, cao ích mẫu, cao hương phụ, cao biển sức, cao tàu bay, giúp mẹ bầu nhanh chóng khơi thông dòng sữa.
Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên sử dụng viên uống/ thuốc kích sữa trong trường hợp không có tác dụng với các bài thuốc dân gian. Mẹ bầu hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc, bởi rất dễ gây kích ứng và tác dụng phụ của thuốc.
4. Máy hút sữa giảm tắc tia sữa
Máy hút sữa có thể giúp các mẹ lấy đi lượng sữa dư trong bầu ngực, tích trữ sữa trong tủ lạnh khi xa con và có thể giúp mẹ bầu lưu thông hệ thống ống dẫn sữa không bị tắc. Cơ chế của máy hút sữa là tạo một lực hút lớn, kích thích các tuyến sữa hoạt động.
Tuy nhiên, giá của một máy hút sữa dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng, các mẹ sữa không nên sử dụng máy hút sữa nhiều, bởi việc cho con bú trực tiếp sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng không bị chuyển hoá hơn là việc tích trữ sữa. Nhưng cũng không thể phủ nhận được việc máy hút sữa là vị cứu cánh của các mẹ bầu đang trong giai đoạn nuôi con.
Các mẹ nên sử dụng máy hút sữa điện đôi Philips Avent SCF303/01, máy hút sữa điện đôi Spectra S1, máy hút sữa điện đôi Spectra 9 Plus,.... Máy hút sữa như là một dụng cụ y tế giúp mẹ hút sữa nhanh và đều hai bên ngực.
5. Cách chữa tắc tia sữa bằng massage giảm thiểu tắc tia sữa
Việc massage ở quanh vùng ngực sẽ có tác động trực tiếp tới hệ thống ống dẫn sữa, làm cho đường ống dẫn sữa thông thoáng, giúp sữa chảy đều. Massage bầu ngực là cách chữa tắc tia sữa kích thích bầu sữa tiết ra nhiều sữa, ngoài ra còn là tuyệt chiêu ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, tăng cường lưu thông máu bầu ngực, giảm các cơn đau sau sinh và giảm đáng kể các vết rạn da.
Cách massage giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa như sau: Chuẩn bị một chậu nước ấm và một khăn mềm. Bạn nhúng khăn vào lượng nước ấm, sau đó áp khăn lên bầu ngực và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày massge từ 2 đến 3 lần, ít nhất 10 phút. Các mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu khi sử dụng phương pháp này.
III. Cách phòng tránh tắc tia sữa.
Để việc tắc tia sữa không còn xảy ra ở bạn, hoặc sắp xảy ra thì bạn nên để ý đến một số dấu hiệu như bắt đầu thấy căng tức, không thoải mái,... Hãy nhẹ nhàng massage bầu vú thường xuyên. Ngoài ra trong thời kỳ mang thai, bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung nước, khoáng chất để sữa tiết ra đều đặn.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách chữa tắc tia sữa nổi cục sau:
- Cho bé bú bên ngực bị đau trước, bởi lúc này con đang đói và sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa trong bầu ngực, nhờ đó giúp thông các ống dẫn sữa.
- Chườm ấm và xoa bóp quanh bầu ngực sẽ giúp sữa chảy đều đặn hơn và giảm thiểu được độ đau sưng ở bầu ngực.
- Thay đổi tư thế bú cho con nếu như tư thế cũ không giúp bé bú được nhiều sữa.
- Chế độ dinh dưỡng: Hãy uống thật nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.
- Nghỉ ngơi sẽ khiến tâm lý người mẹ thoải mái, nhờ đó mà các hệ thống trong cơ thể được lưu thông, giúp quá trình tiết sữa được diễn ra thông thoáng và nhanh chóng.
- Không nên để sữa còn sót trong bầu ngực, nên cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút sữa để hút hết sữa trong bầu ngực ra ngoài.
- Nên lựa chọn những quần áo rộng rãi, thoải mái, hoặc những chiếc đầm bầu thật rộng để máu có thể lưu thông một cách nhanh nhất.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng tắc tia sữa. Sau khi đã áp dụng các cách nhưng không hiệu quả, bạn hãy đến bệnh viện để được sự hỗ trợ và điều trị của bác sĩ bằng kháng sinh. Bác sĩ có thể chỉ định bạn siêu âm những vùng tia sữa bị tắc nghẽn, kịp thời chuẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả. Mong rằng những cách chữa tắc tia sữa có thể giúp được thật nhiều mẹ nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận