Chọn đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi và những bài học quý giá từ người Nhật
Trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi đã bắt đầu tập di chuyển cơ thể, chẳng hạn như lật người qua lại hay tập ngồi. Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ, vì thế mà bố mẹ nên chọn cho con những đồ chơi thích hợp và giúp ích trong quá trình phát triển của cơ thể bé. Vậy đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi có những loại nào? Cần lưu ý những gì khi mua đồ chơi cho trẻ? Các bố mẹ hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Trong giai đoạn 6 tháng tuổi thì trẻ có những đặc điểm nổi bật như có thể nhìn được những vật ở cách xa 3m, xúc giác hay các giác quan khác cũng phát triển nâng cao hơn giai đoạn trước. Những đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi phù hợp với trẻ ở giai đoạn này phần lớn nên chọn những loại có thể giúp bé phát triển hệ thần kinh vận động của cơ thể, phát triển các giác quan một cách toàn diện để bé có cái nhìn sát hơn với thế giới.
Trẻ 6 tháng tuổi đã phát triển như thế nào?
Thị giác
Ở độ tuổi này, mẹ hãy cho con ghi nhớ tất cả những hiện tượng, nhưng diễn biến của thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Hãy bế bé đi quanh ngôi nhà thân yêu của bé và chỉ cho bé đây là đồ vật gì, nó dùng để làm gì, cứ thấy đồ vật gì mẹ hãy nói tên đồ vật đó và diễn giải đơn giản, ngắn gọn để bé thêm phần hứng thú hơn.
Sự phát triển thị giác ở trẻ 6 tháng tuổi.
Thường xuyên, dành thời gian đưa bé đi chơi ở bên ngoài có thể là công viên gần nhà, sở thú hay đơn giản là cuối tuần cả gia đình đi picnic,… cố gắng làm bé ghi nhớ càng nhiều sự vật càng tốt, điều này giúp cho bé tăng khả năng ghi nhớ, tổng hợp và sâu chuỗi mọi việc. Hãy lặp đi lặp lại nó sẽ cho bạn một kết quả đáng ngạc nhiên đấy.
Ngoài ra, bạn nên mua những bộ đồ chơi là các đồ vật tý hon để bé tiếp xúc thường xuyên và có sự so sánh giữa đồ chơi và thế giới bên ngoài. Khi đó bạn vừa có thể chơi cùng bé, vừa có thể giải thích cho bé rõ hơn tác dụng của những đồ vật này và cách sắp xếp ra sao. Hoặc những đồ chơi xếp hình, lắp ghép cũng giúp bé nhận biết được các hình dạng đồ vật của bé, mẹ vừa chơi vừa là phiên dịch viên cho bé, đó là một ý tưởng không tồi chút nào đâu.
Trong phòng bé luôn luôn phải có một bảng chữ cái to, rõ ràng. Hàng ngày, mẹ bế bé ra bảng và vừa chỉ vừa đọc to từng chữ một, lặp lại điều này nhiều lần trong ngày nó sẽ giúp bé ghi nhớ tốt và làm quen với những chữ cái và con số dễ dàng hơn. Nó không chỉ làm tăng khả năng ghi nhớ, quan sát của bé mà còn giúp ích cho việc học tập sau này của bé nữa đấy, vậy mới nói chỉ bằng có cách này mà trẻ em ở Mỹ mới chỉ có 6 tháng tuổi đã nhớ hết các chữ cái rồi. Quả là tuyệt vời phải không các mẹ!
Thị lực của bé lúc còn nhỏ rất quan trọng, có những bé mới sinh ra đã bị cận thị hay gặp những vấn đề về mắt rồi. Cách kiểm tra đơn giản nhất bạn có thể làm chính là sử dụng chiếc bóng đèn, hãy tắt, bật đèn để xem bé có nhìn về phía có ánh sáng không và di chuyển đèn gần, xa, trái, phải xem bé có điều chỉnh hướng mắt theo không.
Thính giác
Để phát triển thính giác tốt nhất mà mẹ có thể làm đó là thường xuyên nói chuyện với con, giải nghĩa cho con mọi hiện tượng, sự việc xảy ra trong thế giới xung quanh. Khi bé được đi chơi hãy để bé nghe tiếng gió, tiếng sự vật xung quanh để bé nhận biết được rõ nét nhất sự khác biệt giữa tiếng mẹ nói và tiếng của thế giới bên ngoài.
Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con để trẻ phát triển thính giác.
Tuy nhiên, việc nói chuyện với con hàng ngày theo kinh nghiệm của các bà mẹ Nhật cũng phải có nghệ thuật. Khi nói chuyện với con cần phải sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, vui vẻ và diễn cảm nhất có thể, hãy sử dụng cả chân tay để diễn tả cho bé, hỏi bé để tăng tính chân thực cho bé. Khi hỏi bé sử dụng giọng diễn cảm sẽ là ma lực lôi cuốn bé “ con muốn đi tè à ?” “ Con đói bụng chưa con ?” “ Con tè dầm ra bỉm rồi à ? tè thì phải bảo mẹ nhé”, mới đầu bé sẽ tương tác lại với bạn bằng những tiếng không rõ nghĩa nhưng về dần rà bé sẽ hiểu hơn những câu hỏi của bạn và tự hiểu rằng phải trả lời bạn như thế nào.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bé trên 3 tháng tuổi sẽ có tai phải nhạy cảm hơn, vì thế khi gọi hay nói chuyện với bé hãy nói vào tai phải của bé nhé. Khi nói chuyện nên chăm chú vào bé, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những câu nói, chử chỉ âu yếm khiến bé thích thú “ Bin ah, mẹ đây này. Mẹ yêu con nhiều lắm. Bin ngoan của mẹ” sẽ làm bé thấy thích thú và đi sâu vào ký ức của bé.
Hãy chờ đợi câu trả lời của bé bằng cách nhìn vào mắt bé một cách chăm chú, bé nói thì bạn hãy bắt chước theo để bé có thể tiếp tục câu chuyện của mình. Nếu bé không thích nói thì bố mẹ cũng đừng nản hãy tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần để bé quen hoặc có thể sử dụng đồ chơi để làm “ mồi” cho bé nói chuyện.
Đầu tư cho bé những loại đồ chơi âm nhạc, với những âm thanh khác nhau, có thể là đàn hay cũng có thể là một chiếc hộp phát ra những tiếng động vật khác nhau, nó sẽ thật sự hữu ích nếu bạn không có quá nhiều thời gian để đưa bé đi chơi đấy.
Xúc giác
Trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu biết đưa tay ra với đồ vật, hãy kích hoạt cho bé khả năng tóm, nắm trong lòng bàn tay của bé thật chắc. Những đồ vật cho bé cầm, nắm phải khác nhau về kích thước, màu sắc như miếng mút, giấy, gỗ, len,… cứ luyện tập cho bé đều đặn như thế thì sau khoảng 4 tháng tuổi bé đã sử dụng thành thạo các thao tác cầm, nắm, từ đó bé sẽ có ý thức học tập tốt và nhanh chóng trưởng thành.
Ngoài ra, bạn có thể cho bé cầm nắm trong nước để bé cảm nhận sự khác biệt so với bên ngoài nước xem sao.
Ở Nhật, người ta còn chế tạo ra những loại đồ chơi để phát triển xúc giác cho trẻ như đồ chơi đập bóng, xúc xắc, boeing,… rất thú vị cho trẻ vừa chơi vừa luyện tập khả năng cầm nắm của bé.
Vận động
Trẻ 6 tháng tuổi phát triển hệ thần kinh vận động.
Bố mẹ có thể chơi với con lúc rảnh rỗi bằng cách cho bé nằm trên bụng để bé tự ngóc đầu dậy, càng lâu thì càng tốt. Hay cho bé “ đi máy bay” bằng cách bạn lấy chân và tay đưa bé lên cao để kích thích sự vận động của bé.
Bài học từ cách chọn đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi của người Nhật
Đồ chơi trẻ em không chỉ để chơi, để giải trí mà còn là công cụ hữu ích giúp bố mẹ kết nối cùng trẻ nhiều hơn thông qua quá trình chơi mà học. Đặc biệt, những món đồ chơi thông minh ngày càng đa dạng và hiện đại ngày nay còn có thêm nhiều đặc điểm và tính chất độc đáo giúp cho trẻ có thể phát triển tư duy và trí tuệ nhiều hơn.
Nhưng, trước vô vàn những quảng cáo đồ chơi tràn ngập hiện nay với hình dáng bắt mắt và đâu đâu cũng nói rằng giúp trẻ phát triển trí thông minh nhiều hơn, chắc chắn rằng tình trạng chung của nhiều bậc cha mẹ ngày nay đó là không biết nên lựa chọn đồ chơi cho con như thế nào?
Từ trước đến nay, phương pháp giáo dục của người Nhật luôn nhận được sự quan tâm cũng như học hỏi của nhiều phụ huynh bởi sự tiến bộ trong cách dạy con cái và rèn luyện nhân cách cũng như sự thông minh cho trẻ ngay từ nhỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách chọn đồ chơi cho con của người Nhật trong chương trình tư vấn cách nuôi dạy con “Sukusuku Kosodate” được chiếu trên kênh NHK của Nhật Bản.
Tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn đồ chơi cho con
Khi lựa chọn đồ chơi cho con cái, có 3 điểm quan trọng nhất mà người Nhật luôn hướng tới đó là:
- Đồ chơi đó phải giúp bé có thể chơi với người khác, có thể là chơi với bố mẹ, bạn bè hoặc anh chị… Tốt nhất là món đồ chơi bố mẹ định mua cho con nên là món đồ chơi mà bố mẹ có thể chơi cùng con, nói chuyện và giao tiếp với con thông qua trò chơi. Người Nhật rất hạn chế những món đồ chơi mà trẻ chỉ có thể chơi một mình bởi điều này vừa ảnh hưởng đến khả năng phát triển cơ hội giao tiếp của trẻ và nhiều kĩ năng quan trọng khác.
- Tiêu chí thứ hai để người Nhật dạy con thông minh khi lựa chọn đồ chơi cho con đó là món đồ chơi đó phải nâng cao khả năng tập trung của trẻ, hoặc ít nhất nó cũng phải có sự tương tác về khả năng suy nghĩ và tư duy của trẻ khi trẻ tác động vào nó.
- Đối với người Nhật, đồ chơi handmade cũng là một lựa chọn không tồi giúp trẻ có thể lưu giữ những ký ức tuổi thơ bên những món đồ chơi mà trẻ có thể cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ và đó cũng là một món đồ chơi có ý nghĩa đặc biệt khi được bố mẹ làm cho.
Nên mua đồ chơi thông minh nhiều hay ít?
Chắc chắn đồ chơi thông minh là món đồ chơi không thể thiếu mà các ông bố bà mẹ mua cho con cái của mình. Tuy nhiên, họ lại không hề mua tràn lan nhiều loại đồ chơi thông minh khác nhau như thường thấy ở các gia đình hiện nay, từ đồ chơi xếp hình và lắp ghép, đồ chơi phát ra âm thanh, đất nặn, đồ chơi nhạc cụ…. Đồ chơi thông minh chơi hay nhưng nếu có quá nhiều đồ chơi, trẻ cũng rất nhanh chán và không biết quý trọng những món đồ chơi.
Vậy mua đồ chơi thông minh nhiều hay ít là hợp lý? Thực chất chúng ta không cần mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ, mà cần biết chọn lọc và dạy trẻ biết trân trọng món đồ chơi của mình. Nếu chỉ có một, hai món đồ chơi nhưng đó là món đồ chơi bé thực sự yêu thích và tập trung, say mê mỗi khi chơi món đồ chơi đó thì sẽ có ích hơn rất nhiều so với chơi nhiều loại đồ chơi nhưng bé lại nhanh chán và không chơi đến lần thứ hai.
Bởi chính món đồ chơi mà trẻ thực sự thích đó sẽ có thể tạo nên một khởi nguồn cho sự đam mê vô cùng tận của trẻ sau này.
Hoặc nếu các bậc cha mẹ mong muốn con mình được trải nghiệm nhiều món đồ chơi khác nhau thì nó cũng không có gì là sai. Tuy nhiên, cần biết cách sử dụng nó hiệu quả và hợp lý và cách tốt nhất là mỗi ngày nên giới hạn khoảng thời gian chơi một món đồ chơi và thay đổi các món đồ chơi thường xuyên để trẻ không bị chán. Không nên bày ra quá nhiều và con chỉ chơi theo kiểu cầm lên rồi đặt xuống, hãy dạy con những bài học và chia sẻ những câu chuyện hay với con trong khi chơi.
Gợi ý những loại đồ chơi tốt cho trẻ 6 tháng tuổi
Sách
Đồ chơi sách mềm cho trẻ.
Đây là độ tuổi mà việc đọc sách trở nên thú vị hơn đối với cả trẻ và phụ huynh. Đọc sách cùng trẻ là một trong những việc làm quan trọng để giúp trẻ phát triển kĩ năng ngôn ngữ của mình, điều mà trẻ đã và đang tiến bộ một cách nhanh chóng. Ở độ tuổi này thì cả sách giấy mềm và giấy cứng đều phù hợp với trẻ. Sau khi bố mẹ đọc xong 1 quyển sách, có thể đưa quyển sách đó cho trẻ, để trẻ được tự mình lật từng trang và “đọc” cho bố mẹ nghe theo cách của trẻ.
XEM THÊM: Đồ chơi kệ chữ A nào khiến bé hứng thú?
Đồ chơi treo nôi, cố định lên tường nhiều màu sắc
Đồ chơi treo nôi cho trẻ 6 tháng tuổi.
Nhiều trẻ cực thích các đồ chơi nhiều màu sắc được bố mẹ treo nôi hoặc dán tập trung tại một khu vực cố định trong nhà. Những đồ chơi này có nhiều bộ phận có thể di chuyển và xoay, là một khu vực hoàn hảo ngay chính trong nhà có thể giúp trẻ luyện tập phối hợp các khớp tay để tạo nên những phản xạ giác quan sau này. Trẻ lúc này cũng dần tiếp thu các ý tưởng đối với các đồ vật xung quanh trẻ, đặc biệt là những đồ vật có thể bóp, xoắn, rung, thả,…sẽ thu hút được sự chú ý quan sát của trẻ. Trẻ cũng rất thích âm thanh nên nếu có thể, bố mẹ nên tìm thêm những đồ vật phát ra tiếng kêu và treo lên tường để trẻ thêm hứng thú. Nhưng bố mẹ cũng cần đảm bảo những đồ vật đó sẽ không tự nhiên tắt đi và có cách để tránh được việc các bo mạch bị hỏng do các sợi ruy băng của trẻ bị mắt kẹt bên trong.
Trái bóng
Bóng mềm cho trẻ.
Những trái bóng luôn đem lại sự thích thú cho trẻ em dù cho chúng có đang ở độ tuổi nào. Đặc biệt là những quả bóng vải nhẹ thì phù hợp với hầu hết các trẻ đang trong giai đoạn này. Bố mẹ có thể chơi với trẻ bằng cách lăn bóng qua lại trên sàn, tới khi trẻ lớn và vững hơn, bố mẹ có thể ném bóng đi xa hơn 1 chút để trẻ tự bò tới chơi với bóng.
XEM THÊM: 10 loại đồ chơi cho bé từ 3-6 tháng tuổi mẹ nên sắm cho con
Đồ chơi xếp hình khối xây dựng
Đồ chơi xếp hình khối xây dựng.
Bố mẹ lúc này nên bắt đầu hướng dẫn cho trẻ cách xếp được vài khối đơn giản và xô ngã chúng. Chồng các khối đó vào thùng và sau đó đổ ra trước mặt trẻ, trẻ sẽ tự nảy sinh các ý tưởng. Xếp thành khối một cách hoàn thiện và sau đó xô ngã nó là hình thức chơi phổ biến nhất ở độ tuổi này
Các đồ chơi phát triển động tác vận động
Đồ chơi xe đẩy cho bé.
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể bò quanh nhà, chính vì vậy, trẻ rất chú ý đến những đồ vật cũng di chuyển giống chúng. Bố mẹ có thể mua một chiếc xe đẩy vững vàng để bé có thể nắm vào đó và dựa vào tường bắt đầu tập đi xung quanh tấm thảm hoặc bố mẹ cũng có thể tìm các đồ chơi mà nó sẽ phát ra tiếng kêu khi bé đẩy đi để trẻ thêm hứng thú.
Đồ hàng cho bé
Những món đồ hàng nhà bếp cho trẻ chơi.
Nhà bếp là một trong những nơi yêu thích của trẻ. Bố mẹ có thể đưa cho trẻ một cái chén hoặc một cái ly nhựa hay vài cái thìa gỗ cũng đủ để trẻ tự chơi cả ngày. Nếu bố mẹ mở tủ trong khi đang nấu ăn thì rất nhanh, trẻ đã kéo vài đồ vật trong đó ra và nghịch rồi. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên để những đồ vật có trọng lượng nhẹ, an toàn và nhỏ gọn tại những vị trí trẻ có thể với tới để đảm bảo rằng lúc bố mẹ không thể quan sát trẻ, trẻ cũng sẽ không bị bất cứ vật gì nặng rơi trúng người.
Đồ chơi búp bê mềm và thú nhồi bông
Đồ chơi búp bê mềm.
Trẻ ở giai đoạn này thường thích cầm theo đồ vật dễ thương mà chúng yêu thích như búp bê hoặc thú nhồi bông. Các bác sĩ nhi khoa rất khuyến khích việc này, vì bác sĩ cho rằng sau này trẻ lớn lên, phần lớn những vật quen thuộc với bé đều sẽ thay đổi khác đi, chỉ những đồ vật mà trẻ thích và giữ lâu bên cạnh là vẫn vậy và vẫn phù hợp ở bên cạnh với trẻ. Tuy nhiên bố mẹ cần tránh đưa cho trẻ những sợi ruy băng, đồ chơi có mắt làm bằng nhựa, đồ chơi dạng sợi hay bất cứ loại đồ chơi nào trẻ có thể kéo ra và đưa vào miệng được. Và đừng mua cho trẻ những con búp bê quá lớn, trẻ sẽ thấy khó khăn trong việc cầm nắm chúng. Bên cạnh đó, đồ chơi phải được dán nhãn chống cháy, không bắt lửa và có thể chùi rửa được.
Qua những thông tin về đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi mình chia sẻ ở trên, hi vọng các bố mẹ có thể chọn được cho bé yêu những món đồ yêu thích nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm 1 số đồ chơi cho bé từ 6 tháng - 1 tuổi trong bài viết này nhé! Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận