Hướng dẫn cúng 30 Tết đầy đủ: mâm lễ, bài cúng, cách cúng
Cúng 30 tết là một hoạt động trong ngày cuối cùng năm cũ. Đây cũng là ngày chúng ta có nhiều những cảm xúc vui buồn , háo hức đón chờ năm mới . Để sửa soạn cho việc này đương nhiên không thể thiếu được công việc làm lễ Tất niên. Vậy lễ Tất niên là gì cần chuẩn bị như nào thì sau đây hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé!
Lễ tất niên chiều 30 Tết là gì?
Cúng tất niên vào chiều 30 Tết đã trở thành truyền thống thiêng liêng của mỗi gia đình Việt. Tục lệ này phổ biến ở khắp các địa phương trên cả nước, thậm chí còn quan trọng hơn cả cúng vào các mùng trong Tết. Không chỉ mang ý nghĩa kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau, bữa cơm này còn thể hiện lòng thành kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên của gia đình.
Ngày tất niên, mọi việc quan trọng chuẩn bị cho lễ Tết Nguyên đán gần như đã hoàn tất nhưng thường thì ai cũng tất bật với rất nhiều công việc nhỏ, cố gắng chuẩn bị cho một năm mới trọn vẹn, chu đáo. Tuy vậy, những người chủ chốt trong gia đình vẫn không bao giờ sao nhãng việc cúng tất niên.
Ý nghĩa mâm cỗ cúng 30 tết
Ngày 30 là ngày cuối cùng của năm cũ để chuẩn bị bước qua năm mới. Mâm cỗ cúng tất niên vào chiều 30 có rất nhiều ý nghĩa cả về tín ngưỡng lẫn tinh thần. Người Việt hay các nước phương đông khác đều rất coi trọng các lễ nghi này. Vậy mâm cúng ngày 30 có ý nghĩa gì bạn đã biết chưa?
Về ý nghĩa tín ngưỡng
Người Việt Nam có tín ngưỡng thờ người đã khuất trong gia đình đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mâm cúng vào ngày 30 để con cháu tỏ lòng thành kính, cảm tạ ơn đức sinh thành, dưỡng dục. Ngoài việc hiếu kính với tổ tiên thì còn là dịp cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho thế hệ đi sau.
Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Về ý nghĩa tinh thần
Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng như trên thì mâm cỗ cúng ngày 30 tết còn mang thêm ý nghĩa tinh thần. Dịp tết đến xuân về con cháu xa gần đều đoàn tụ, sau khi mâm cỗ đã cúng xong thì sẽ lấy xuống cho con cháu hưởng lộc. Vì thế mâm cỗ tất niên ngày 30 còn có giá trị văn hóa gia đình, thể hiện ý nghĩa sum họp.
Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Là bữa cơm đoàn viên, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.
Tất niên còn là dịp mọi người hay mời nhau đến nhà để ăn tất niên cuối năm. Bà con, cô bác, anh em, bạn bè hội ngộ, trẻ nhỏ sẽ được người lớn dẫn theo để biết họ biết hàng. Xung quanh mâm cỗ cúng ngày 30 tết quả thật có nhiều giá trị tinh thần.
Thời gian cúng tất niên
Lễ cúng Tất niên thường diễn ra vào chiều tối ngày 30 Tết, nhưng nếu bạn bận vào ngày này, các chuyên gia phong thủy đề xuất một số khung giờ tốt để tổ chức cúng sớm. Dưới đây là những khung giờ phù hợp:
Ngày 28 tháng Chạp (07/02/2024 dương lịch):
- Ngày Tân Sửu, tháng Ất Sửu, Năm Quý Mão.
- Giờ hoàng đạo (giờ tốt): Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Ngày 29 tháng Chạp (08/02/2024 dương lịch):
- Ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, Năm Quý Mão.
- Giờ hoàng đạo (giờ tốt): Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
Ngày 30 tháng Chạp (09/02/2024 dương lịch):
- Ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, Năm Quý Mão.
- Giờ tốt bao gồm Tý (23h-1h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).
Mâm lễ tất niên chiều 30 Tết gồm những gì?
Theo truyền thống, lễ cúng 30 tết còn gọi là lễ tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.
Vào ngày cúng tất niên, cả đại gia đình thường tụ tập, quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tổng kết lại một năm đã qua.
Mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc
Ở miền Bắc, một mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm những món sau:
- Bánh chưng.
- Dưa hành.
- Giò nạc, giò thủ.
- Món xào
- Nem.
- Rau nộm.
- Măng ninh lưỡi lợn.
- Mọc nước.
- Cơm 3 bát.
Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi hoặc cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu, gạo muối.
Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.
Mâm cỗ cúng tất niên miền Trung
Miền Trung vào dịp tết cúng khá lạnh tuy nhiên không đặc trưng như ở miền Bắc. Người miền Trung coi trọng sự thành tâm “có gì thảo nấy” dâng lên ông bà.
Các món ăn thường thấy trong mâm cỗ cúng ngày 30 Tết không quá cầu kỳ bao gồm:
- Bánh chưng, bánh tét.
- Dưa món củ kiệu.
- Giò lụa.
- Thịt đông.
- Gỏi gà bóp rau răm.
- Nem.
- Măng ninh khô.
- Canh miến.
- Cá chiên hay ram.
- Cơm 3 bát.
Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam
Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam cũng rất nhiều món ăn ngon đặc trưng. Trong đó thì không thể thiếu bánh tét, thịt kho tàu, canh măng, gỏi tôm, nem, chả, giò…
- Bánh tét.
- Dưa giá củ kiệu.
- Thịt heo luộc.
- Thịt kho tàu.
- Gỏi cuốn.
- Nem.
- Gỏi tôm thịt.
- Măng tươi ninh.
- Khổ qua nhồi thịt.
- Cơm 3 chén.
Cách cúng 30 Tết
Trước khi cúng, gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm.
Sau đó, gia chủ bày biện lễ vật lên bàn thờ.
Gia chủ thắp nhang, khấn vái ông bà tổ tiên, những người đã khuất.
Trong bài khấn, gia chủ cần bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
Bài cúng, Văn khấn Tất niên (Chiều 30 Tết)
Trưa hoặc chiều 30 Tết mọi người thường làm mâm cơm tất niên tiễn năm cũ, con cháu khắp nơi quây quần về lại nhà nội, nhà ngoại. Đây là phong tục truyền thống- nét đẹp văn hóa của nước ta.
Thời gian: Cúng trưa/ chiều ngày 30.
Đồ lễ tuỳ tâm theo tình hình thực tế địa phương và điều kiện kinh tế từng gia đình tránh lãng phí.
——
Việt Nam Quốc; ......Tỉnh (Thành),...... Huyện (Quận, thị),....Xã (Phường, Thị trấn),.....Thôn (Tổ, xóm,...)
Hôm nay ngày …
Tại ……
Mộc ân Đệ tử……………cùng gia quyến dương thượng tử tôn
Kính bị: Hương, đăng, hoa, quả, thực mỹ tửu, thanh trà, lễ vật uy nghi
Nhất tâm cung thỉnh
Tam Thanh Tam Cảnh Tam Bảo Thiên Tôn
Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn
Tây Kim Vương Mẫu Nương Nương
Nam Quốc Trần Triều Hiển Thánh Thiên Tôn
Nam Quốc tam vị Thánh Mẫu Thiên Tôn
Tứ Bất tử Thiên Tôn
Tam Quan Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế
Nam Đẩu tinh quân Bắc Đẩu tinh quân
Vương Thiên Quân;
Trị niên Thái Tuế tinh quân
Cửu Diện Tinh Quân.
Thất Tinh Bắc Đẩu tinh quân
Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo phủ Thần Quân
Tứ Trực Công Tào Đương Cảnh Thành Hoành Xã Lệnh
Bản Cảnh Thổ Địa Chính Thần
Sơn Thần Địa Mạch
Chư Thiên Liệt Thánh chúng Đế quân
Chúng Nguyên Suất thần Thánh giá
Kim Nhật thích phùng
Nay ngày……. Tháng…… năm…… Tuế mạt thì nhật
Đệ tử (tín nữ) ……….
Địa chỉ: …………,.
Tại: ………..
Cảm tạ chúng thần tôn nhất niên lai đích tí hữu
Mộc ân đệ tử (Tín nữ)………………. Gia chúc bình an thuận toại, chân thị cảm ân bất tận, đặc hiến thượng hoa, quả, chúc, tài bạch, đường bính phụng thần tiên; ngưỡng vọng tôn thần lai lĩnh thụ, kê thủ phụng hiến tâm phân minh; tịnh kỳ cầu chúng thần lai niên kế tục tí hữu đệ tử nhất thiết bình an thuận toại, đệ tử chi tổ tiên tảo nhật đầu thai chuyển thế, chuyển vãng, phú quý nhân gia, tái khứ cảm ân tái cảm ân, cảm tạ chúng thần tôn lai lâm an trấn toạ tiền năm……
Nay ngày cuối năm….. kính bị lễ vật, cúi dâng chư thiên thánh chúng lâm đàn thụ hưởng
Bách bái thượng Thân khấu tạ hồng ân. (Lạy 3 lạy)
KHẤN LỄ GIA TIÊN
Tấu thỉnh Thổ Địa Minh Vương Phúc Đức Chính Thần
Đương Cảnh Thành Hoàng xá lệnh cai quản (xã, thôn….)
Cửu Linh Nguyên Vương Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo phủ Thần Quân Táo Quân Thiên Đình
Kính Thỉnh Đương Niên Thái Tuế ….Đại Tướng Quân cai quản năm Giáp Thìn
Tứ trực công tào: Niên Trực, Nguyệt Trực; Nhật trực; Thời trực ghi chép
Môn thần giữ cửa
Tam giới, Thần Thánh Chư Thiên; Thiên Phủ; Địa Phủ, Thuỷ Phủ, Nhạc Phỉ vạn pháp thần thông.
Đông Nhạc Thánh Đế Cửu U Minh Vương
Thập Điện Diêm Vương
Thái Ất Cứu khổ Thiên Tôn
Nay ngày cuối năm cũ…….
Cúi xin các vị thần Thần minh cho phép con thỉnh mời Cao Tằng tổ khảo, Cao tằng Tổ Tỉ, Thúc bá, huynh đệ, cô, dì, tỉ, muội, liệt tổ liệt tông, Cửu Huyền Thất Tổ họ…… tại gia cùng về tại nhà con.
Địa chỉ:………
Nay xin được Thần Tiên chứng giám trai đàn, khoa nghi hương án phụng lập thỉnh mời Liệt tổ, liệt tông Cửu huyền Thất tổ gia tiên họ….. hiển linh tại gia thụ hưởng lễ vật sau ngày hôm nay phù cho gia đình bách phúc đồng lai, trừ tai tiêu tán, phúc lai tai khứ, nhật tiến như nhật, vũ tiến văn thăng, tìm nơi có đức, gặp người có nhân, xin cho đất ở được an cư; lòng tư tử tôn được hưng vượng.
Tấu thỉnh Thổ công Táo quân Thiên Đình
Tấu Thỉnh Thổ Địa Thần Kỳ Thành Hoàng Xá Lệnh cho phép người âm nhà đệ tử.
Về thì cưỡi gió, đi thì cưỡi mây về âm phần, long thần hộ hựu, mộ trạch vạn sự tốt lành.
Nay có rượu, trà, vật phẩm uy nghi xin kính lễ bách bái
Thiên vận Tuế thứ (năm mới) niên, tháng….. ngày….
Hoả tốc phụng hành
Cấp cấp như luật lệnh.
Bài cúng 30 Tết trong nhà
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần vái lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
Con kính lạy các ngài Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các cụ tổ tiên nội - ngoại và chư vị tiên linh.
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...,
Tín chủ (chúng) con là: …, sinh năm: ………,
Hiện đang ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố: …, xã/phường: …, quận/huyện: ..., tỉnh/thành phố: ...
Giờ phút cuối năm đang gần kề, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, bày biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lại kính mời: Các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần vái lạy)
Bài cúng 30 Tết ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần cúi lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy quan bộ binh hành khiển đương niên năm…
Tín chủ (chúng) con là: …
Hiện đang ngụ tại: ...
Hôm nay là ngày 30 Tết năm…
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kính dâng lên quan bộ binh khiển đương niên năm… Con xin quan chứng tâm chứng lễ, độ cho gia đình chúng con bước sang năm mới được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
Chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại, buôn bán làm ăn gặp nhiều may mắn, độ cho con cháu nội ngoại được khỏe mạnh, chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ.
Con xin quan độ cho đại gia đình chúng con sang năm… được an khang thịnh vượng, như tâm sở ý, như nguyện sở cầu.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần cúi lạy)
Văn khấn gia tiên ngày 30 Tết
Hôm nay, ngày.... tháng.... năm...
Tại:............................................
Tín chủ con là..... cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày....
Kính cẩn sắm một lễ gồm... gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của....
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: Thổ, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
Bài cúng 30 Tết đêm giao thừa
Phục dĩ
Thánh công tham tán tiệm hồi ngọc luật chi xuân thiên ý trùng hàn dục tống lạp mai chi tuyết tuế diệc mạc chỉ tế dĩ an chi
Viên hữu:...
Việt Nam quốc:...
Thượng phụng
Phật hiến cúng
...... thiên tiến lễ
Tạ ân tất niên tập phúc nghênh tường cầu vạn an sự
Nhương chủ:...
Cao ngự phủ giám phàm tình ngôn niệm tuế nguyệt như lưu nãi thiên thì chi mặc vận thủy chung bất thất tư tự sự chi khổng minh
Cố quyên cát nhật vi hi đông vu bá chu thi thập nhi cát tính dĩ tế công xã thùy nguyệt lệnh chi văn cố
Tư đại lữ sao thanh tam bách lục tuần tương tận chị thử nhị dương ứng độ thất thập nhị hầu sơ chu thành khả thông
Thần liêu dĩ tốt tuế do thị kim nguyệt cát nhật kiền bị phỉ
Cụ hữu sớ văn mạo thân
Thượng tấu
Cung duy
Thập phương vô lượng thường trụ tam bảo
Nam mô sa bà giáo chủ bản sư thích ca mâu ni phật
Nam mô tam thừa đẳng giác chư đại bồ tát chư hiền thánh tăng
Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng đại đế
Cung vọng
Duệ gián tập hi kim luân thường chuyển tự chính nguyệt nhi kết nguyệt hồng đăng khai cát khánh chi hoa quá kim niên phục lai niên lục
Trúc báo bình an chi tự phúc lộc thường xuân chi cảnh phục dĩ nhi lai tai ương biến quái chí tường kim đương thỉnh giải
Đãn thần hạ tình vô nhân kích thiết bình doanh chi chí cẩn sớ.
Thiên vận… niên… nguyệt… nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.
Bài cúng 30 tết rước ông Táo về
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là Phút giao thừa năm …. và …, chúng con là..., sinh năm..., ngụ tại...
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Văn khấn Thần Tài ngày 30 tết
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………...
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài cúng 30 tết cơ quan, công ty
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Tín chủ con tên là… tại...
Hôm nay ngày... tháng chạp năm... Âm lịch
Tín chủ con đại diện cho công ty... xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm... , chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.
Nay con xin được đọc bài cúng Tất niên công ty cuối năm... để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Kính lạy các ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.
Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Câu hỏi thường gặp
1. Mâm cúng tất niên nên cúng chay hay cúng mặn?
Việc cúng chay hay cúng mặn trong mâm cúng tất niên là tùy thuộc vào điều kiện và tín ngưỡng của mỗi gia đình.
Theo truyền thống của người Việt Nam, mâm cúng tất niên thường được cúng mặn. Mâm cỗ mặn thường gồm các món ăn như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, canh, xôi,... Các món ăn này được coi là biểu tượng cho sự đầy đủ, sung túc, thịnh vượng.
Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng cúng chay trong mâm cúng tất niên. Mâm cỗ chay thường gồm các món ăn như: rau củ, nấm, đậu,... Các món ăn này được coi là biểu tượng cho sự thanh tịnh, an lành.
2. Nên cúng tất niên ngoài trời hay trong nhà?
Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, lễ cúng tất niên thường được thực hiện ở bàn thờ gia tiên, Thần linh trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, một số gia đình có thể thêm một lễ cúng tất niên ở ngoài sân, ngoài trời.
Việc cúng tất niên ngoài trời hay trong nhà là tùy thuộc vào điều kiện và tín ngưỡng của mỗi gia đình. Nếu gia đình có điều kiện, có sân vườn rộng rãi thì có thể cúng tất niên ngoài trời. Việc cúng tất niên ngoài trời thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, những người đã khuất, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
3. Lễ cúng tất niên gồm những gì?
Lễ cúng tất niên thường gồm những lễ vật sau:
- Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả là biểu tượng cho sự đầy đủ, sung túc. Các loại quả thường được chọn để bày mâm ngũ quả là: chuối, bưởi, cam, quýt, táo,...
- Trầu cau: Trầu cau là biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng, thủy chung son sắt.
- Hoa tươi: Hoa tươi thường được chọn để bày trên bàn thờ gia tiên, thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
- Nến nhang: Nến nhang là vật phẩm không thể thiếu trong các nghi lễ cúng bái.
- Giấy tiền vàng mã: Giấy tiền vàng mã là vật phẩm để cúng cho ông bà tổ tiên, những người đã khuất.
- Rượu, trà, nước: Rượu, trà, nước là những thức uống không thể thiếu trong các nghi lễ cúng bái.
- Bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.
- Cỗ mặn: Cỗ mặn thường gồm các món ăn như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, canh, xôi,...
4. Sau khi cúng tất niên, gia chủ cần làm gì?
Sau khi cúng tất niên, gia chủ cần chờ nhang tàn hết thì hạ lễ. Gia chủ mang giấy tiền vàng mã đi đốt, sau đó thụ lộc.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, sân vườn để đón chào năm mới.
Trên đây là những gì bạn cần biết về mâm cỗ cúng 30 tết và chuẩn bị cho một buổi tất niên sum vầy.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận