Hướng dẫn: 10 Cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhanh chóng nhất

Quỳnh Trang 07 tháng 12, 2022 - 16:49 (GMT +07)   Hướng dẫn: 10 Cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhanh chóng nhất

Cách tập cho bé bú bình đúng cách sao cho đạt hiệu quả nhanh chóng nhất có thể dễ dàng với một số bé nhưng số khác lại cự tuyệt khiến ba mẹ rất lo lắng.

Bé bú bình sữa đã trở thành nhu cầu thiết yếu và phổ biến trong hành trình chăm sóc bé yêu của các ba mẹ. Một số bé dễ dàng làm quen với việc bú bình, thậm chí thích ứng ngay từ lần đầu tiên. Thế nhưng một số khác lại rơi vào tình trạng “bé không chịu bú bình” ngay cả khi đói.

Thấu hiểu được tâm lý và nỗi lo lắng này, bài viết hôm nay Chanh Tươi Review sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn ba mẹ cách tập bé bú bình hiệu quả nhất trong các trường hợp: Bé tập bú bình, trẻ bỏ bú bình, tập cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình…

Nên tập cho bé bú bình khi nào?

cach-tap-cho-be-bu-binh-hieu-qua-nhat
Thời điểm tốt nhất để tập bú bình cho con là từ 2 - 3 tháng tuổi

Mặc dù biết bé bú bình là nhu cầu tất yếu cần thiết, tuy nhiên khi nào nên tập cho bé bú bình lại là thông tin mà rất nhiều ba mẹ còn băn khoăn. Thời điểm cho bé tập bú bình sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của con nên ba mẹ cần nắm rõ nhé!

Bình sữa cho bé bán chạy nhất Shopee:

shopee

119.000 ₫

shopee

265.000 ₫

shopee

135.000 ₫

Theo nguyên tắc về cách tập trẻ bú bình song song là “càng sớm càng tốt”. Thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng từ 2 - 3 tháng tuổi. Phụ huynh không nên cho bé bú bình sữa trước 4 tuần tuổi (nếu thể trạng bé yếu hơn thì thời gian này có thể kéo dài tối thiểu 6 tuần tuổi). Rất nhiều trường hợp bé do bú bình quá sớm mà đã bỏ qua hoặc không chịu bú mẹ.

Trường hợp ba mẹ bỏ lỡ “giai đoạn vàng” để tập bú bình hiệu quả cho con, cơ hội thành công về sau có thể thấp hơn và tất nhiên, ba mẹ phải kiên nhẫn nhiều hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian ba mẹ cho bé bú bình có sự thay đổi do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nguyên do khác.

  • Khi mới sinh con, không phải mẹ bỉm nào cũng thuận lợi về sữa ngay cho con bú, đa số phải chờ từ 2 - 3 ngày sữa mới về kịp.
  • Lúc này, để giải quyết nhu cầu dinh dưỡng cho con, ba mẹ buộc phải cho bé bú bình sữa. Một số khác mẹ bị tắc sữa, mẹ không có sữa, bé dị ứng sữa mẹ,…
  • Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hàng đầu lúc nào là “cách cho trẻ sơ sinh bú bình” sao cho đúng cách, chống sặc, chống trớ sữa. Bé sơ sinh bị sặc sữa vô cùng nguy hiểm, nhưng nó lại rất dễ xảy ra tại thời điểm này, ba mẹ cần đặc biệt chú ý.
  • Nếu như nhiều ba mẹ rất quan tâm đến cách tập cho bé vừa bú bình vừa bú mẹ thì số khác lại tuyệt đối ưu tiên việc cho bé bú mẹ trực tiếp. Lúc này, thời gian “khi nào nên tập cho bé bú bình” sẽ được kéo dài hơn, có thể đến khi 4 - 6 tháng sau sinh.
  • Thậm chí, cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm hay “cách cai sữa cho bé” (từ 6 tháng trở lên) ba mẹ mới áp dụng cách tập con bú bình.
  • Ngoài ra, một số ba mẹ lại có nhu cầu tìm hiểu về cách tập cho trẻ bú bình trở lại khi mà bé đang bú bình tự nhiên bỏ bú bình. Khi đó, tháng tuổi của con có thể đã là trên 6, 7 tháng hoặc là 1 tuổi.

Xem thêm:

Mách mẹ 10 cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất

Bé bú bình sữa có thể là bú sữa mẹ vắt ra hoặc bú bình sữa công thức, điều này tùy thuộc vào từng trường hợp của các bé. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì việc nắm rõ tuyệt chiêu tập bé bú bình, cách tập ti bình cho bé cũng vô cùng cần thiết.

cach-tap-cho-be-bu-binh-nhanh-chong
Áp dụng các phương pháp hỗ trợ tập bú bình cho bé nhanh chóng tại nhà

Bình sữa nào giống ty mẹ nhất: Pigeon, Avent, Comototmo

shopee

173.000 ₫

tiki

275.000 ₫

lazada

295.000 ₫

Không khó để chúng ta nhìn thấy những thông tin xin kinh nghiệm tập cho bé bú bình, mẹo tập cho bé bú bình, bí quyết luyện cho bé bú bình nhanh chóng,... trên các diễn đàn, hội nhóm mẹ bỉm sữa.

Trên cơ sở kinh nghiệm thực tế và thông tin tổng hợp từ các chuyên gia chuyên khoa, Chanhtuoi giới thiệu đến ba mẹ những “bí quyết tập bé bú bình cực kỳ hiệu quả” - Cách tập cho bé bú bình được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Lưu ý: Các cách tập cho bé bú bình trên đây đều có thể áp dụng trong các trường hợp độ tuổi của bé:

  • Cách tập cho bé 2 tháng bú bình
  • Cách tập bú bình cho trẻ 3 tháng tuổi
  • Cách tập bú bình cho bé 4 tháng
  • Tập bú bình cho bé 5 tháng
  • Cách tập cho trẻ 6 tháng bú bình
  • Cách tập cho bé 7 tháng bú bình
  • Cách tập cho bé 1 tuổi bú bình

1. Cách cho trẻ tập bú bình khi đang đói

Cách tập cho con bú bình hiệu quả hay nhất chính là thực hiện khi bé đang đói. Khi đến cữ ăn, ba mẹ có thể chờ thêm một chút để bé đói hơn rồi thử đưa bình sữa vào miệng bé. Lúc này, phản xạ bú mút của bé sẽ cao hơn, dưới tác động của con đói, rất có thể bé sẽ chịu làm quen với việc bú bình dễ dàng hơn.

Một mẹo tập bé bú bình chính là có thể làm ấm núm vú bình sữa cho bé hơn một chút, khi đó sẽ gần giống với bầu ngực của bé hơn, khiến bé không nhận ra điểm khác lạ mà từ chối bú bình.

2. Cách tập bé ti bình khi bé đã no

Trái ngược với với cách thức trên, một số ba mẹ lại chia sẻ bí kíp tập cho bé bú bình thành công khi bé đã no sữa. Cách này cũng giống như việc ba mẹ đang cố gắng không làm trẻ sợ bình sữa. Bởi rất nhiều trường hợp khi bé đang đói mà ba mẹ cho ngậm bình sữa, bé nhận ra mà cảm giác “thù địch” hay “ghét bỏ”.

Thay vào đó, khi bé đã no, giữa các cữ bú bạn cho bé thử ngậm mút bình sữa, có thể bé sẽ chịu thử và dần dần quen hơn mà không hề có cảm giác bị “lừa”.

3. Cách tập bé bú bình ban đêm

Cách tập bú bình cho trẻ 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, thậm chí là 1 tuổi hiệu quả chính là cho trẻ bú bình vào buổi tối, sau khi bú mẹ. Mẹ bắt đầu với một lượng sữa rất ít, chỉ khoảng 15ml.

Điều này giúp bé có thời gian làm quen, dần cảm thấy quen thuộc, gần gũi và dễ dàng chấp nhận bú bình sữa song song với bú mẹ, sau đó là từ từ cai sữa mẹ.

4. Cách tập cho bé bú bình: Giả vờ thờ ơ với bé

Tâm lý xót con có thể là vấn đề làm cho việc tập cho bé bú bình nhanh nhất bị ảnh hưởng, thậm chí là không thành công. Thay vào đó, khi bé quấy khóc, khóc chịu, thậm chí là không chịu bú bình khi mẹ đưa bình sữa vào miệng, hãy bình tĩnh và có những thái độ thờ ơ “tạm thời” với bé.

Có thể lúc này bản thân bé cũng dần bình tĩnh lại hơn, ngừng quấy khóc và chịu bú bình.

5. Cách tập cho con ti bình khi còn mơ ngủ

cach-tap-cho-be-bu-binh-khi-dang-mo-ngu
Lúc bé còn đang ngái ngủ sẽ không phân biệt rõ bú bình với bú mẹ

Một trong những cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất chính là áp dụng khi bé còn đang ngái ngủ. Theo thói quen, bé sẽ chịu ngậm bình sữa cho trẻ sơ sinh và dường như rất khó phân biệt được với ty mẹ hay bình sữa.

Trong vòng vài tuần, bé chấp nhận dễ dàng hơn, ngay cả khi đã tỉnh táo. Tuy nhiên, phương pháp tập cho trẻ bú bình này yêu cầu sự giám sát tuyệt đối từ ba mẹ, người lớn. Đồng thời, nên ưu tiên núm ty có lỗ tiết sữa nhỏ, dòng chảy chậm để ngăn chặn tình trạng sặc sữa cho con.

6. Tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ

Bé không chỉ quen với độ mềm mại, kích thước bầu ngực mẹ mà bé còn quen với vị sữa mẹ. Chính vì vậy, cách cho bé làm quen với bú bình nhanh nhất chính là bắt đầu với sữa mẹ, thay vì sữa công thức.

Mẹ vắt sữa và đổ vào trong bình, cho bé nếm qua vị sữa mẹ để bé cảm giác quen thuộc. Sau đó, con sẽ chủ động mút núm vú để bú sữa.

7. Mẹ nên tránh mặt khi tập bú bình cho bé

Rất nhiều trường hợp bé nhìn thấy mẹ trước mặt và nhất quyết không chịu bú bình, mẹ cũng nên lưu ý điều này. Với kinh nghiệm tập bú bình cho bé, ba, ông bà hay một người thân quen nào đó của bé mà không phải là mẹ sẽ trực tiếp tập cho bé.

Khi đó, bé sẽ không có sự lựa chọn trong đầu, không đặt ra so sánh, bối rối và đòi mẹ. Nhờ đó, bé cũng dễ dàng chấp nhận bú bình sữa hơn. Đây chính là lưu ý quan trọng trong cách tập cho bé bú bình đúng cách.

8. Cách tập em bé bú bình: Kiên trì một tuần liên tục và biết khi nào cần tạm thời “bỏ cuộc”

cach-tap-cho-be-bu-binh-khi-di-dao
Ba mẹ không nên quá ép buộc bé bú bình khi bé từ chối

Ba mẹ có thể áp dụng bí quyết vừa “kiên quyết nhưng không ép buộc căng thẳng”. Tức là trong một tuần đầu, mỗi ngày đều liên tục lặp đi lặp lại việc tập bú bình cho trẻ. Một ngày từ 1-2 lần, cho bé làm quen, tiếp xúc từ từ với bình sữa, thậm chí là chơi với bình sữa.

Sau khoảng một tuần, nếu nhận thấy những chuyển biến tích cực từ con, ba mẹ có thể tăng số lần/ngày để bé có thêm cơ hội và thời gian làm quen.

Tuy nhiên, cũng có những lúc ba mẹ thấy rõ được phản ứng gay gắt của con, hãy biết bỏ cuộc tạm thời, đừng khiến bé căng thẳng và “thù hằn” với bình sữa. Hãy tiếp tục quá trình tập bú bình cho con sau 1 hoặc 2 tuần để bé được làm quen lại từ đầu với một tâm thế thoải mái hơn.

9. Cách giúp bé chịu bú bình: Hãy tạo môi trường và tâm lý thoải mái nhất

Điều này hết sức quan trọng đối với sự thành công của việc tập cho trẻ ti bình sữa. Ba mẹ nên chọn lựa thời điểm bé thoải mái, có sức khỏe tốt, không quấy khóc. Thậm chí, môi trường xung quanh cũng cần thoải mái, trong lành, nhiệt độ phù hợp.

Một số phụ huynh cũng cho bé đi dạo thường xuyên, tranh thủ tập bú bình cho bé khi đang đi ra ngoài, không gian thoáng đãng.

10. Chọn mua bình sữa cho bé tốt nhất, giống ty mẹ nhất

cach-tap-cho-be-bu-binh-hegen
Hình ảnh mô tả: Cách tập bú bình sữa Hegen cho bé

Núm ty bình sữa bán chạy nhất Shopee:

shopee

10.000 ₫

shopee

29.000 ₫

shopee

135.000 ₫

Đây là một trong số những bí quyết luyện cho bé bú bình nhanh chóng thành công nhất. Các loại bình sữa tốt, chất lượng, an toàn, không có mùi hôi, thiết kế bình sữa giống bầu sữa mẹ, núm ti mềm mại và chống sặc,…

Tất cả đây là những đặc điểm, tiêu chí ba mẹ cần quan tâm và ưu tiên khi chọn mua bình sữa cho con. Điều này tạo nên sự gần gũi, quen thuộc, để con nhanh chóng thích ứng với việc bú bình mà không cần ép buộc hay tốn quá nhiều thời gian.

Bài viết liên quan:

Làm sao để bé bú bình được nhiều?

Cùng với cách tập bú bình cho bé, sau khi bé đã quen với bình sữa thì việc làm sao để bé có thể bú bình với lượng sữa nhiều hơn cũng rất được quan tâm.

Một số chia sẻ rằng thời gian đầu, mẹ nên sử dụng núm vú cao su cho bé thay vì silicon. Cao su vốn đàn hồi hơn, tuy nhiên mẹ cần chú ý khâu vệ sinh, tiệt trùng vì thông thường, chất liệu cao su có để lại mùi. Cùng với đó, mẹo làm ấm núm vú như Chanhtuoi đã chia sẻ ở trên cũng giúp bé nhanh chóng nếm thử và bú được nhiều sữa hơn.

Theo thời gian, một số bí quyết khác cũng rất quan trọng như:

  • Cách luyện cho bé ăn theo cữ
  • Điều chỉnh và thay đổi thời gian khi bé bú bình quá lâu
  • Áp dụng các công thức tăng lượng sữa 30ml được nhiều mẹ bỉm chia sẻ
  • Chú ý việc bé vừa bú mẹ vừa bú bình hay hoàn toàn cai bú mẹ về đêm

Xem thêm:

Giải pháp khi bé không chịu bú bình?

cach-tap-cho-be-bu-binh-khong-chiu-bu-binh
Bé từ chối bú bình do nhiều nguyên nhân

Có một thực tế là không phải cách tập cho bé bú bình lúc nào cũng thành công. Một số trường hợp bé không chịu bú bình, nhất quyết từ chối, thậm chí là phản kháng gay gắt với việc bú bình.

Bình sữa cho bé không chịu bú bình: Wesser, Nuk, Dr Brown

tiki

215.000 ₫

lazada

239.000 ₫

shopee

265.000 ₫

Lúc này, ba mẹ hãy thử điều chỉnh và áp dụng một số kỹ thuật sau:

  • Chọn loại núm vú cao su cho bé, làm ấm núm vú tạo cảm giác hấp dẫn kích thích bé.
  • Cho bé nếm thử sữa mẹ trên núm vú, để bé có thể tin tưởng hơn, an tâm hơn.
  • Có thể để bé làm quen, nghịch với núm bình sữa để làm quen. trường hợp bé nhai núm vú cũng là một dấu hiệu tích cực trong quá tình tập bú bình cho bé.
  • Thử cho con bú sữa trong bình với các mức nhiệt độ an toàn khác nhau. Do sở thích của một số bé có thể là sữa hơi ấm hơn hoặc sữa lạnh.
  • Thay đổi thời điểm, thời gian tập ti bình cho bé trong ngày, có thể là ban ngày hoặc ban đêm, trước khi bú mẹ hoặc sau khi đã no,…
  • Thay đổi các tư thế cho bé bú bình khác nhau bởi vì có thể những tư thế đang áp dụng khiến bé không thoải mái.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé nhà bạn phản ứng gay gắt với việc bú bình, ba mẹ cần có một số phương án khác.

  • Nếu bé có thể song song bú mẹ và bú bình, lúc này hãy tiếp tục để bé bú mẹ, tránh việc bé bị đói.
  • Thay đổi loại bình sữa cho bé và núm vú đang sử dụng. Rất có khả năng bé từ chối bú bình vì dụng cụ sử dụng không phù hợp.
  • Trường hợp bé không thể trực tiếp ti mẹ (mẹ ít sữa bé không chịu bú bình, mẹ không có ở nhà,...) để tránh bị đói, ba mẹ có thể dùng cốc để cho bé uống sữa. Nếu bé còn quá nhỏ, trẻ sơ sinh thì có thể đút sữa bằng muỗng nhỏ.

Cách tập cho bé tự cầm bình sữa

cach-tap-cho-be-bu-binh-tu-cam-binh-sua
Khi bé lớn hơn có thể tự cầm bình sữa dễ dàng

Khi đã thành công với giai đoạn làm quen với bình sữa, một khâu trong cách tập cho bé bú bình đáng chú ý chính là luyện cho bé tự cầm bình sữa. Lưu ý, thời gian ba mẹ có thể tập cho bé cầm bình sữa là khoảng từ cuối tháng thứ 5, một số bé muộn hơn phải đến tháng thứ 6, thậm chí là tháng thứ 10.

Ba mẹ sẽ bắt đầu với việc quan sát khả năng tự cầm, nắm của con như thế nào, chọn mua những bình sữa phù hợp dễ cầm nắm: Kích thước vừa phải, nhẹ, thân thon dài thay vì quá lớn so với cỡ tay, thân bình có eo dễ nắm,... Những loại bình sữa cổ hẹp chất liệu nhựa thường được ưu tiên hơn.

Ba mẹ nên có sự hướng dẫn, hỗ trợ trong suốt quá trình tập luyện cho bé, dần dần bé sẽ cảm giác quen tay và có thể tự cầm bình bú mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Tất nhiên, ba mẹ không được để bé tự bú một mình mà không có sự giám sát, theo dõi.

Giải đáp những thắc mắc của mẹ về cách tập bú bình cho bé

Ngoài những thông tin về cách tập cho bé bú bình hiệu quả chống sặc, chống trớ và an toàn nói trên, ba mẹ đang tập bú bình cho con có thể tham khảo một số kinh nghiệm chia sẻ của ba mẹ bỉm sữa đi trước nhằm tăng tỉ lệ thành công khi áp dụng hơn nhé!

cach-tap-cho-be-bu-binh-nao-tot
Cách tập cho bé bú bình sữa và những băn khoăn của ba mẹ

1. Tập cho bé bú bình mất bao lâu?

Mặc dù phản xạ bú mút sữa của bé có sẵn từ khi sinh ra, tuy nhiên để nói về việc tập cho bé làm quen với bình sữa lại cần nhiều thời gian hơn. Có một số bé có thể thích ứng ngay từ lần bú đầu tiên. Tuy nhiên, phần lớn con sẽ cần từ 1 - 2 tuần mới có thể chịu hợp tác bú bình.

2. Làm thế nào để trẻ sơ sinh chịu bú bình?

Ở đây đang nói đến trường hợp bé có sự “phản kháng” với việc bú bình chứ không phải quá trình làm quen đầu tiên. Trẻ sơ sinh vốn còn rất yếu và nhạy cảm, ba mẹ cần lưu ý và có thể áp dụng:

  • Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói.
  • Tạo điều kiện môi trường thích hợp, thoải mái khi cho bé bú
  • Cho trẻ ngậm núm ti giả trước khi bú bình.
  • Thay đổi núm ti mềm hơn nếu bé không chịu bú
  • Chọn mua loại bình sữa phù hợp hơn, bình sữa cho bé không chịu bú bình
  • Tốt nhất, nên cho trẻ sơ sinh học cách bú bình bằng sữa mẹ

3. Cách tập cho bé bú bình: Bé không chịu bú bình thì làm sao?

Ở phần trên, Chanhtuoi đã có chia sẻ rằng nếu bé nhất quyết không chịu bú bình, hãy tạm dừng việc tập bú bình cho bé, để đến khi bé thoải mái hơn sẽ tiếp tục lại sau. Lúc này, có thể tiếp tục cho bé ti mẹ, hoặc dùng cốc, muỗng đút sữa cho bé để tránh việc bé bị đói.

4. Làm thế nào để tập cho bé bú sữa ngoài?

Quá trình bé tập bú sữa ngoài thay thế sữa mẹ cũng là vấn đề không hề đơn giản. Cách thức được áp dụng nhiều nhất thường là đợi đến khi bé đói thì sử dụng bình sữa và pha sữa với nhiệt độ phù hợp và cho bé bú. Có thể lúc này bé sẽ dễ chấp nhận hơn.

Ngoài ra, vẫn nên ưu tiên các dòng sữa cho bé chất lượng và gần giống sữa mẹ nhất. Điều này giúp bé không bị quá lạ sữa mà từ chối.

5. Cách tập cho trẻ bú bình trở lại khi bé bỏ bú bình?

Rất nhiều trường hợp đã tập bú bình cho bé thành công, nhưng sau đó đột nhiên bé lại từ chối bú bình hoặc muốn quay lại bú mẹ. Lúc này, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bé trước tiên, để chắc chắn bé không bị ốm, mệt hay khó chịu trong người.

Sau đó, ba mẹ có thể tham khảo cách tập cho bé bỏ bú bình tương tự với 10 cách tập trẻ bú bình như trên.

Hy vọng bài viết hôm nay đã mang tới cho ba mẹ nhiều thông tin bổ ích, giá trị về việc tập bú bình cho các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là vấn đề cần có thời gian làm quen, ba mẹ không nên quá nóng vội và áp đặt bé.

Thay vào đó, phụ huynh hãy kiên nhẫn áp dụng cách tập cho bé bú bình hiệu quả và an toàn cho con. Chúc ba mẹ thành công!

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo