Có nên nặn mụn không? Cách chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn
Mụn là vấn đề thường gặp phải ở hầu hết mọi người. Khi gặp tình trạng này nhiều người đã xử lý bằng phương pháp nặn mụn. Nhưng liệu đây có phải phương pháp tốt và quy trình thực hiện là như thế nào và đa phần mọi người đều chưa hiểu rõ. Bài viết hôm nay cung cấp thông tin quan trọng về có nên nặn mụn hay không? Cùng các phương pháp chăm sóc da hiệu quả sau khi nặn mụn.
Những kiến thức cùng lời khuyên bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Hãy đọc và chia sẻ nhé!
Nguyên nhân hình thành mụn
1. Nguyên nhân mụn hình thành vùng trán
- Nguyên nhân: Căng thẳng, stress là yếu tố hàng đầu khiến vùng trán bạn xuất hiện những nốt mụn “khó ưa”. Bởi khi đó, cơ thể sẽ tiết ra chất cortisol làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, và mụn dễ dàng “nổi dậy”.
- Giải pháp: Bạn cần cân bằng cuộc sống của mình, luôn nghĩ tích cực, sống vui vẻ, lạc quan, không quên dành thời gian để xả xtress, vui chơi với bạn bè và người thân. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ để điều chỉnh lượng dầu tiết ra.
2. Nguyên nhân mụn hình thành ở mũi
- Nguyên nhân: Những nốt mụn có sự “yêu mến” đặc biệt đối với vùng mũi. Lý do là bởi hệ tiêu hóa của bạn bất ổn dẫn đến việc cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn, cũng như không đào thải được các chất độc hại.
- Giải pháp: Bạn nên điều chỉnh lại hệ tiêu hóa của mình bằng cách ăn, nghỉ đúng giờ, ăn nhiều rau xanh, chất xơ và các thực phẩm dễ tiêu hóa. Một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa: sữa chua, bơ, khoai lang, chuối, dứa, yến mạch,…Bạn cũng nên tránh ăn đồ cay nóng vì chúng có chứa chất làm “tê liệt” hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa.
3. Mụn ở huyệt thái dương
- Nguyên nhân: Huyệt thái dương là nơi ít khi xuất hiện mụn, vì đây là vùng da không tiết nhiều dầu. Nếu bỗng một ngày đẹp trời, nốt mụn đáng ghét tấn công vùng da này thì bạn hãy kiểm tra hệ gan – mật ngay nhé! Vì nổi mụn ở thái dương cho thấy gan của bạn đang “quá tải”.
- Giải pháp: Bổ sung các loại trà, đồ uống nhuận tràng, mát gan; không ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng vào ban đêm, tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn. Và bạn cũng nên thanh lọc cơ thể 1 tuần/1 lần bằng phương pháp thích hợp.
4. Nguyên nhân mụn hình thành trên má phải
Nguyên nhân: Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Bạn chỉ cần để ý một chút là nhận ra ngay thôi: khi có hiện tượng ho, cảm hoặc đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện ngay những nốt mụn này.
- Giải pháp: Bạn cần giữ ấm cổ họng mình, nhất là trong mùa đông lạnh giá và nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi, gừng,…
5. Nguyên nhân mụn xuất hiện ở má trái
- Nguyên nhân: Thức khuya là yếu tố khiến làn da chị em lão hóa nhanh nhất. Vì trong khoảng 23h đến 2h giờ sáng hôm sau là lúc da phục hồi nhiều nhất. Thức khuya thường xuyên không chỉ làm làm rối loạn trao đổi chất, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh mà còn khiến tuyến thượng thận tiết ra chất cortisol nhiều hơn và má trái sẽ xuất hiện mụn.
- Giải pháp: Dù công việc bận rộn bạn cũng nên ngủ trước 11h nhé. Hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm vì sẽ giúp da mặt mịn màng và hạn chế tối đa tình trạng nổi mụn.
6. Nguyên nhân mụn hình thành ở cằm
- Nguyên nhân: Sự thay đổi hormon, nội tiết tố là nguyên nhân khiến da vùng cằm của bạn bị nổi mụn. Ví dụ, khi đến ngày đèn đỏ nhiều bạn nữ sẽ mọc mụn dưới cằm. Sự thay đổi nội tiết sẽ khiến làn da tiết nhiều dầu hơn, và vì thế, mụn sẽ dễ dàng tấn công hơn.
-Giải pháp: Bạn cần chuẩn bị kế hoạch dinh dưỡng trước 1 tuần của kì kinh nguyệt. Không nên thức khuya, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và giữ vệ sinh da cẩn thận bạn nhé!
7. Nguyên nhân mụn hình thành ở môi:
- Nguyên nhân: Môi là vùng rất ít khi bị nổi mụn, tuy nhiên nếu gặp phải thì đầu tiên, bạn cần giữ vệ sinh vùng môi luôn sạch sẽ, sau đó áp dụng các biện pháp như: thanh lọc cơ thể, cắt giảm lượng đường, dầu mỡ, các loại thực phẩm có tính axit (thịt, sữa, rượu, cà phê, đường). Vì nóng trong, suy yếu chức năng gan và sức đề kháng bị giảm sút là nguyên nhân gây lên tình trạng mụn trên môi.
- Giải pháp: Tuân theo thời gian và quy tắc ăn uống khoa học. Khi ăn nên nhai kĩ, không nên uống nước làm loãng dịch vị dạ dày. Bạn cũng nên uống vitamin và sinh tố quả nho để mát gan, tiêu độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Biết được nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên khuôn mặt là cơ sở để bạn xác định phương pháp chăm sóc da và điều trị mụn thích hợp. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ góp phần giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, khỏe mạnh!
Có nên nặn mụn không?
Tuỳ vào từng loại mụn chúng ta sẽ có thể nặn mụn hay không. Nặn mụn là việc chúng ta dùng một tác động lực bên ngoài để đẩy những nhân mụn (hỗn hợp bã nhờn, bụi bẩn, dầu thừa gây tắt nghẽn lỗ chân lông) ra ngoài. Tuy nhiên các chuyên gia da liễu thường khuyến cáo chúng ta không nên tự ý nặn mụn vì sẽ phá vỡ cấu trúc da và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm, sưng, lây lan mụn…
Đối với mụn không viêm
Đối với những mụn không viêm thì chúng ta có thể tự xử lý được một cách dễ dàng mà không nhất thiết phải nặn mụn. Ví dụ như các sợi bã nhờn quanh mũi, khi rửa mặt chúng ta có thể tập trung rửa kỹ vùng này hơn. Các bạn có thể dùng các miếng dán lột mụn để lấy đi các sợi bã nhờn trên mũi. Chúng ta cũng có thể các dụng cụ rửa mặt như miếng silicone rửa mặt, bọt biển, cọ rửa mặt hoặc máy rửa mặt để làm sạch da mặt tốt hơn.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xông mặt thường xuyên từ một đến ba lần mỗi tuần để làm sạch sâu các lỗ chân lông và tác động nhiệt giúp da hồng hào tươi trẻ.
Đối với mụn viêm
Tuy nhiên, đối với các mụn viêm thì chúng ta tuyệt đối không được tự ý nặn nếu không muốn tình trạng da thêm tồi tệ. Thứ nhất, chúng ta không đảm bảo những sản phẩm chúng ta dùng để tự nặn những loại mụn viêm đã vệ sinh và vô trùng triệt để. Các chuyên viên trị mụn sẽ cực kỳ khắt khe trong quá trình nặn mụn với các dụng cụ mới được vô trùng, và đeo găng tay để không vô tình đưa thêm vi khuẩn vào da đang viêm nhiễm.
Thứ hai, việc nặn mụn không đúng kỹ thuật và chuyên môn sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc da, làm tổn thương sâu đến các tế bào da. Với sự thiếu hụt về chuyên môn, chúng ta sẽ không chắc rằng nhân mụn đã được hoàn toàn lấy ra bên ngoài.
Bên cạnh đó chúng ta sẽ thường nghĩ “dùng lực mạnh thì nhân mụn mới được lấy ra triệt để”. Suy nghĩ này hoàn toàn sai! Vì khi dùng lực quá mạnh để nặn mụn sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, phá huỷ các lớp tế bào dưới da.
Thứ ba, việc tự nặn mụn không đúng cách sẽ khiến mụn lây lan sang các vùng da lân cận. Bởi lẽ, quá trình nặn mụn sẽ vô tình mang ổ vi khuẩn di chuyển sang vùng da lành lặn cạnh bên.
Đối với mụn ẩn
Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu với AHA & BHA để đẩy các nhân mụn từ từ ra khỏi da. Tuy nhiên cần lưu ý về liều lượng và cách sử dụng. Chúng ta nên sử dụng nồng độ thấp khi bắt đầu để các sản phẩm có thể quen dần với da và tránh hiện tượng “break out” (da bị nổi rất nhiều mụn trong khoảng thời gian ngắn).
Ngoài ra nếu như da bị mụn ở diện rộng thì có lẽ bạn có thể dã vô tình sử dụng kem trộn hoặc các sản phẩm có chứa Corticoid. Tuỳ tiện sử dụng Corticoid không theo chỉ định bác sĩ sẽ phá huỷ lớp màng tự nhiên bảo vệ da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm ở cấp độ nghiêm trọng.
Những trường hợp như thế này, chúng ta không nên tự xử lý bằng việc tự nặn mụn hay thoa các sản phẩm trị mụn. Điều tiên quyết nên làm là nên đi thăm khác ở các bệnh viện hay bác sĩ da liệu để có phác đồ điều trị chính xác.
Hướng dẫn xử lý mụn đúng cách
1. Xử lý mụn đầu đen-mụn đầu trắng:
Mụn đầu đen và mụn đầu trắng chỉ nên lấy nhân mụn khi nhân mụn trồi đầu lên mặt da và dễ lấy. Nếu tác động lấy nhân mụn sớm hơn thì thường không lấy hết được nhân mụn vì còn nằm sâu trong ống nang lông, mà còn gây cho da bị tổn thương như vỡ da, tróc da là cửa ngõ cho vi trùng tấn công.
Cách lấy nhân mụn đầu đen-mụn đầu trắng:
- Rửa mặt sạch bằng sản phẩm rửa mặt thường dùng cho da nhờn có xu hướng nổi mụn.
- Làm sạch da chết để lỗ nang lông thoáng sạch và mụn mềm dễ lấy để không gây tổn thương da hki lấy mụn.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng chứa chất sát trùng.
Dụng cụ lấy mụn gồm cây đè mụn, nhíp gắp mụn được khử trùng trước khi lấy mụn bằng cách rửa sạch bằng xà phòng rồi ngâm ngập trong cồn 70° trong 20phút (hoặc luộc sôi trong 15phút), gòn khử trùng, tất cả được để trên một khay nhỏ sạch hay hộp Inox sạch đã khử trùng, kèm theo cần có kiếng soi và ánh sáng chiếu đủ.
Nếu là cơ sở chuyên nhgiệp cần mang bao tay cao su y tế tiệt trùng trong khi lấy mụn.
Trước tiên dùng nhíp gắp mụn gắp ra nhẹ nhàng những nhân mụn trồi đầu, có thể cần ấn đè nhẹ vào da khi gắp. Nhân mụn sẽ được lấy hết dễ dàng không làm tổn thương da.
Đối với nhân mụn khá cứng và cứng, dùng cây đè mụn ấn đè nhẹ vừa day nhẹ xoay quanh đầu mụn để đẩy nhân mụn lên dần rồi dùng nhíp gắp để gắp nhân trồi lên. Tránh đề mạnh một chỗ sẽ gây vỡ da hay sưng đỏ vùng da lấy mụn.
- Lưu ý quan trọng:
- Trong khi lấy mụn bàn tay không đụng vào bất cứ gì khác ngòai dụng cụ lấy mụn và vùng mụn.
- Không đặt các dụng cụ lấy mụn vào các vật đựng không được khử trùng sạch.
- Không lấy mụn quá sớm khi mụn chưa chín trồi đầu mụn lên mặt da
- Các nhân mụn được lấy ra thì chùi vào miếng gòn sạch ẩm, không được quẹt vào khăn, hay ra giường, hay áo gối sẽ gây bẩn mất vệ sinh.
- Tuyệt đối không lấy mụn đầu đen đầu trắng cùng lúc với mụn mủ sẽ bị lây mủ sớm sau đó ở những mụn không viêm.
- Không quá cố gắng lấy hết nhân mụn khi còn nằm ở sâu.
2. Xử lý mụn mủ:
Thông thường mụn mủ sẽ tự vỡ nếu không được xử lý. Mụn mủ chỉ được xử lý khi mụn đã chín không còn sưng-đỏ-cứng và không còn đau nhức.
Cách thử để nhận biết mụn mủ đã chín hay chưa như sau: lấy đầu ngón tay sờ vào mụn, nếu thấy mụn nóng, cứng và rất đau thì mụn chưa tới lúc nên được xử lý dù có đầu mủ trắng hay vàng vì lúc ấy quá trình viêm còn diễn ra mạnh mẽ và vi trùng chưa bị khu trú bao vây hẳn.
Nếu lấy mụn khi mụn còn sưng đau nhức thì khả năng viêm nhiễm lan rộng cũng như nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Lấy mụn mủ cần đến các cơ sở y tế hay các trung tâm điều trị chuyên nghiệp, không nên tự xử lý tại nhà !
3. Lời dặn dò quan trọng:
Không nên đi chích lễ mụn, hút mụn, cắt mụn tại các điểm chích lễ, giác hơi .
Không nên đi lấy mụn bằng cách hút ống tre, ống trúc
Để mụn không lây nhiễm lan rộng hay phát triển thành mụn dạng nang, dạng cục, không nên ngắt bóp mụn.
Lấy mụn là một biện pháp trị ngọn không trị gốc, cần dùng các sản phẩm làm sạch da chết Bio-fruit Gel Exfoliator và kiểm sóat tiết nhờn , chống viêm, diệt trùng Normalizing Skin Complex để ngăn ngừa mụn hình thành cũng để trị mụn tận gốc.
Không được lấy mụn tùy hứng, khi gặp bạn có mụn thì cứ đè bạn ra mà nặn mụn, mặt bẩn, tay bẩn thì nguy cơ nhiễm trùng sau nặn mụn là 100%, vì vậy mà mụn ngày càng nặng nề lan rộng.
Lưu ý về chăm sóc da sau nặn mụn
1. Một ngày sau khi nặn
Tránh dùng tay chạm vào da
Bạn nên tránh dùng tay sờ chạm trực tiếp vào da. Sau khi nặn mụn, làn da của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Mặc dù các vết sưng viêm có thể làm bạn khó chịu. Tuy nhiên việc đụng chạm vào nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này sẽ làm chậm quá trình lành thương và có nguy cơ để lại sẹo rỗ , vết thâm vĩnh viễn.
Tránh sử dụng các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da quá dày
Sau khi nặn mụn, thường khuôn mặt của bạn sẽ sưng đỏ. Đa số đều thấy rất ngại và muốn che những vết sưng này bằng trang điểm. Nếu sử dụng lớp trang điểm hoặc dưỡng da quá dày sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, dễ nhiễm khuẩn.Việc ngừng trang điểm cũng giúp cho các loại serum hoặc dưỡng chất giúp lành thương có hiệu quả hơn.
Đừng lo lắng, bạn có thể tiếp tục thói quen trang điểm thông thường vào hôm sau. Khi bắt đầu trang điểm lại, hãy đảm bảo những dụng cụ trang điểm được sạch sẽ để tránh gây nhiễm khuẩn cho da.
Xoa nhẹ nhàng khi rửa mặt
Hãy nhớ rằng, làn da của bạn lúc này vô cùng nhạy cảm. Hãy nhẹ nhàng xoa và mát xa mặt khi rửa. Quá trình nặn mụn có thể làm phá vỡ các hàng rào bảo vệ da. Vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, dưỡng ẩm, theo lời khuyên của bác sĩ.
Tạm ngừng dùng nước hoa hồng (toner)
Các chuyên gia chăm sóc da khuyên rằng nên tạm ngưng sử dụng nước hoa hồng trong 1 – 2 ngày sau khi nặn mụn. Đặc biệt nếu chúng có chứa cồn hoặc có chứa thành phần tẩy tế bào chết, se khít da. Những chất này có thể gây kích ứng hoặc khô da. Sau khi thực hiện liệu pháp lấy nhân mụn, bạn không cần phải sử dụng toner. Các chuyên gia thẩm mỹ đã làm sạch sâu và cân bằng lại làn da trong quá trình thực hiện.
Hạn chế đi xông hơi
Thường hầu hết các viện thẩm mỹ hay spa đều có dịch vụ xông hơi. Đây là hình thức thư giãn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ngay sau khi nặn mụn, bạn không nên thực hiện những liệu pháp xông hơi này. Thời gian hạn chế ít nhất trong vòng 1 ngày. Xông hơi có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn và gây vỡ mao mạch. Để hiểu rõ hơn mời bạn xem qua video dưới đây:
Cẩn trọng khi thực hiện mát xa mặt
Bạn nên cẩn trọng khi thực hiện thao tác mát xa mặt truyền thống bằng tay. Dặn dò nhân viên mát xa cẩn thận khi thực hiện. Tốt nhất là nên tránh mát xa mặt trong thời điểm này.
Sắp xếp lại việc tập luyện của bạn
Sau khi nặn mụn, bạn nên chờ ít nhất một ngày trước khi tập thể dục. Sau khi nặn mụn, nhiệt độ vùng da mặt có thể tăng lên. Mồ hôi có thể gây bít tắc các lỗ chân lông. Bạn nên nghỉ 1 – 2 ngày trước khi đi tập trở lại để cho da có thời gian nghỉ ngơi lành thương
2. Ngày 2 – 3 sau nặn mụn
Không nên tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết quá mức có thể làm hỏng lớp bảo vệ da của bạn và có thể dẫn đến viêm. Hầu hết các phương pháp chăm sóc da mặt đều kết hợp với tẩy tế bào chết trong quá trình làm. Bạn nên hạn chế bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng da trong vài ngày sau khi lấy mụn. Thay vào đó hãy dùng một loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng.
Tránh xa các sản phẩm trị mụn và các phương pháp điều trị tại nhà khác.
Khi nói đến chăm sóc da, tốt nhất là đừng lạm dụng các sản phẩm điều trị quá mức. Các sản phẩm điều trị mụn trước đây bao gồm retinols, toner với axit salicylic. Những sản phẩm này có thể khiến mặt bạn trở nên sưng đỏ hơn. Tốt nhất để tránh hầu hết các mặt nạ. Chỉ nên sử dụng các mặt nạ có tính chất dịu nhẹ, làm mát. Hầu như các thành phần trong các phương pháp điều trị này có thể gây kích ứng da nhạy cảm. Các mặt nạ dưỡng ẩm thường chứa các thành phần như axit hyaluronic. Đây là một lựa chọn tuyệt vời giúp làm giảm sự nhạy cảm của da.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào sau khi nặn mụn.
Tránh ánh nắng mặt trời
Ít nhất, bạn nên hạn chế các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với mặt trời như: đi bơi, tắm nắng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, nên che chắn cẩn thận. Làn da sau khi nặn mụn sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Da dễ bị tổn thương bởi tác động của tia UV. Sau một vài ngày, bạn có thể sử dụng loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm với SPF từ 30 trở lên khi ra đường.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận