[2024] Cách tắt định dạng bán hàng trên Facebook nhanh, vĩnh viễn
Facebook đang update những tính năng mới dành cho việc bán hàng. Nhưng nó đã tạo ra rắc rối với những ai thường xuyên đăng bài lên group hay trang cá nhân. Đó là việc bài viết bị gắn định bán hàng. Vậy cách tắt định dạng bán hàng trên Facebook cá nhân nhanh, đơn giản và vĩnh viễn như nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân bài viết Facebook bị gắn tính năng bán hàng
Trước khi hướng dẫn mọi người cách tắt định dạng bán hàng trên Facebook thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao bài viết của mình lại bị định dạng là bài viết bán hàng nhé.
Marketplace Facebook mang đến cho người dùng nhiều lợi ích nhưng đồng thời cũng có một số điểm bất cập. Bởi có rất nhiều người khi đăng bài viết lên Facebook gặp phải tình trạng bài viết bị mặc định gắn định dạng bán hàng. Họ không biết lý do tại sao lại bị như vậy và cách giải quyết như thế nào.
Theo như tìm hiểu thì có hai nguyên nhân chính dẫn tới sự việc này đó là:
- Do tài khoản facebook cá nhân của bạn để chế độ mặc định bán hàng.
- Do bài viết chứa nội dung liên quan đến bàn hàng, bị Facebook hiểu nhầm đây là bài viết bán hàng nên sẽ mặc định gắn thẻ bài viết của bạn.
2. Cách tắt định dạng bán hàng trên Facebook
Cách tắt tính năng định dạng bán hàng trên Facebook rất đơn giản. Các bạn chỉ cần làm theo 3 bước sau:
- Bước 1: Truy cập Facebook và tìm đến bài viết bị gắn định dạng bán hàng của bạn. Hoặc không bạn có thể đăng bài bất kỳ? Sau khi đăng tải bài viết, bạn sẽ thấy bài đăng được gắn định dạng bán hàng theo chế độ mặc định.
- Bước 2: Nhấn vào biểu tượng ba chấm ở góc bên phải của bài viết và bạn sẽ thấy được mục "tắt định dạng bán hàng" hãy nhấn vào mục đó.
- Bước 3: Cuối cùng bạn nhấn vào mục "tắt tính năng bán hàng cho bài viết cá nhân"
Lưu ý: Đây là cách tắt định dạng bán hàng trên facebook vĩnh viễn. Nhưng nếu bạn đăng bài viết với nội dung bán hàng hay có chứa ký tự tiền tệ thì Facebook sẽ nhầm bạn muốn bật tính năng . Vì vậy, để tránh tình trạng bài viết trở thành bài bán hàng thì nên chú ý việc đăng tải nội dung phù hợp.
3. Cách bật bán hàng thông qua Marketplace
3.1 Marketplace là gì?
Marketplace là mô hình kinh doanh online mới xuất hiện và nở rộ trong những năm gần đây, bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh qua hình thức này.
Các bạn có thể hiểu đơn giản nó giống như là một thị trường mua bán được tạo ra, tại đây người mua có thể dễ dàng tìm được mặt hàng mà mình muốn mua và người bán có thể quảng bá rộng rãi các mặt hàng đến khách hàng phù hơp trên nền tảng Facebook.
Marketplace là một kênh bán hàng trực tuyến khá tiềm năng đối với những cá nhân có ngân sách hạn hẹp.Tuy nhiên đi kèm với đó là sự phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba, lâu dần bạn sẽ mất đi những thông tin giúp mình có thể chủ động kiểm soát và định hướng cho doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp lớn, Marketplace chỉ nên là một kênh bán hàng phụ. Bạn phải xây dựng một nền tảng kinh doanh trực tuyến cho riêng mình!
Marketplace trên Facebook là gì?
Là một “chợ online” được phát triển trên nền tảng của facebook.
Cách bán hàng trên Marketplace của Facebook: người dùng đăng nhập tài khoản cá nhân của mình => vào phần Marketplace => đăng tải sản phẩm muốn bán.
3.2 Ưu, nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace
Nếu các bạn quan tâm đến việc bán hàng trên Marketplace này thì hãy cùng mình tìm hiểu những ưu, nhược điểm của nó nào!
Ưu điểm
Không thể phủ nhận Marketplace là một kênh tạo điều kiện thuận lợi cho những người có mục đích kinh doanh ở Facebook, một số ưu điểm như sau:
- Giúp người bán tiết kiệm được chi phí (chi phí Marketing, chi phí quản lí, chi phí Logistics)
- Đăng tải được nhiều thông tin chi tiết hơn như: Mức giá, kích thước tình trạng,..
- Quản lý được số lượng khách hàng đã tiếp cận được với mặt hàng đang bán.
- Đăng tải được nhanh chóng vào các hội nhóm kinh doanh, buôn bán khác mà mình đang tham gia.
- Tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng xung quanh khu vực bạn đang bán.
Các bạn cần phải biết và tuân theo các chính sách thương mại mà Facebook đặt ra đảm bảo bài viết bán hàng của bạn không chịu những án phạt từ Facebook.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà nó mang lại thì cũng có một vài nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace mà bạn cần cân nhắc như là:
- Sản phẩm bán được sẽ mất phí hoa hồng theo quy định.
- Giá cả không minh bạch và sản phẩm có khi sẽ không đảm bảo được chất lượng.
- Không thể kiểm soát được dữ liệu.
- Vì đây là thị trường chung sẽ có việc các nhà cung cấp bán cùng một sản phẩm nên mức độ cạnh tranh sẽ cao.
3.3 Cách bật tính năng bán hàng trên Marketplace
Để đăng tải bài viết bán hàng trên nền tảng Marketplace, bạn sẽ cần bật lại tính năng bán hàng mà bạn đã tắt. Niêm yết giá công khai và để bài viết hiển thị những nơi khác, phần tìm kiếm hay bên ngoài facebook. Các bạn hãy thực hiện các thao tác sau để bật tính năng bán hàng trên Marketplace:
- Bước 1: Tại màn hình giao diện chính của Facebook, bạn nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang ở góc phải màn . Sau đó ấn vào biểu tượng ngôi nhà có chữ Marketplace.
- Bước 2: Bạn nhấn chọn vào nút “bán”.
- Bước 3: Sau đó nó sẽ hiện ra bảng tạo bài niêm yết mới với 4 hạng mục là mặt hàng, xe cộ, nhà bán hoặc cho thuê và việc làm. Tiếp đến chọn sản phẩm mà mình muốn đăng.
- Bước 4: Bạn cần nhập thông tin mặt hàng cần bán bao gồm: Ảnh sản phẩm, Tiêu đề, Giá sản phẩm, Hạng mục, Vị trí, Tình trạng. Những thông tin ở các mục còn lại bạn có thể điền hoặc không, tuy nhiên nên điền đầy đủ thông tin để tạo niềm tin với khách mua hàng khi tìm hiểu sản phẩm chi tiết.
- Bước 5: Nhấn nút "tiếp" ở phía trên bên phải màn hình. Cuối cùng nhấn vào nút "đăng".
3.4 Giải pháp để kinh doanh online hiệu quả
Dù là kinh doanh online hay offline, bạn đều phải xác định đâu là kênh bán hàng chính mình muốn tập trung. Bạn không nên sử dụng kênh bán hàng Marketplace để làm kênh chính thức.
Vì vậy xây dựng website chính là cốt lõi trong bán hàng trực tuyến. Website trở là trung tâm cho mọi hoạt động Marketing: xây dựng thương hiệu, thu thập dữ liệu khách hàng… và Marketplace trở thành kênh bán hàng hỗ trợ tăng doanh số.
Xây dựng thêm kênh bán hàng Website là một cách để bạn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Nhưng với những khách hàng muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn về sản phẩm hoặc các thông tin hữu ích trong một lĩnh vực thì Marketplace khó tiếp cận và nuôi dưỡng được nhóm đối tượng tiềm năng này.
- Với nhóm khách hàng có nhu cầu trực tiếp (mua sản phẩm): họ có thể vào trực tiếp website của bạn,… để mua hàng.
- Với nhóm khách hàng có nhu cầu gián tiếp: họ thường tìm kiếm các thông tin liên quan như cách vệ sinh giày, cách buộc dây giày,…
Bây giờ, website sẽ giúp bạn tiếp cận được nhóm khách hàng này thông qua các bài viết hướng dẫn về các chủ đề trên. Bạn bắt đầu dẫn dắt họ bằng chuỗi bài viết có nội dung hấp dẫn, từ đó tạo được niềm tin và nhận thức về thương hiệu, tăng cơ hội bán hàng trong tương lai.
Sau khi khách hàng đã truy cập vào website, bạn sẽ thu thập được các dữ liệu quan trọng (dữ liệu truy cập lịch sử, form đăng ký nhận bản tin, lịch sử đơn hàng,…) để phối hợp với các hình thức Remarketing như Email Marketing, Facebook Ads, Google Ads,… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Bạn có thể kinh doanh qua các kênh khác như Facebook, Zalo, Marketplace,… Nhưng website vẫn nên là “trụ sở thương hiệu trực tuyến” trong chiến lược kinh doanh online của bạn đồng thời sử dụng Marketplace để mở rộng thị trường kinh doanh.
Xem thêm:
Với những thông tin hữu ích mà mình đã tìm hiểu được và chia sẻ với các bạn trên đây. Hy rằng các bạn đã hiểu và biết được cách tắt định dạng bán hàng trên Facebook. Chúc các bạn luôn thành công và có một ngày vui vẻ!
bài viết thật hay và ý nghĩa !!!