Top 10 kem trị hăm cho bé, trẻ sơ sinh tốt nhất và lành tính
Kem trị hăm cho bé lành tính và an toàn có tác dụng điều trị hăm tã, chống hăm cho bé sơ sinh. Các dòng kem bôi hiệu quả tốt nhất của Đức, Mỹ, Nhật được mẹ bỉm tin dùng.
Bé bị hăm là tình trạng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Điều này khiến con khó chịu, quấy khóc. Lúc này, sử dụng kem bôi, thuốc bôi trị hăm được xem là phương pháp điều trị đúng đắn, hiệu quả và phù hợp nhất.
Vậy, mẹ nên bôi loại kem hăm cho bé nào tốt? Tham khảo ngay Top 10 loại kem trị hăm cho bé sơ sinh được các chuyên gia đánh giá lành tính và an toàn nên sử dụng.
Dấu hiệu cho thấy bé bị hăm và các nguyên nhân?
Bé bị hăm là tình trạng phần da của bé bị nổi mẩn đỏ, ửng đỏ, kích ứng khó chịu. Bề mặt hăm có thể khô hoặc ướt. Nặng hơn, nó còn có thể xuất hiện những vết sưng, mụn nước gây lở loét trên da.
Vấn đề phổ biến nhất thường thấy chính là bé bị hăm tã/bỉm, gây ra những vết hăm ở phần da tiếp xúc với tã, chẳng hạn như mông, bẹn, vùng kín. Ngoài ra, một số khu vực khác cũng dễ xuất hiện như bé bị hăm cổ, các vùng da nếp gấp như: nách, ngấn chân, ngấn tay…
Trình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ ngày càng nặng hơn, khiến bé khó chịu, đau đớn, khó ngủ, cáu gắt, chán ăn. Một số trường hợp còn gây sốt cao, tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất là:
- Bé bị dị ứng (không phù hợp) với các loại bỉm đang sử dụng.
- Sử dụng tã/bỉm không đúng cách: Thời gian sử dụng quá nhiều, gần như suốt ngày; đóng bỉm qua đêm; thói quen vệ sinh, thay tã không đúng cách; không vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi thay tã/bỉm mới,…
- Làn da của bé rất nhạy cảm và mẹ sử dụng các sản phẩm không phù hợp: Vải quần áo, khăn lau, khăn giấy ướt hoặc khô, bột giặt hay nước giặt, nước xả, sữa tắm,…
- Một số nguyên nhân chung với tất cả các vùng da: Thời tiết nóng nực; mẹ vệ sinh cho bé không sạch sẽ, không đúng cách; không sử dụng các sản phẩm chống hăm, ngăn ngừa hăm cho con,…
Ngoài ra, một số trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài cũng gây ra tình trạng hăm ngứa và khó chịu.
Cách trị hăm cho bé và nguyên tắc điều trị
Bé bị hăm phải làm sao? Chắc hẳn đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của rất nhiều ba mẹ bỉm sữa khi con bị hăm, đặc biệt là những ba mẹ mới sinh con đầu lòng, chưa có kinh nghiệm.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Điều đầu tiên, cần ghi nhớ “nguyên tắc ABCDE” điều trị hăm tã nói riêng và tình trạng hăm da nói chung ở trẻ sơ sinh:
- A (Air out the skin): Cần đảm bảo thoáng khí trên vùng da bị hăm. Những việc cần thực hiện bao gồm như tháo bỏ bỉm/tã cho bé, mẹ cần hạn chế tối đa hoặc không sử dụng càng tốt vì chúng sẽ khiến vùng da của con hầm bí, ẩm ướt, những tiếp xúc chà xát càng khiến tình trạng nặng hơn.
- B (barrier): Sử dụng các loại thuốc bôi hăm, kem trị hăm cho bé có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, tạo lớp bảo vệ ngăn nấm, vi khuẩn cho vùng da kích ứng.
- C (clean): Vệ sinh, làm sạch vùng da bị hăm. Điều này đặc biệt quan trọng, mẹ cần đảm bảo làn da bé luôn được vệ sinh sạch sẽ. Nếu còn sử dụng bỉm/tã, cần thay bỉm và vệ sinh đúng cách, rửa nước muối sát khuẩn, tuyệt đối không dùng xà phòng. Có thể áp dụng cách tắm nước lá khế, lá chè, lá trầu cho con để hỗ trợ diệt khuẩn.
- D (Disposable diapers): Như đã trình bày ở nguyên tắc A, khi bé bị hăm thì tốt nhất không nên dùng tã cho bé. Tuy nhiên, nếu sử dụng nên dùng tã dùng một lần, tránh dùng tã vải.
- E (educate): Nên chủ động sử dụng các biện pháp phòng tránh hăm tã cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ. Điều này mặc dù rất cần thiết nhưng không phải ba mẹ nào cũng chú ý. Chanhtuoi sẽ trình bày chi tiết các cách ngăn ngừa hăm cho bé hiệu quả ở phần sau bài viết, ba mẹ đừng bỏ qua nhé!
Nguyên tắc này áp dụng chung đối với chữa hăm cho bé gái và bé trai. Tất cả đảm bảo tính an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Có một điều ba mẹ cần lưu ý thêm chính là trường hợp nào trẻ bị hăm cần đi khám ngay?
Nếu tình trạng bé bị hăm tã nặng hoặc có những biểu hiện dưới đây, ba mẹ nên đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán cũng như hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời:
- Con bị sốt cao, trên 38℃
- Đi vệ sinh ra máu, tã bị ướt hoặc bẩn bất thường
- Tiểu tiện thường xuyên không kiểm soát, táo bón
- Tình trạng hăm nặng, kéo dài và không được cải thiện sau 2-3 ngày, xuất hiện bọng nước, vết loét, có mủ,…
Cách chọn kem trị hăm cho bé phù hợp
Vốn dĩ làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, chính vì vậy khi quyết định sử dụng bất kỳ loại kem hăm cho bé, kem chống hăm cho bé nào cũng phải rất cẩn thận để tránh kích ứng.
Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu chính là lựa chọn thành phần kem bôi hăm cho bé lành tình, tuyệt đối không chứa thành phần nguy hiểm, không tốt cho bé.
Cụ thể, dưới đây là một số lưu ý chọn kem bôi/thuốc trị hăm cho bé an toàn với làn da:
1. Chọn kem trị hăm cho bé với thành phần lành tính, an toàn tránh kích ứng
Các thành phần thảo dược tự nhiên được đánh giá an toàn, giúp tránh kích ứng, hạn chế tác dụng phụ. Chẳng hạn như sáp ong, mỡ cừu, các loại tinh dầu hoa, chiết xuất hoa cúc, Panthenol, vitamin E,…
Đồng thời, cũng lưu ý không nên dùng loại kem hăm cho bé sơ sinh chứa Corticoid. Mặc dù hiệu quả điều trị hăm nhanh hơn, nhưng nó lại thường gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đối với bé.
Các loại kem chứa chất bảo quản, chất tạo mùi, các chất phụ gia khiến trẻ bị dj ứng, kích ứng nghiêm trọng cũng không được sử dụng.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dùng các loại kem, dung dịch đặc biệt loại có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi hoặc các chất phụ gia khác. Việc làm này có thể khiến trẻ bị dị ứng và kích ứng da nghiêm trọng.
2. Hiệu quả của kem trị hăm tã sau khi dùng
Tùy theo mức độ hăm da ở bé cũng như thành phần của từng loại kem/thuốc hăm cho bé mà thời gian phát huy hiệu quả chữa trị sẽ không giống nhau. Thông thường, nhà sản xuất sẽ đưa ra khoảng thời gian này trong phần hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Tại đây, ba mẹ cũng cần lưu ý riêng đối với các loại thuốc sát trùng điều trị hăm nặng cho trẻ sơ sinh, trẻ hăm bị nhiễm nấm,... Thường thì loại thuốc trị được bác sĩ, dược sĩ kê đơn với tác dụng mạnh hơn, thậm chí kem bôi có cả corticoid hoặc kháng sinh.
Lúc này, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý cách sử dụng, bôi thuốc, liều lượng theo đúng chỉ dẫn.
3. Chọn mua kem trị hăm cho trẻ sơ sinh phù hợp ngân sách
Giá các loại kem bôi hăm cho bé, thuốc trị hăm cho bé được chia thành nhiều phân khúc khác nhau, từ trung bình đến cao. Khi chọn mua, ba mẹ có thể tham khảo những sản phẩm hợp túi tiền và đạt hiệu quả cho con tối ưu.
Review Top 10 loại kem trị hăm cho bé tốt nhất, lành tính và hiệu quả
Khi bé bị hăm, ngoài việc thay đổi những thói quen sinh hoạt thông thường để giữ cho vết hăm được thoáng, sạch, dễ lành thì việc bôi kem hăm cho bé cũng vô cùng cần thiết.
Tại sao cần dùng kem thuốc trị hăm cho bé?
Các loại kem bôi trị hăm hay kem chống hăm cho trẻ sơ sinh với thành phần lành tính, an toàn mang đến 3 nhóm hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ làm lành các vết hăm trên da bé:
Khả năng sát khuẩn nhẹ, giúp giảm tình trạng viêm, ngứa cho bé.
Làm dịu bề mặt da, tạo một lớp màng bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn, nấm hay các chất kích ứng bên ngoài môi trường gây hăm da.
Cân bằng độ ẩm, nuôi dưỡng và tái tạo da, tăng sức đề kháng cho làn da.
Vậy kem bôi hăm da trẻ em loại nào tốt?
Kem chống hăm cho bé gần như là sản phẩm không thể thiếu trong tủ đồ gia đình. Ba mẹ luôn chuẩn bị sẵn để sử dụng bất cứ lúc nào cần thiết. Tuy nhiên, để lựa chọn được thuốc trị hăm cho bé tốt nhất, hiệu quả và an toàn lại không hề dễ dàng.
Hiểu được nỗi lo này của ba mẹ, Chanhtuoi đã tổng hợp thông tin về 10 loại kem trị hăm cho bé tốt nhất, được khuyến cáo sử dụng, hãy cùng tham khảo nhé.
1. Kem hăm Bepanthen Đức
Kem chống hăm cho bé Bepanthen có xuất xứ tại Đức, là sản phẩm của công ty Bayer. Sản phẩm kem trị hăm bepanthen thuộc nhóm điều trị bệnh da liễu của Hoffmann- La Roche AG, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn sức khỏe và hiệu quả với người dùng.
Thành phần kem chống hăm Bepanthen:
- Sản phẩm chứa Dexpanthenol (tiền vitamin B5) 5% giúp phục hồi da sau tổn thương.
- Ngoài ra, còn có các thành phần thảo dược tự nhiên như mỡ cừu, sáp ong trắng, parafin trắng, dầu hạnh đào, parafin lỏng, cùng với các hợp chất khác….
Công dụng của kem bôi hăm Bepanthen:
- Sản phẩm thuốc hăm Bepanthen điều trị làm giảm các triệu chứng hăm ở bé như viêm da, khô da, ngứa, dị ứng.
- Hỗ trợ giữ ẩm, nâng cao sức khỏe đề kháng của da.
- Sử dụng sau mỗi lần thay bỉm tã cho bé để tăng hiệu quả.
- Có thể sử dụng trong một số trường hợp khác như: Giảm ngứa khi bị vết côn trùng cắn.
Giá kem chống hăm Bepanthen bao nhiêu?
- Kem chống hăm Bepanthen Balm dạng kem mỡ - tuýp 30g: 65.000đ
Kem hăm Bepanthen có tốt không? đánh giá ưu và nhược điểm
2. Kem hăm Sudocrem Úc cho bé
Ba mẹ đang thắc mắc kem hăm Sudocrem của nước nào? Sudocrem là thương hiệu nổi tiếng của nước Anh (kem hăm sudocrem Anh). Hiện nay, sản phẩm được ưa chuộng trên 40 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó Việt Nam.
Thành phần kem chống hăm Sudocrem:
Thuốc hăm Sudocrem tuyệt đối an toàn với làn da của bé, trẻ sơ sinh. Các thành phần bao gồm:
- Zinc Oxide: Giúp giữ ẩm, giảm tổn thương trên da.
- Benzyl Benzoate và Benzyl Cinnamate: Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm.
- Anhydrous Hypoallergenic Lanolin: Làm dịu da, các vết kích ứng, mẩn đỏ trên da.
- Benzyl alcohol: Chất gây tê, giúp giảm đau, sưng tấy, nhiễm trùng ở những nốt mụn sưng đỏ.
- Đồng thời, không chứa corticoid, paraben hay cồn tránh các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Công dụng của kem chống hăm cho bé Sudocrem:
Các thành phần dưỡng chất chăm sóc làn da nhạy cảm của bé, giữ da luôn mềm mại và mịn màng tự nhiên.
- Làm lành, làm dịu các vết hăm tã và các vết hăm khác cho con, giảm đau giúp bé thoải mái hơn.
- Tạo lớp màng chống nước giúp bảo vệ da không bị kích ứng.
- Phục hồi nhanh các vùng da bị tổn thương.
- Có thể sử dụng cho vùng da bị côn trùng cắn. Sudocrem Anti-Rash Cream sử dụng được cho vùng da nổi rôm sảy như kem trị rôm sảy cho bé, hoặc điều trị bệnh chàm.
Kem trị hăm Sudocrem giá bao nhiêu?
- Kem chống hăm Sudocrem 60g nội địa Anh hộp 60g: khoảng 100.000đ
Review ưu điểm - nhược điểm của kem bôi hăm Sudocrem:
3. Kem hăm Chicco cho bé
Kem trị hăm Chicco là sản phẩm thương hiệu nổi tiếng của Ý với hơn 70 năm kinh nghiệm nên các mẹ cứ yên tâm nhé! Chicco là nhãn hiệu vô cùng nổi tiếng về các sản phẩm cho mẹ và bé.
Hãng chuyên sản xuất các mặt hàng theo từng giai đoạn phát triển của bé trong đó nổi bật là kem trị hăm với công nghệ độc quyền.
Thành phần kem chống hăm Chicco:
- Chicco kem hăm có chứa vitamin E và tinh dầu hạt bơ có tác dụng cân bằng độ ẩm, tạo nên một lớp bảo vệ an toàn để chống nhiễm khuẩn, trị hăm, tạo lớp bảo vệ an toàn, chống nhiễm khuẩn và ngăn chặn hăm.
- Kẽm oxide tái tại, làm liền vùng da bị tổn thương.
- Panthenol kích thích quá trình tái tạo và phục hồi da.
Tác dụng của kem hăm Chicco cho trẻ sơ sinh:
- Khả năng hỗ trợ điều trị hăm da, chống hăm da cho bé hiệu quả.
- Ngoài ra còn có tác dụng điều trị tình trạng da bị mẩn ngứa hay dị ứng.
Giá thuốc bôi hăm Chicco bao nhiêu?
- Kem hăm 3 tác động Chicco 0m+ 100ml: Khoảng hơn 200.000đ
Review kem chống hăm Chicco có tốt không?
4. Kem trị hăm Bubchen (Đức)
Xuất xứ: là một sản phẩm của thương hiệu Bubchen, có nguồn gốc từ Đức. Bubchen là thương hiệu lớn về đồ dùng cho mẹ bé trên toàn thế giới. Sản phẩm kem chống hăm bubchen được kiểm định và cấp chứng nhận bởi hiệp hội " da và dị ứng của CHLB Đức".
Thành phần: kem trị hăm cho bé Buchen bao gồm Panthenol, sáp ong và hoa cúc.
Giá kem chống hăm Bubchen bao nhiêu: Khoảng 75.000đ/tuýp 75ml
Review kem bôi hăm Bubchen có tốt không?
5. Kem trị hăm Desitin (Mỹ)
Xuất xứ: sản phẩm dạng kem của thương hiệu Desitin của Mỹ, nhà máy sản xuất tại Canada. Đã được kiểm định chất lượng và đảm bảo an toàn bởi cơ quan bộ y tế Mỹ.
Thành phần: Tuỳ từng màu sản phẩm kem trị hăm cho bé sẽ có những thành phần khác nhau như tím (kẽm oxit, lanolin và sáp ong), xanh (kẽm oxit, dầu khoáng, sáp ong và chiết xuất lô hội), vàng (petrolatum, dầu khoáng và chiết xuất trái bơ).
Phân loại: Kem hăm Desitin xanh và tím, kem hăm Desitin vàng
Giá kem chống hăm Desitin Mỹ xanh/tím Mỹ: Khoảng 160.000đ/113g
Đánh giá kem trị hăm desitin tím có tốt không?
Lưu ý: Loại kem hăm Desitin xanh và tím được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên theo đánh giá thì loại tím hiệu quả hơn màu xanh.
6. Kem hăm Sato của Nhật
Xuất xứ: Sản phẩm kem chống hăm Sato của thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản, nổi tiếng với các dòng sản phẩm hỗ trợ chăm sóc, cải thiện sức khỏe con người. Thành phần nguyên liệu thiên nhiên, được xử lý theo dây chuyền công nghệ hiện đại.
Thành phần: Kem bôi hăm Sato chứa các thành phần có hiệu quả đối với quá trình điều trị hăm ta ở trẻ nhỏ: Vitamin A, Trichlorocarbanilide, Diphenhydramine làm dịu da, Kẽm ocid,Sáp ong trắng,…
Kem chống hăm Sato Polybaby Nhật Bản giá bao nhiêu: Khoảng 180.000đ/30g
Công dụng của kem bôi hăm da trẻ em Sato:
- Thuốc bôi hiệu quả ngay sau lần sử dụng đầu tiên, giúp làm giảm các vết mẩn đỏ, sưng đau.
- Có thể sử dụng nếu bé bị viêm da, bị côn trùng căn,
- Tạo cảm giác thoải mái trên vùng da bị hăm, chống viêm nhiễm.
Kem chống hăm Sato có tốt không?
7. Kem chống hăm Penaten (Đức)
Xuất xứ: Sản phẩm kem trị hăm cho bé Penaten cao cấp đến từ Đức và được tin dùng trên nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Kem bôi được chứng nhận an toàn và lành tính đối với bé, phù hợp sử dụng như thuốc bôi hăm háng, kem trị hăm tã,…
Thành phần kem bôi hăm Penate: bao gồm mỡ cừu giữ ẩm, kết hợp với oxyd kẽm kháng viêm và panthenol giúp tái tạo làn da non của bé.
Công dụng: Giúp làm giảm tình trạng ngứa rát, mẩn đỏ giúp bé dễ chịu hơn, thuận tiện trong việc sinh hoạt và vui chơi.
Giá bán: hộp 99.000đ/50g; 149.000đ/200g
Đánh giá kem hăm Penaten có tốt không?
8. Kem bôi Dizigone Baby trị hăm kháng khuẩn Nano bạc
Xuất xứ: Sản phẩm thương hiệu Việt Nam uy tín, chất lượng được người dùng đặc biệt tin tưởng.
Thành phần: Kem trị hăm Việt Nam Dizigone Nano Bạc với sự kết hợp của các thành phần như tràm trà, cúc la, thành phần D - Panthenol, lô hội dưỡng ẩm,…
Công dụng: Vừa kháng khuẩn, kháng nấm, vừa có khả năng dưỡng ẩm, làm lành vết thương một cách nhanh chóng.
Giá bán: 185.000đ/tuýp 30g
Review kem hăm Dizigone có tốt không?
9. Kem ngăn ngừa hăm tã Ceradan Diaper Cream
Xuất xứ: Ngoài các loại kem trị hăm cho bé của Mỹ, Đức thì thương hiệu Singapore kem hăm Ceradan Diaper cũng được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Sản phẩm của công ty dược phẩm HYPHENS PHARMA PTE.LTD.
Thành phần của thuốc bôi Ceradan Diaper: Các oxyd kẽm giúp tạo lớp màng bảo vệ da; octenidine hydrocloride ngăn chặn sự phát triển của nấm, vi khuẩn; các lipid sinh lý giúp phục hồi hàng rào da bị phá hủy.
Công dụng: được sử dụng hàng ngày để giúp làm dịu da và chống hăm tã.
Giá bán: 280.000đ/tuýp 30g; hơn 300.000đ/tuýp 50g
Đánh giá kem hăm tã Ceradan Diaper có tốt không?
10. Kem hăm Weleda xách tay Đức
Xuất xứ: Đây là sản phẩm kem trị hăm cho bé thuộc dòng hữu cơ cao cấp có xuất xứ từ Đức. Sản phẩm đạt hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo lành tính với bé.
Thành phần: Chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên, tinh chất dầu hạnh nhân, hoa Chamomile, sáp ong, Calendula, dầu mè,…
Công dụng: Có tác dụng chống viêm, làm dịu da, bổ sung dưỡng chất giúp chữa lành vết thương và phục hồi da, cung cấp và cân bằng độ ẩm.
Giá bán: Tuýp 30g/139.000đ; tuýp 75ml/ 250.000đ
Review kem bôi ngừa hăm Weleda có tốt không?
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số dòng sản phẩm khác 10 gợi ý trên như:
- Kem bôi dịu da Kutieskin ngừa hăm
- Kem hăm Aquaphor Baby Healing Ointment
- A-Derma Primalba nappy change cream
- Kem bôi Yoosun rau má ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã
- Mamachi Baby Magic Diaper Cream
- Kem chống hăm Johnson’s baby
- Baby Sebamed Diaper Rash Cream
- Kem chống hăm Gifrer
- Kem chống hăm Mustela
- …
Các dạng hăm tã ở trẻ và cách phòng ngừa
Một khi da bị kích thích sẽ chuyển thành màu đỏ, nóng lên, khô ráp và có thể dẫn tới các dạng nhiễm trùng. Những chất kích ứng phổ biến nhất là phân, nước tiểu, vi khuẩn từ nước tiểu và phân, chất tẩy, hương thơm và thuốc nhuộm từ tã giấy, khăn ướt cho trẻ em… Thuật ngữ “hăm tã” dùng để mô tả các tình trạng da khác nhau ở vùng mặc tã.
Các dạng hăm tã ở trẻ sơ sinh:
Viêm da phồng rộp (phồng rộp do tã): Đây là dạng phổ biến nhất của hăm tã. Nó có thể khiến cho vùng sinh dục và các nếp gấp ở đùi, mông đỏ lên và sưng phồng. Phồng rộp da do chính tã gây ra hoặc vì trẻ mặc tã ướt và bẩn quá lâu. Dạng hăm này thường xuất hiện rồi tự biến mất, có thể thoa thuốc mỡ loại nhẹ; nó chỉ khiến bé hơi khó chịu, miễn là không trở nên phức tạp vì một chứng nhiễm trùng phụ.
Viêm da dị ứng (Eczema: chàm bội nhiễm): Kiểu hăm này thể hiện dưới dạng các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng. Nó có thể kéo sang các vùng khác của cơ thể trong lúc lan ra khu vực mặc tã ở những bé thuộc phạm vi 6 – 12 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng như chất gây dị ứng, chất kích ứng, các yếu tố môi trường và di truyền. Điều trị bằng thuốc mỡ chuyên dụng hoặc thuốc theo toa.
Viêm da candidal (nhiễm trùng nấm men): Dạng hăm này nhẹ và làm bé đau, xuất hiện ở những nếp gấp tại bộ phận sinh dục, chân và nếp gấp giữa bụng với đùi của bé. Nó sẽ bắt đầu bằng những nốt đỏ nhỏ dần dần hiện ra nhiều hơn và hình thành một mảng đỏ rực lan rộng dễ thấy. Nguyên nhân phổ biến nhất của dạng hăm tã này là do bạn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Có thể điều trị với kem đặc trị do bác sĩ kê toa.
Viêm da quanh hậu môn: Vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ sẫm quanh hậu môn là dấu hiệu nhận biết điển hình. Tình trạng này thường gặp ở các bé bú sữa bình vì phân của các bé chứa nhiều kiềm hơn mức bình thường. Dạng viêm này thường không xuất hiện ở trẻ bú sữa mẹ cho đến sau khi bé tập ăn dặm. Đa số trẻ sơ sinh đều sẽ gặp phải tình trạng này ở một giai đoạn nào đó trong những năm đầu đời.
Bệnh chốc lở: Đây là dạng hăm tã được nhận biết bằng những mảng cứng nâu vàng, mụn nhọt hay vết phồng giộp đầy mủ kèm theo nhiều nốt đỏ xung quanh. Nó có thể bao phủ phần mông, bụng dưới, hậu môn, rốn và đùi sau đó lan ra các phần khác trên cơ thể. Bệnh chốc lở do vi khuẩn gây ra (streptococci hoặc staphylococci). Nếu cho rằng chứng hăm tã ở bé là nhiễm trùng vi khuẩn, mẹ nên báo với bác sĩ ngay lập tức để được kê thuốc thoa hoặc thuốc kháng sinh dạng uống.
Viêm da ngấn tã: Một dạng kích ứng da xảy ra do rìa hoặc mép tã cọ xát vào da. Dấu hiệu nhận biết là da tấy đỏ và bị kích thích. Chứng hăm tã này xuất hiện ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên và sẽ nặng hơn do chất ẩm và hơi nóng. Có thể điều trị bằng phấn chuyên dụng hoặc thuốc mỡ không cần kê toa.
Viêm da cọ xát: Các nếp gấp da cọ xát lẫn nhau và gây ra một dạng hăm tã trên làn da nhạy cảm của bé. Cách nhận biết là trên da xuất hiện những vùng bị ửng đỏ ở các nếp gấp giữa đùi với bụng và thỉnh thoảng ở nách. Thông thường nó được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc phấn không kê toa.
Chăm sóc trẻ nhỏ là công việc hết sức vất vả. Qua từng giai đoạn bé sẽ có những bước phát triển khác nhau kèm theo đó là những vấn đề khiến các mẹ phải băn khoăn nhất là vấn đề về sức khoẻ. Hôm nay Chanh Tươi đưa ra một vài thông tin cơ bản giúp mẹ lựa chọn được sản phẩm tốt nhất liên quan tới hăm tã ở bé.
Với top 10 sản phẩm kem hăm cho bé tốt nhất trên đây sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé. Nhưng hãy lưu ý về các thành phần của kem nhé! Nếu thấy da bé sau khi sử dụng có biểu hiện nặng hơn thì nên đưa bé tới gặp các bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Qua đây, hi vọng ba mẹ dễ dàng tìm mua kem trị hăm cho bé an toàn, lành tính với mức giá phù hợp nhất.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận