Đáo hạn ngân hàng là gì? Phân biệt đáo hạn với đáo nợ ngân hàng
Đáo hạn ngân hàng là gì? Thời điểm nào cần đáo hạn khoản vay? Đáo hạn khoản vay có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người đi vay ngân hàng đang quan tâm. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng mình tìm hiểu vấn đề này ngay nhé!
1. Đáo hạn ngân hàng là gì?
Đáo hạn là thuật ngữ chung dùng để chỉ thời gian sắp đến hạn phải thanh toán hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, trả nợ hoặc tái ký hợp đồng mới nào đó.
Đáo hạn ngân hàng là hình thức khách hàng gia hạn thêm thời gian vay đối với khoản vay của mình tại ngân hàng. Hoặc còn có thể hiểu là hình thức tái vốn vay khi đã hết hạn vay cũ nhưng chưa thể trả hết nợ. Bằng hình thức này khách hàng có thể gia hạn thêm được thời gian vay vốn của mình đối với ngân hàng và thuận tiện hơn trong việc trả nợ vốn.
Ngoài thuật ngữ đáo hạn một số ngân hàng còn sử dụng thuật ngữ đáo nợ ngân hàng để thay thế. Đây được các chuyên gia nhận định rằng đây thực chất là hành vi xấu. Qua hành vi này, những khoản nợ xấu (chưa có khả năng chi trả khi hết hạn vay mượn) được che dấu.
2. Cơ sở pháp lý về đáo hạn ngân hàng
Cơ sở pháp lý bao gồm:
- Nghị định 94/2018/NĐ-CP nghiệp vụ quản lý nợ công
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
Đáo hạn khoản vay là hành vi pháp luật cấm theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Pháp luật chỉ quy định về việc gia hạn nợ: "Gia hạn nợ là việc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết và trong thời gian gia hạn nợ, người vay/người vay lại vẫn phải trả lãi tiền vay." (Khoản 7 Điều 3 Nghị định 94/2018/NĐ-CP)
Và tại thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về vấn đề cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại khoản 10 Điều 2 như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;
b) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận.
3. Phân biệt đáo hạn với đáo nợ ngân hàng
Hoạt động thực hiện
Đảo nợ:
Được thực hiện trong thủ tục vay mới để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ đang đến hạn. Để chuyển một khoản vay cũ sắp đến hạn trả nợ nhưng chưa có khả năng thanh toán thành một khoản vay mới nhằm kéo dài thời gian trả nợ.
Đảo nợ có thể thực hiện với khoản nợ của cá nhân hay doanh nghiệp. Đảo nợ giúp cho khoản vay mới được thực hiện, gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ mới. Dùng tiền mới vay được để thực hiện các nghĩa vụ đang đến hạn mà không có tài sản bảo đảm.
Đáo hạn khoản vay ngân hàng:
Đây là hình thức đáo hạn khi khoản nợ vẫn chưa trả xong, giúp gia hạn thêm thời gian thực hiện đối với các nghĩa vụ đang đến hạn.
Đáo hạn không làm thay đổi về bản chất các thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ ban đầu mà chỉ có thêm thời gian để khách hàng tiếp tục thực hiện vốn đã vay.
Hình thức, ý nghĩa đáo nợ và đáo hạn ngân hàng
Đảo nợ:
Khoản vay mới được vay tại chính ngân hàng này hoặc từ ngân hàng khác. Hành động này được thực hiện trong sự liên kết và lợi ích lớn, bên cạnh rủi ro cao mà các ngân hàng muốn nhận. Đây cũng chính là nguyên nhân nhà nước nghiêm cấm thực hiện đảo nợ ngân hàng.
Đảo nợ được thực hiện với một trong ba hình thức sau:
- Đảo nợ trong cùng một ngân hàng: chính ngân hàng cho vay thực hiện khoản vay với thời gian gia hạn mới. Khoản vay mới được dùng để đập sang nghĩa vụ đang đến hạn. Về bản chất đây chỉ nhằm kéo dài thời gian có thể thực hiện khoản vay.
- Vay dịch vụ bên ngoài lãi suất cao để thanh toán nợ ngân hàng: với hình thức này, sau đó khách hàng sẽ lại vay lại ngân hàng để trả nợ cho dịch vụ vay bên ngoài. Cuối cùng vẫn là thực hiện mới khoản vay để đập sang các nghĩa vụ mà khách hàng đang phải thanh toán.
- Chuyển khoản vay từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn.
Đáo hạn ngân hàng:
Hình thức của đáo hạn chính là gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng đối với ngân hàng. Hợp đồng vay ban đầu vẫn được đảm bảo thực hiện trong nội dung ký kết, thỏa thuận. Các hình thức đáo hạn đó là thực hiện đáo hạn tại chỗ ở ngân hàng ban đầu hoặc đáo hạn chuyển vùng sang ngân hàng khác.
Với cả hai hình thức trên đều cần đến tài sản bảo đảm. Đây là cách thức mang đến độ an toàn trong dịch vụ được ngân hàng cung cấp và là hình thức thực hiện dưới sự cho phép của nhà nước.
Bản chất
Bản chất của đảo nợ trong ngân hàng:
Là việc ngân hàng yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ bằng một trong ba hình thức nêu ở trên. Sau đó vay lại khoản mới, để đập sang thanh toán các nghĩa vụ, thực chất là tiếp tục khoản nợ cũ.
Nhiều chi nhánh ngân hàng đã dùng cách này để che giấu nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ đến hạn, họ tìm cách gia hạn thêm thời gian thực hiện khoản vay.
Bản chất của đáo hạn:
Bản chất của đáo hạn là kéo dài thời gian đối với khoản vay ban đầu, đảm bảo trong nghĩa vụ vẫn thực hiện. Không phát sinh khoản vay mới, khách hàng cần có tài sản bảo đảm nên chắc chắn về hiệu quả thực hiện, thanh toán nghĩa vụ đến hạn.
Kết quả của các hành vi
Đảo nợ:
- Thực chất là biến khoản vay cũ thành khoản vay mới nhằm che dấu nợ xấu.
- Không kèm theo điều kiện, tài sản đảm bảo nên khả năng thu hồi khoản nợ cũ thấp hơn.
Đáo hạn:
- Là hành vi gia hạn thêm thời gian vay khi đã hết hạn khoản vay cũ mà chưa thể trả hết nợ.
- Có kèm theo các điều kiện từ ngân hàng để đảm bảo khoản nợ có khả năng chi trả hoặc phục hồi.
Tính hợp pháp theo quy định pháp luật
Những năm qua việc đảo nợ ngân hàng diễn ra khá phổ biến dù Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm hành vi này. Tuy nhiên, do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên việc này vẫn diễn ra, các rủi ro cũng như khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý nhà nước được thể hiện.
Do đó mà các khoản nợ xấu không được đảm bảo thanh toán sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong thị trường và có thể gây ra các rủi ro, tổn thất nghiêm trọng trong tổ chức và quản lý nhà nước.
Từ 15/3/2017, hành vi đảo nợ chính thức bị cấm và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được thực hiện. Theo nội dung quy định tại Thông tư 36/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước. Chỉ Chính Phủ mới được phép thực hiện nghiệp vụ này và thường dùng để đảo nợ vay nước ngoài, nợ công trong hoạt động quản lý nhà nước.
Đáo hạn là quyền lợi nhà nước dành cho các đối tượng vay hoặc thực hiện khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhằm giúp kéo dài thời gian thực hiện khoản vay theo nhu cầu của khách hàng. Khách hàng cần có tài sản bảo đảm để thực hiện khoản vay, nhờ đó mà khách hàng có thể sử dụng và khai thác hiệu quả hơn các lợi ích từ vốn vay.
4. Thời điểm nào cần đáo hạn khoản vay ngân hàng?
Thời điểm cần đáo hạn là thời điểm khi đến ngày kết thúc hợp đồng. Thông thường thời gian đáo hạn của khoản vay sẽ được quy định trong hợp đồng khi bạn ký kết vay vốn hay gửi tiền tiết kiệm với ngân hàng. Với các khoản vay ngắn hạn, hay kỳ gửi tiền tiết kiệm thường có thời hạn 6, 9, 12 tháng.
- Thời điểm cần đáo hạn khoản vay: Bạn cần phải trả số tiền gốc mà bạn đã vay của ngân hàng. Bạn cần trả trước ngày đáo hạn để đảm bảo khoản vay không bị quá hạn thanh toán, tránh để phát sinh nợ xấu.
- Thời điểm cần đáo hạn khoản tiền gửi tiết kiệm: Bạn cần đáo hạn khi đến ngày kết thúc hạn gửi để rút số tiền đã gửi., nếu bị quá hạn thì ngân hàng sẽ tự động gia hạn khoản tiền gửi này của bạn và áp dụng mức lãi suất cho khoản tiền gửi này là mức lãi suất tại thời điểm gia hạn đó.
5. Các hình thức đáo hạn phổ biến hiện nay
Đáo hạn tại chỗ
Đây là hình thức đáo hạn ngay tại ngân hàng mà khách hàng đang vay vốn bằng cách gia hạn thêm một hợp đồng vay sắp hết hạn tại chính ngân hàng đó. Khách hàng cần có tài sản thế chấp để gia hạn thêm khoản vay tại ngân hàng.
Nếu ngân hàng đánh giá tài sản đem thế chấp có giá trị cao và hoạt động kinh doanh của khách hàng khả quan, khách hàng sẽ có thể được cấp thêm một hạn mức để sử dụng trong vòng một năm và trả lãi. Sau 1 năm, ngân hàng sẽ đánh giá lại hoạt động kinh doanh của bạn và có thể gia hạn thêm khoản vay cho bạn.
Đáo hạn chuyển vùng
Đáo hạn chuyển vùng hay đáo hạn chuyển ngân hàng là hình thức đáo hạn khoản vay sang một ngân hàng khác trên thị trường. Khách hàng chuyển đổi khoản vay đã đến hạn thanh toán của mình hiện tại sang một khoản vay mới tại một ngân hàng khác với những ưu đãi hơn về lãi suất và thời hạn thanh toán.
Vay bên ngoài để trả nợ ngân hàng
Khi khách hàng có khoản vay sắp đến hạn tại ngân hàng, các dịch vụ bên ngoài sẽ hỗ trợ cho bạn vay vốn để trả nợ ngân hàng. Sau khi bạn trả xong nợ ngân hàng, khách hàng sẽ tiến hành vay mới 1 khoản khác và dùng chính số tiền đó để trả khoản nợ vay bên ngoài.
6. Những lưu ý về ngày đáo hạn
Tuy việc đáo hạn ngân hàng là điều những người đi vay ngân hàng không mong muốn xảy ra nhưng nếu không may rơi phải trường hợp này thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần bạn nắm rõ những điều cần lưu ý dưới đây là có thể an tâm thực hiện:
- Lựa chọn hình thức đáo hạn phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh của bạn.
- Tìm hiểu kỹ về những yêu cầu những hồ sơ và giấy tờ để làm thủ tục đáo hạn của ngân hàng trước khi thực hiện.
- Đừng vì nóng vội phải hoàn tất thủ tục đáo hạn mà bị mắc bẫy tín dụng đen với lãi suất cao ngất ngưỡng. Bạn cần cẩn trọng và sáng suốt khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức đáo hạn.
- Để đảm bảo có thể thực hiện được việc đáo hạn khoản vay nhanh chóng và chuẩn xác bạn nên tìm đến dịch vụ uy tín để thực hiện nhằm tránh khỏi tình trạng “tiền mất tật mang” nhé.
7. Yếu tố kéo dài thời gian đáo hạn, tái cấp lại khoản vay
- Quá trình chuẩn bị cung cấp hồ sơ đáo hạn của khách hàng.
- Lịch sử trả nợ của Khách hàng tại các Tổ chức tín dụng trong 12 tháng vừa qua có bị quá hạn hay chậm trả không
- Chính sách của ngân hàng có thay đổi hay không
- Tổng dư nợ của Khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác có tăng lên không
- Tài sản đảm bảo khoản vay của bạn có thay đổi về giá trị định giá hay có biến động thay đổi thông tin gì không
- Các giấy tờ Nhân thân pháp lý của người vay và chủ sở hữu
- Nguồn thu nhập trả nợ chứng minh với Ngân hàng của khách hàng
- Quá trình làm việc của văn phòng đăng ký đất đai nơi bạn thế chấp tài sản.
8. Thủ tục đáo hạn
Hồ sơ thủ tục vay đáo hạn khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị thực hiện và thường có những loại giấy tờ cơ bản dưới đây:
- Chứng minh thư hoặc căn cước công dân còn hiệu lực, sổ hộ khẩu, giấy đăng kí kết hôn.
- Hồ sơ vay ngân hàng bản sao.
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như sổ đỏ, giấy đăng kí xe ô tô,…
- Đối với khách hàng là chủ doanh nghiệp thì cần chuẩn bị giấy phép đăng kí kinh doanh hoạt động từ 2 năm, con dấu doanh nghiệp, giấy phép thanh lập doanh nghiệp tư nhân.
- Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay.
- Giấy ghi nợ.
9. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đáo hạn ngân hàng
Thực tế hành vi đáo hạn nợ là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm thực hiện. Song tại các tổ chức tín dụng điều này vẫn được thực hiện thường xuyên bởi lẽ hoạt động này đem lại những lợi ích như:
- Giúp khách hàng thanh toán được khoản vay đúng hạn, tránh rơi vào nợ xấu, giúp người vay thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn các khoản vay của ngân hàng. Khi đó, người vay sẽ tránh các trường hợp bị liệt vào danh sách nợ xấu và ảnh hưởng đến khả năng vay trong tương lai.
- Giảm thiểu rủi ro rơi vào vòng tròn của bên cho vay nặng lãi nguy hiểm và đem lại những rủi ro tiềm ẩn cho người vay khi không có đủ khả năng trả lãi bởi lãi suất cao ngất ngưởng của một số bên cho vay nặng lãi.
- Giúp người đi vay có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh lợi nhuận để thanh toán khoản vay tốt hơn. Hơn thế nữa, người vay có thể được duyệt một khoản vay hoàn toàn mới và sử dụng khoản vay đó để chi trả khoản cũ và sử dụng số tiền còn lại để đầu tư vốn tiếp tục thực hiện dự án cũng như duy trì hoạt động kinh doanh.
10. Mức phí đáo hạn khoản vay ngân hàng
Tùy vào thời gian vay tiền online khác nhau mà các ngân hàng sẽ áp dụng mức phí khác nhau. Ví dụ nếu bạn chỉ vay từ 3 đến 5 ngày thì mức phí khác với khi bạn vay 7 ngày.
Thông thường, mức phí đáo hạn trên thị trường hiện nay dao động từ 0,25 đến 0,3%/ngày.
11. Cảnh giác lừa đảo tín dụng đen khi vay đáo hạn
Khi đến kì đáo hạn, khách hàng thường có tâm lý lo lắng bị liệt vào danh sách nợ xấu do vậy nên rất nhiều người đã tìm đến các tổ chức tín dụng đen để vay nóng với mức lãi suất cao nhằm trả nợ cho kịp thời hạn ngân hàng.
Chưa kể nếu khách hàng không cẩn trọng sẽ dễ bị các tổ chức tín dụng đen lừa kí giấy tờ vay nợ với số tiền và lãi suất cắt cổ. Do vậy bạn phải thật cẩn trọng và cảnh giác với tổ chức tín dụng đen, nên tìm những đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ nhanh chóng và lãi suất hợp lý.
Trên đây là những thông tin về hành vi đáo hạn khoản vay ngân hàng và những điều bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với khả năng tài chính của mình khi đến ngày đáo hạn ngân hàng.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận