Hướng dẫn cai bỉm cho bé mẹ nào cũng nên lưu ý
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm cai bỉm cho bé, giúp các mẹ có thể tập dần cho bé. Đến một thời điểm nào đó khi con lớn, bố mẹ buộc phải hạn chế dùng bỉm cho bé, rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, cần có thời gian và phương pháp hợp lý để trẻ không còn phụ thuộc vào bỉm nữa. Hãy tham khảo ngay các mẹo bên dưới nhé!
Mấy tuổi thì nên cai bỉm cho bé?
Bố mẹ cần cai bỉm cho con từ từ, hạn chế dùng bỉm vào ban ngày trước sau đó sẽ tiến hành cai bỉm vào ban đêm. Nguyên nhân là nếu bé còn quá nhỏ thì không ý thức được và sẽ tiểu khi đi ngủ. Nếu không đóng bỉm thì sẽ ảnh hưởng đến bé. Bé 2 tuổi thì nên bắt đầu tập cai dần bỉm cho bé vào ban ngày. Đối với việc bỏ bỉm vào ban đêm thì nên tập cho bé tầm 3.5 -4 tuổi.
Khi bé 2 tuổi, bé đã ý thức và cảm giác được việc buồn tiểu, khi bàng quang đầy. Đây chính là khoảng thời gian vàng để bắt đầu tập cho bé tự tiểu vào ban ngày. Ở độ tuổi này bé chưa hoạt động nhiều nên sẽ ngoan ngoãn hơn nếu được bố mẹ hướng dẫn, cũng không sợ các bé chống đối. Nên mẹ hãy cân nhắc để tập tiểu cho bé vào độ tuổi này nhé.
Chúng ta sẽ xi tiểu cho bé mỗi 2 đến gần 3 tiếng một lần. Mình cũng có thể quan sát số lần đi tiểu của bé để cân bằng dinh dưỡng tránh thiếu nước. Một bé tầm tuổi này tốt nhất là đi tiểu khoảng 8 cho đến 10 lần.
Độ tuổi từ 3,5 – 4 là thời gian mẹ sẽ bắt đầu tập cai bỉm vào ban đêm. Như đã nói ở trên, độ tuổi này là thời điểm thích hợp hơn. Khi bé đã ý thức được việc khó chịu, buồn tiểu muốn đi tiểu thì mẹ sẽ tập cho bé bắt đầu cai bỉm, hạn chế tiểu đêm. Trường hợp nếu buồn tiểu sẽ tự gọi bố mẹ hỗ trợ. Chúng ta cần kiên nhẫn hướng dẫn bé, rèn luyện cho bé từ từ. Trước khi ngủ khoảng tầm 2 tiếng thì không nên cho bé uống nước và xi tè cho bé. Buổi sáng sẽ quan sát xem bé có tiểu đêm không, tần suất như nào. Đặc biệt cần lưu ý không nên đánh thức bé để xi tiểu, hãy để mọi thứ một cách tự nhiên. Bố mẹ tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Kinh nghiệm cai bỉm cho bé thành công 100%
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh theo thời điểm nhất định
Dựa trên cơ chế của đồng hồ sinh học, những thói quen thường xuyên thực hiện sẽ được cơ thể ghi nhớ. Đều này sẽ giúp bé rèn luyện từng ngày và dần dần sẽ quen với thói quen đi tiểu đúng lúc.
Chúng ta sẽ chọn ra từng khung giờ cố định trong ngày dễ ghi nhớ như trước và sau giấc ngủ, sau bữa ăn,… Ví dụ, mỗi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa khi bé vừa thức dậy sẽ cho bé đi vệ sinh, có thể xi tè hoặc cho hướng dẫn bé tự đi. Buổi tối khi bé đi ngủ sẽ hạn chế uống nước, cho bé đi tiểu khi bé chuẩn bị ngủ. Những thói quen tiểu từng thời điểm cụ thể như thế sẽ giúp bé làm quen và không còn tè dầm nữa.
Hướng dẫn bé gọi giúp đỡ khi cần đi vệ sinh
Như đã phân tích ở trên, thời điểm bắt đầu cai bỉm cho bé thì bé đã ý thức được việc mình muốn tiểu. Nên lúc này bố mẹ sẽ bắt đầu dạy bé, gọi người dẫn đi khi buồn tiểu. Kể cả khi bé ở nhà cũng như đến trường thì bé có thể nhờ giúp đỡ của bố mẹ hoặc cô giáo để dẫn đi. Việc bé chủ động sẽ hạn chế việc dùng bỉm và biết mình đi vệ sinh đúng nơi khi cần.
Luyện cho bé chủ động đi vệ sinh một mình
Hoàn tất các thói quen trên thì bé bắt đầu đi vệ sinh một cách có kỷ luật hơn. Tiếp theo sẽ tiếp tục tập cho bé chủ động đi vệ sinh. Chúng ta có thể trò chuyện trò chuyện và dành một lời khen cho bé. Những lời động viên và khen ngợi sẽ giúp bé tự tin và ngoan ngoãn tự đi vệ sinh khi “buồn”.
Cho bé mặc những chiếc quần mà bé thích
Con trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc yêu thích về một món đồ nào đó, chẳng hạn như chiếc quần chẳng hạn. Chúng ta có thể dẫn trẻ đi mua và để chúng chọn màu sắc ưa thích của chúng. Sau đó sẽ bảo với con về việc chiếc quần rất đẹp và con đừng làm bẩn nó nhé! Với những chiếc quần yêu thích bé sẽ không muốn làm ướt chúng. Đây cũng là một cách để mẹ có thể tập cho bé ý thức hơn trong việc đi tiểu.
Xem thêm: Quần bỏ bỉm là gì? Có nên cho bé sử dụng hay không? Nên dùng loại nào?
Những lưu ý khi hướng dẫn trẻ đi vệ sinh
Bố mẹ hãy kiên nhẫn
Bé cần thời gian để thích nghi và hình thành thói quen đi tiểu, vì thế bố mẹ cần phải kiên nhẫn đồng hành cùng con. Chúng ta cũng nên dành thời gian quan sát hành vi của trẻ, thói quen đi vệ sinh như thế nào để chủ động có những biện pháp phù hợp.
Không nên quát mắng, nặng lời với bé
Việc nặng lời với bé sẽ gây ra tổn thương cho bé mà nhiều khi bố mẹ không để ý. Chúng ta hãy nhẹ nhàng hướng dẫn con khi con làm sai và khen ngợi khi con đã thực hiện đúng.
Việc cai bỉm cho bé cần một thời gian nhất định tùy theo từng bé. Bố mẹ luôn phải đồng hành để hướng dẫn con hình thành những thói quen tốt. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hướng dẫn con đi vệ sinh đúng cách.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận