Chàm da mặt là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Chàm da mặt hiện nay dần trở thành một hiện tượng phổ biến trên da gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như độ thẩm mỹ trên da mặt bạn lâu dài nếu bạn không biết cách điều trị và chăm sóc da đúng cách. Công việc điều trị và chăm sóc da chàm cũng không khó như bạn tưởng. Quan trọng là bạn phải hiểu rõ nguyên nhân và một số kiến thức liên quan về nó.
Chàm da mặt là gì? Làm thế nào để nhận biết?
Cách chăm sóc da mặt bị chàm có gì khác so với những bệnh lý về da khác?
Xin cung cấp cho bạn một số thông tin bổ ích về vấn đề trên!
Chàm da mặt là gì? Biểu hiện
1. Chàm da mặt là gì?
Bệnh chàm là tình trạng viêm da dẫn đến các mảng da ngứa, đỏ có thể bị nứt hoặc có mụn nước. Tình trạng này gây khó chịu ở bất cứ nơi nào nó xảy ra, cho dù trên cánh tay, lưng hoặc tay. Nhưng bệnh chàm có thể đặc biệt đau đớn và và khó chịu khi nó xuất hiện trên mặt.
Các loại bệnh chàm da mặt có khả năng xuất hiện nhiều nhất:
- Viêm da dị ứng: Bệnh chàm phổ biến nhất và vùng da bị chàm thường là má và cằm, quanh mắt, mí mắt, môi và nó có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt.
- Viêm da tiếp xúc: Thường là quanh mắt, chân tóc, các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước hoa, đồ trang sức. Bệnh chàm này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên mặt.
- Viêm da tiết bã: Thường xảy ra ở quanh chân tóc, mũi, tai, lông mày.
Chàm da mặt là gì?
2. Biểu hiện:
Những biểu hiện phổ biến của bệnh chàm da:
- Những mảng da đỏ xuất hiện rải rác trên mặt sau đó lây lan dần gây tình trạng khô da, ngứa ngáy, khó chịu
- Da dễ bị bong tróc và tại vùng da này dễ chảy máu
- Đôi khi xuất hiện mụn trắng li ti và phát triển thành mụn nước nhỏ, nông và dễ vỡ ra rồi chảy dịch
- Da đóng vảy phần lớn là màu vàng và hình thành lớp da non bên dưới
- Khi gãi vùng da bị chàm càng nhiều thì vùng da đó càng sậm màu, da dày sừng, thô ráp và dễ nhiễm trùng
Nguyên nhân gây chàm da mặt
Bệnh chàm da mặt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khiến bác sĩ khó lòng xác định, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:
1. Những tác nhân bên trong:
- Do yếu tố di truyền: Nếu trong da đình bạn có ai đó bị chàm da mặt thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao.
- Độ tuổi: Chàm da mặt đa phần xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và chúng dần mất đi khi bạn dần lớn lên tuy nhiên ở một số người bệnh này dai dẳng và đi theo họ suốt nếu họ không chữa trị. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh này.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Khi hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm bạn có nguy cơ mắc phải bệnh da liễu trong đó có bệnh chàm da mặt.
- Hen suyễn và dị ứng: Khả năng bạn mắc bệnh này sẽ cao nếu bạn bị hen suyễn hay dị ứng.
- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố bất ổn có thể gây bệnh da liễu trong đó có chàm da mặt.
2. Tác nhân bên ngoài:
- Tiếp xúc với dị nguyên: Những chất đó thường là dầu gội, sữa tắm, nước hoa, các chất có thành phần hóa học mà bạn tiếp xúc hằng ngày. Ngoài ra còn có mốc, vẩy da thú cưng, phấn hoa, bụi.
- Dị ứng mỹ phẩm: Khi bạn sử dụng các sản phẩm có thành phần gây kích ứng da có thể bị viêm đó, ngứa gáy, gây bệnh chàm da.
- Dị ứng thực phẩm: Các thực phẩm dễ gây dị ứng để dẫn đến bệnh chàm da là: các loại hạt, động vật có vỏ, sữa hoặc trứng.
Cách chăm sóc da khi bị chàm da mặt
Cách chăm sóc da khi bị chàm da mặt cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc sau:
- Luôn giữ cho da sạch sẽ bằng cách sử dụng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ. Không nên sử dụng sữa rửa mặt có cồn hay nồng độ PH quá cao, quá thấp vì điều này càng khiến chàm da trở nên nặng hơn.
- Chống nắng cho da mỗi khi ra ngoài bằng các sản phẩm kem chống nắng lành tính, dịu nhẹ. Hạn chế đi ra nắng nhiều nhất có thể vì tia UV có tác động xấu đến vết chàm.
- Hạn chế trang điểm trong thời gian chữa trị vì hầu hết các loại mỹ phẩm đều chứa chất kích ứng da: chất lâu trôi vì vậy hãy chỉ trang điểm nhẹ nhàng, tốt nhất là không trang điểm.
- Tránh chà xát, cào, gãi trên da vì càng khiến vùng da ngứa ngáy, nghiêm trọng hơn và vùng da bị chàm có thể lan rộng.
- Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây và bổ sung nước đây đủ để giúp làn da tránh bị khô hạn và giúp cấp ẩm cho da.
- Dưỡng ẩm cho da 2 lần/ tuần bằng những sản phẩm dịu nhẹ và có độ thẩm thấu nhanh, không nhờn rít hay bí da. Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm không có thành phần hóa học, mùi thơm, chiết xuất từ tự nhiên và có nguồn gốc rõ ràng để giảm khả năng gây kích ứng da.
Làm sạch da dịu nhẹ
Cách điều trị chàm da mặt
1. Bằng thuốc:
Một số loại kem bôi, thuốc trị chàm da mặt được khuyên dùng:
- Kem steroid. Đây là một thành phần quan trọng trong điều trị bệnh chàm. Nó có tác dụng làm giảm cơn ngứa và giảm chàm lan rộng. Tuy nhiên, thuốc steroid chỉ nên được sử dụng trong một thời gian ngắn vì nó có thể làm mỏng da của.
- Kem hydrocortisone không kê đơn có thể giúp da giảm đỏ, ngứa. Bôi thuốc một hoặc hai lần một ngày trong vài tuần. Nếu nó vẫn không có tác dụng, bạn có thể cần một steroid được kê theo toa mạnh hơn.
- Thuốc ức chế calcineurin. Bác sĩ có thể kê toa thuốc này thay vì một loại kem steroid. Chúng có tác dụng ngăn chặn các hóa chất có thể làm cho bệnh chàm bùng phát. Chúng được sử dụng đặc biệt để điều trị bệnh chàm trên khuôn mặt, bao gồm mí mắt, cổ và nếp gấp da.
2. Bằng nguyên liệu tự nhiên:
a. Mặt nạ sữa chua kết hợp dâu tây:
- Công dụng: Trong sữa chua có axit lactic giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ các lớp tế bào gây chàm da, ức chế sắc tố melanin, giúp mềm da và nhẹ nhàng dưỡng ẩm. Dâu tây có vitamin C giúp da sáng hơn, đều màu.
- Nguyên liệu: 1 - 2 quả dâu tây và nửa hộp sữa chua không đường
- Cách làm: Nghiền nát dâu tay sau đó trộn chung với sữa chua không đường rồi đắp lên làn da đã được rửa sạch trong vòng 15 phút. Sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.
b. Mặt nạ mật ong:
- Công dụng: Mật ong được biết đến với khả năng kháng viêm tự nhiên, ức chế vi khuẩn, thúc đẩy làm lành vết thương, làm dịu triệu chứng chàm da mặt.
- Nguyên liệu: Mật ong
- Cách làm: Rửa mặt với nước ấm cho lỗ chân lông dãn nở sau đó đắp mật ong nguyên chất lên da rồi matxa nhẹ nhàng cho dưỡng chất thẩm thấu rồi rửa sạch lại.
Điều trị chàm da mặt từ nguyên liệu thiên nhiên
Cách phòng ngừa chàm da mặt
Các cách phòng ngừa bệnh chàm da hiệu quả bạn nên lưu ý:
- Dưỡng ẩm: Cách tốt nhất và tối ưu trong việc phòng ngừa bệnh chàm da mặt chính là dưỡng ẩm. Những loại dưỡng ẩm khuyên dùng để tránh bị chàm da mặt: kem Cetaphil, Eucerin, thuốc mỡ. Nên sử dụng sau khi rửa mặt và toner là hợp lý nhất.
- Cẩn trọng với trang điểm: Nên lựa chọn những loại mỹ phẩm không có thành phần gây kích ứng da hoặc hạn chế nhất có thể. Không nên trang điểm quá dày và nhớ vệ sinh da mặt bằng tẩy trang, sửa rữa mặt khi cần loại bỏ lớp trang điểm.
- Làm sạch da mặt dịu nhẹ: Nên sử dụng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ không có thành phần gây kích ứng da để tránh gây chàm da mặt.
- Chú ý nhiệt độ: Sử dụng nước có nhiệt độ vừa phải, tránh sử dụng nước quá nóng khi rửa mặt. Tránh xa nhưng nơi có nhiệt độ quá cao và nhớ vệ sinh da sau khi tham gia các hoạt động đổ mồ hôi nhiều để tránh gây kích ứng làm phát triển bệnh chàm.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Hãy che chắn kỹ khi ra ngoài và sử dụng kem chống nắng có thành phần dịu nhẹ để bảo vệ làn da khỏi tia UV - một trong những tác nhân gây bệnh chàm da mặt và khiến bệnh trầm trọng hơn.
Sau những kiến thức đã chia sẻ về chàm da mặt, Chanh Tươi mong muốn các bạn sẽ hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh này. Hãy chia sẻ để những thông tin hữu ích này được lan rộng nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận