Cách theo dõi màu và mùi của phân trẻ sơ sinh để đoán bệnh của trẻ
Đặc điềm phân của trẻ sơ sinh tiết lộ gì về sức khỏe của bé? Rất nhiều mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là tốt, như thế nào là bất thường? Để trả lời câu hỏi này thì bạn cần theo dõi tần suất, số lượng cũng như màu sắc của phân khi bé đi đại tiện.
Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiêu lần một ngày?
Mỗi em bé sơ sinh sẽ có số lần đi ngoài khác nhau trong 1 ngày, phụ thuộc vào việc bé bú sữa mẹ hay bú bình và phụ thuộc vào cả khả năng hấp thụ dinh dưỡng của từng bé.
Trong những ngày đầu sau khi sinh, phân trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Phân su bao gồm các chất dịch nhầy, dịch màng ối và những chất em bé hấp thụ trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ. Thải ra phân su chứng tỏ hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt.
Sau khi thải ra hết phân su, trẻ sẽ thải ra phân bình thường. Phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào những gì mà trẻ hấp thụ. Ở giai đoạn này là sữa mẹ và sữa công thức.
Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Để hiểu được phân của trẻ sơ sinh bình thường là như thế nào? Hãy cùng phân tích đặc điểm phân của trẻ đối với 2 loại sữa này như sau:
Phân của trẻ bú mẹ
Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non. Sữa non rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho ruột của trẻ, giúp nhuận tràng, kích thích đẩy phân su ra ngoài và hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ. Sau khi trẻ bú sữa mẹ khoảng 2- 3 ngày sẽ thải ra phân có những đặc điểm như:
- Phân màu vàng sáng, vàng tươi
- Mềm nhuyễn, có lẫn chút nước. Một số trẻ có thể thải ra phân hơi sần hoặc vón cục
Thời gian này, trẻ đi cầu nhiều lần trong ngày, trung bình khoảng 4 – 6 lần/ngày. Trẻ có thể đi cầu ngay sau khi vừa bú mẹ. Khoảng 1 – 2 tuần sau, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen với các hoạt động và nguồn sữa mẹ thì trẻ đi cầu cũng ít hơn.
Phân của trẻ bú sữa công thức
Trẻ khi bú sữa công thức sẽ thải ra phân khác với trẻ bú sữa mẹ. Sữa công thức dù tốt đến đâu đi chăng nữa cũng không thể so sánh được với sữa mẹ. Đó cũng chính là lý do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 24 tháng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, nhiều sản phụ không thể cho con bú mà buộc phải cho trẻ uống sữa công thức, khi đó bố mẹ có thể thấy phân của con có những đặc điểm như:
- Kết cấu phân lớn do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ
- Phân có màu vàng nâu hoặc nhạt, không sáng như phân của trẻ bú sữa mẹ
- Phân có mùi hơi nồng
- Dễ bị táo bón
Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bất thường?
Theo dõi màu và mùi của phân giúp mẹ đoán được bệnh của trẻ, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.
Nếu như phân trẻ sơ sinh có sự thay đổi khi con chuyển sang ăn dặm hoặc chuyển từ ăn sữa mẹ sang sữa công thức thì đó là hiện tượng bình thường. Chúng ta không phải lo lắng, bận tâm nhiều. Tuy nhiên, nếu phân có một trong những đặc điểm sau đây thì bạn phải hết sức lưu ý.
Trẻ tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng có thể biến mất trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, và theo dõi nếu bé đi tiêu chảy liên tục hơn 6 lần/ngày mà không thuyên giảm, thì hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này giúp con tránh khả năng bị mất nước quá nhiều.
Phân có màu xanh lá
Thông thường, hiện tượng phân trẻ sơ sinh có màu xanh lá thường xuất phát từ việc bé hấp thụ quá nhiều lactose có trong sữa. Để giải quyết tình trạng này, người mẹ chỉ cần tập trung cho bé bú hết sức ở một bầu ngực rồi mới chuyển sang bú ở bên còn lại.
Nếu như con của bạn đang ăn sữa ngoài thì có lẽ bé không hợp với sản phẩm này, mẹ có thể nghiên cứu và đổi sang sản phẩm khác cho con nhé! Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là tác dụng phụ của thuốc, cơ thể trẻ phản ứng với một vài thực phẩm, hoặc đường ruột, hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề.
Đây là một dấu hiệu mà mẹ cần lưu ý, đưa trẻ bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Phân có màu nhạt
Phân trẻ sơ sinh có màu nhạt là vấn đề khá nghiêm trọng. Đây có thể là tín hiệu thông báo trẻ đang mắc bệnh vàng da. Nếu thấy con có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh vàng da, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau một vài tuần, tuy nhiên một số trường hợp bệnh trở nên nặng hơn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, mẹ không nên chủ quan đối với sự thay đổi trên cơ thể bé, đặc biệt là phân chuyển màu khác so với bình thường.
Phân có lẫn máu
Trường hợp này thường xảy ra khi bé bị táo bón, đi đại tiện rất khó khăn và có nguy cơ bị nứt hậu môn nếu tình trạng trên kéo dài. Khi bị táo bón, các em bé rất mệt mỏi và bị mất nhiều nước, vì thế cha mẹ phải tăng cường chăm sóc và cho con bú để bù lại nước.
Khi bị táo bón, bé sẽ có hiện tượng đỏ mặt, căng thẳng và phải cố hết sức để rặn. Thật ra, đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Một số biểu hiện cho thấy con bạn có thể đang bị táo bón, bao gồm:
- Gặp nhiều khó khăn khi đi tiêu
- Phân nhỏ và ráo hoặc đôi lúc lại lớn, cứng hơn so với bình thường
- Bụng của bé luôn căng
- Xuất hiện máu trong phân, có thể do hậu môn bị chảy máu khi bé cố gắng thải phân ra ngoài.
Trẻ bú sữa mẹ thường ít gặp phải tình trạng này. Nếu bé bú ngoài và uống quá nhiều sữa công thức thì rất dễ bị táo bón. Vì vậy, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn cách pha sữa với lượng nước phù hợp trước khi pha cho con. Mẹ cũng cần chú ý đến nhiệt độ nước pha sữa để có thể hòa tan hết sữa bột trong bình. Tuy nhiên, nếu phân có nhầy máu kèm theo đi ngoài nhiều lần bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn đòi hỏi sự cẩn thận và sát sao. Phân trẻ sơ sinh có thể cho bạn biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân nhé.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận