Gymer là gì? Làm thế nào để trở thành một gymer chuyên nghiệp
Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều đến gymer, tập gym, phòng gym. Vậy Gymer là gì? Gymer là ai? Làm thế nào để là một Gymer chính hiệu? Bài viết hôm nay sẽ chỉ cho các bạn thấy.
Gym là gì?
Gym nghĩa là tập thể dục để giữ vóc dáng, tập thể hình nói chung với mục đích tăng cân, tăng cơ bắp, giảm cân, cải thiện vóc dáng hay nâng cao sức khỏe. Gym (phiên âm tiếng Anh là ˈdʒɪm – đọc là “triêm”) là viết tắt của từ Gymnasium, Gymnastics, mang nghĩa ban đầu là phòng tập thể dục có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Từ thời xa xưa đó, con người nơi đây đã bắt đầu chú ý việc rèn luyện cơ bắp bởi vậy theo đó có những người được gọi là lực sĩ xuất hiện.
Việc rèn luyện sức khỏe thể lực ban đầu thông qua các hoạt động đơn sơ như nâng đá ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và Tamilakam. Sau đó, họ biến những khối đá có hình thù không cân đối thành những cục tạ có trọng lượng lớn hơn, theo khuôn hình hơn và tập luyện với nó.
Ở các quốc gia châu Âu cổ đại thường xuyên tổ chức các buổi đấu giữa các đô vật, lực sĩ với nhau xem ai khoẻ hơn.
Cho đến thời hiện đại, gym được xem là một bộ môn tập luyện ở trong phòng tập dành cho tất cả mọi người. Nếu trước kia chỉ có nam giới tham gia thì giờ đây nữ giới cũng là nhóm người tập gym đông đảo.
Các bài tập gym cốt lõi là việc tập với tạ và dần dần phát triển thêm nhiều kiểu bài tập với dụng cụ khác nữa như xà, bóng, máy chạy bộ… Ngoài ra nó còn liên kết phối hợp với bộ môn khác như kickboxing, Muay Thái...
Tác dụng của việc tập Gym là gì?
1. Thân hình đẹp hơn
Tập gym là tập để tăng cường cơ bắp trong cơ thể. Cơ bắp có khối lượng nặng hơn mỡ nhưng mỡ lại chiếm thể tích nhiều hơn 18 %. Do đó, tập gym đúng cách sẽ giúp bạn tăng cân, nhưng cơ thể lại gọn gàng hơn, săn chắc và khỏe khoắn hơn.
2. Giảm mỡ thừa
Tập gym là một trong những phương pháp đốt mỡ hiệu quả nhất. Một nghiên cứu ở Mỹ cho rằng cơ thể sẽ đốt mỡ nhiều nhất nếu người tập kết hợp tập gym với các bài tập rèn luyện tim mạch như chạy bộ. Một tuần có thể chạy bộ 2-3 buổi cùng với 2 buổi tập tăng cường cơ bắp.
3. Tăng cảm giác hạnh phúc
Tập thể dục và vận động thể chất nói chung giúp nâng nồng độ serotonin và endorphin trong cơ thể. Đây là các hormone có khả năng điều chỉnh tâm trạng, ngăn ngừa trầm cảm, khiến chúng ta cảm hạnh phúc và hòa đồng.
4. Giúp tim khỏe mạnh
Tập gym mang lại những tác động tích cực lên huyết áp. Nếu một người tập đầy đủ các nhóm cơ trong cơ thể 3 lần/tuần thì sẽ giảm được 40% nguy cơ đột quỵ và 15% rủi ro đau tim, theo Daily Mail.
5. Hỗ trợ phục hồi khi mắc ung thư
Các bệnh nhân ung thư vú thường chịu nhiều tác dụng phụ sau khi phẩu thuật và xạ trị. Những tác dụng phụ đó có thể xảy ra vài tháng hay kéo dài vài năm sau khi điều trị. Các nhà khoa học cho rằng tập gym có thể làm giảm nguy cơ mắc những tác dụng phụ này.
6. Giúp cai thuốc lá
Một nghiên cứu vào năm 2011 ở Mỹ phát hiện những người tham gia tập gym liên tục trong 12 tuần có khả năng bỏ thuốc lá thành công cao gấp đôi người không tập, theo Daily Mail.
7. Tăng cường đời sống tình dục
Sau 30 tuổi, nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới bắt đầu giảm, có thể gây rối loạn chức năng cương dương. Nghiêm trọng hơn là các bệnh tim mạch và tiểu đường. Nâng tạ là cách tốt nhất giúp cơ thể nam giới kích thích testosterone, đồng thời giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch và tiểu đường.
8. Giúp xương chắc khỏe hơn
Xương sẽ yếu đi theo tuổi tác. Tuy nhiên, nâng tạ có thể giúp ngăn chặn, thậm chí là đảo ngược quá trình này. Các nhà khoa học Mỹ phát hiện nếu một người tập gym tích cực và đều đặn trong 4 tháng sẽ làm tăng mật độ xương, tăng mức osteocalcin trong cơ thể thêm 20%. Osteocalcin là một loại protein rất có lợi cho sự phát triển của xương.
Tập Gym là tập những gì
Nói chung, tập gym không chỉ là tập tạ mà thôi mà còn bao gồm nhiều xu hướng tập luyện khác như, Võ tự do kết hợp giữa môn Boxing và Muay Thái. Khiêu vũ, nhảy Zumba, BodyJan hay múa cột. Tập Bootcamp – 1 loại hình tập luyện rèn luyện thể chất và tăng tinh thần đồng đội.
Người gầy có nên tập Gym không?
Để nâng cao sức khỏe cũng như cải thiện vóc dáng dần trở nên hoàn thiện hơn thì vận động tự nhiên là phương pháp an toàn nhất. Hiện nay, gym rất được mọi người ưa chuộng, ngoài việc giảm mỡ thừa thì tập gym cũng có khả năng giúp người gầy tăng cân.
Với mục đích tăng cân nhiều người tìm đến gym như một giải pháp tốt nhất, họ dành mọi thời gian để luyện tập, tuy nhiên vì một lý do nào đó như tập sai kỹ thuật, kết hợp ăn uống không khoa học, tập luyện quá sức khiến cho kết quả đạt được không như mong muốn. Góc câu hỏi được đặt ra: người gầy có nên tập gym hay không?
Chúng tôi xin trả lời rằng tập gym không kén chọn bất kỳ một ai, đây là bộ môn rất thích hợp cho sức khỏe chúng ta. Nếu là người gầy thì nên tập gym để lấy lại vóc dáng cân nặng phù hợp, nhưng để đạt được kết quả tốt thì khuyên bạn nên tập luyện đúng theo quy trình hướng dẫn cùng chế độ ăn uống khoa học.
Chế độ dinh dưỡng cho người tập Gym
3.1. Nhu cầu calo cho người tập thể hình
Mục tiêu của người tập là tăng khối lượng cơ bắp ở giai đoạn đầu và giảm mỡ ở giai đoạn thứ hai. Do đó, ở giai đoạn tăng cơ người tập cần có số lượng calo sẽ tiêu thụ nhiều hơn giai đoạn thứ hai.
Cách dễ dàng nhất để xác định số lượng calo người tập cần là người tập sẽ tự cân bản thân ít nhất ba lần một tuần và ghi lại những thực phẩm được sử dụng bằng ứng dụng theo dõi calo. Nếu cân nặng của người tập được giữ nguyên thì số lượng calo đã được sử dụng hàng ngày là ở mức duy trì (tức là người tập không giảm cân hoặc không tăng cân).
Trong giai đoạn đầu, lượng calo thường được khuyến nghị tăng 15% lượng calo ăn vào. Ví dụ, lượng calo duy trì là 3,000 calo/ngày thì bạn nên ăn 3,450 calo/ngày. Khi chuyển từ giai đoạn tăng cơ sang giai đoạn giảm mỡ thì lượng calo sẽ được khuyến nghị giảm 15% có nghĩa là người tập sẽ ăn 2,550 calo/ngày.
Khi cân nặng tăng ở giai đoạn tăng cơ hoặc giảm cân ở giai đoạn giảm mỡ, thì người tập cần điều chỉnh lượng calo ít nhất 1 lần/tháng để có thể tính toán được sự thay đổi về cân nặng. Trong cả hai giai đoạn này, đều khuyến cáo không nên giảm hoặc tăng hơn 0.5 - 1.0 % trọng lượng cơ thể mỗi tuần. Điều này giúp đảm bảo người tập sẽ không bị mất quá nhiều cơ bắp trong giai đoạn giảm mỡ hoặc tăng quá nhiều mỡ trong giai đoạn tăng cơ.
3.2. Nhu cầu dinh dưỡng thể hình
Sau khi xác định và thiết lập số lượng calo cần thiết cho dinh dưỡng gym, tiếp theo phải xác định tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng. Đó là tỷ lệ giữa protein, carbohydrate và chất béo. Quá trình xây dựng này không có sự khác biệt về nhu cầu ở cả giai đoạn tăng cơ và giai đoạn giảm mỡ.
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng được khuyến nghị cho người luyện tập thể hình:
- 30 - 35% lượng calo từ protein
- 55 - 60% lượng calo từ carbohydrate
- 15 - 29% lượng calo từ chất béo
(Hệ số quy đổi: 1g protein = 1 gam carbohydrate = 4 calo; 1 gam chất béo = 9 calo)
Trên là toàn bộ những gì bạn cần biết nếu muốn bắt đầu với gym , bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi đến với quá trình với những quả tạ nhé. Chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể thật ưng ý!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận