La Phông-ten là ai? Top 7+ tác phẩm hay nhất của La Phông ten
Nhắc đến La Phông-ten, nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp chắc hẳn ai cũng biết đặc biệt là những bạn yêu thích thơ. Tác giả người Pháp có rất nhiều tác phẩm văn học hay. Hãy cùng mình tham khảo Top 10+ tác phẩm hay nhất của nhà thơ La Phông-ten nhé!
1. La Phông-ten là ai? Thông tin cơ bản về nhà thơ người Pháp
Sơ lược về tiểu sử của nhà văn La Phông-ten
La Phông-ten (Jean De La Fontaine) sinh năm 1621 mất năm 1695 là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình quản lý rừng tại Sa-tô Chi-e-ri.Mẹ mất sớm nên từ nhỏ tuổi thơ của ông thiếu thốn tình cảm nhưng ông được thừa hưởng sự giáo dục tự do và kiến thức sâu rộng của bố.
Thuở nhỏ ông sống giữa thiên nhiên núi rừng nên ông rất yêu cảnh vật nơi đây. Vì vậy sau khi học xong ở Pari ông đã trở về quê thay cha quản lý khi rừng tại địa phương và sống cùng những người lao động nghèo khổ tại đây.
Chính tại nơi đây đã tạo nguồn cảm hứng sáng tác thơ văn cho ông. Các sáng tác của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ và lòng nhân ái. Ngoài ra ông còn có rất nhiều kiến thức về thiên nhiên và xã hội.
Ông rất thích giao tiếp với mọi người xung quan nhất là những người trong giới trí thức tự do phóng khoáng. Ông không thích gần gũi hay ép mình phải theo những quy tắc luật lệ như những nhà văn cổ điển khác.
Về sự nghiệp học hành của ông: Có rất ít thông tin đề cập đến vấn đề này. Họ chỉ biết ông đã từng học ở trường trường Cao đẳng ở Chateau-Thierry cho đến năm thứ ba, tại đây ông học tiếng Latinh.
Năm 1641 ông tham gia tu hội Oratoire và cũng chỉ 1 năm sau ông đã ra khỏi hội này. Sau đó ông tiếp tục học về luật và thường xuyên tham gia Hiệp hội các nhà thơ trẻ và đến năm 1649 ông nhận bằng luật sư tại Pari.
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn La Phông-ten
Các sáng tác của La Phông-ten giàu chất thơ, dí dỏm và nhiều tầng lớp khác nhau.Truyện của ông có tổng cộng 60 bài và được in thành 5 tập. Ông viết ngụ ngôn theo phong cách viết sâu sắc, linh hoạt, bác học và đầy hài hước, hóm hỉnh khi mơ mộng, ngông cuồng. Ông khéo léo kết hợp những câu thơ ngắn 2 hoặc 3 âm tiết diễn tả linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.
Truyện ngụ ngôn của ông viết thể hiện tính dân tộc, thể hiện tình yêu của ông với đất nước Pháp nên truyện ngụ ngôn của viết được coi là biểu tượng của văn học Pháp. Các bài thơ nổi tiếng của ông được lưu truyền từ đời này qua đời khác thể hiện nhiều số phận nhân vật khác nhau.
Các bài thơ ngụ ngôn của ông thường gồm 2 phần chính: phần 1 như một màn kịch có thắt nút, cởi nút, phần 2 là rút ra bài học ý nghĩa, thường chỉ là một vài câu ngắn gọn. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn của ông đại diện cho các tầng lớp xã hội La phông-ten từ những nhân vật thấp hèn, không có tiếng nói đến những nhân vật quyền cao chức trọng.
Top 7 tác phẩm hay nhất của La Phông-ten
Con quạ thông minh
Truyện kể về một con quạ đang khát nước, và nó tìm được một cái bình có nước ở bên trong. Tuy nhiên nước trong lọ lại ít, cổ bình cao nên nó không uống được.
Con quạ suy nghĩ một lúc thì nó nghĩ ra cách đó là dùng mỏ của mình gắp từng viên sỏi bỏ vô bình. Cứ mỗi một viên sỏi bỏ vào bình thì nước lại dâng cao hơn. Với sự kiên trì của mình nước đã gần đầy đến cổ bình và thế là quạ có thể tha hồ thả mỏ vào uống nước.
Ý nghĩa truyện
Qua câu chuyện này giúp chúng ta rút ra bài học về cách xử lý trong mọi tình huống. Trong cuộc sống đôi khi không có đủ điều kiện thuận lợi để giải quyết những khó khăn, mà hãy biết tận dụng những thứ đơn giản xung quanh nhé, hãy cứ kiên trì rồi sẽ thành công.
Rùa và Thỏ
Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.
Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:
– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạp nhất.
Rùa ngẩng lên, đáp:
– Tôi tập chạy cho khỏe.
Thỏ nói:
– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.
Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:
– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.
Thỏ phá lên cười, bảo rằng:
– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!
Rùa nói chắc nịch:
– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:
– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy
Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.
Thỏ vẫn ngạo nghễ:
– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!
Biết mình chậm chạp, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh.
Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.”
Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi.
Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.
Ý nghĩa truyện:
Câu chuyện giúp chúng ta rút ra bài học về tính kiên trì, khiêm tốn, nhẫn nại, biết mình biết ta thành công sẽ đến với mình. Ngoài ra câu chuyện trên còn phê phán những người kiêu ngạo, ỷ lại, coi thường người khác sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.
Hai con dê qua cầu
Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng nọ. Tình cờ một hôm, chúng có việc và phải đi qua một chiếc cầu. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để cho một chú dê có thể đi được.
Dê Đen thì đi đằng này lại, còn Dê Trắng lại đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước.
Chúng cãi nhau và chẳng con nào chịu nhường con nào. Cuối cùng, mâu thuẫn không được giải quyết, chúng húc nhau. Cả hai đều rơi tõm xuống suối.
Ý nghĩa truyện: Trong cuộc sống nên nhường nhịn, chia sẻ với nhau thì chắc chắn mọi người sẽ được bình an hạnh phúc. Ngược lại nếu tranh giành nhau thì cả mình mình và người khác sẽ nhận lại những điều không may mắn, hoặc lãnh những hậu quả đáng thương.
Quạ và Cáo
Ngậm pho-mát cành cao Quạ đỗ
Đánh mùi thơm Cáo bổ đến ngay
- Ê! Chào ngài Quạ trên cây!
Lông ngài đã đẹp, dáng ngài lại xinh
Nếu ngài hót âm thanh chắc tuyệt
Vua muôn loài xác quyết là ngài
Nghe lời phỉnh nịnh êm tai
Há mồm Quạ định khoe tài hót hay
Miếng pho-mat rơi ngay xuống đất
Cáo kíp vồ, chẳng trật chút nao
Ngửa đầu bảo Quạ trên cao
- Những phường nịnh hót sống vào tụi ngông
Miếng pho-mát trả công bài học
Quạ thề rằng sau cóc mắc mưu
Khi khôn bóng đã ngả chiều
Ý nghĩa thơ:
Bài thơ trên tác giả phê phán những người hay xu nịnh người khác, ích kỷ, luôn dùng những lời ngon tiếng ngọt để dụ dỗ người khác với mong muốn phần lợi thuộc về mình.
Ngoài ra bài thơ cũng muốn nhắc nhở chúng ta hãy nên thỉnh táo trước những lời nịnh hót, hay khen giả tạo của người khác, Hãy thật cảnh giác trước những lời nói của người khác.
Thỏ và Rùa
Chạy ích chi? Cốt đi đúng lúc,
Chuyện Thỏ, Rùa ngẫm thực rõ thay.
Rùa rằng: “Ta đánh cuộc này:
Đích kia chạy đến, anh tày tôi chăng?
- Chị điên chắc! Nghĩ xằng mơ hão
Chạy hơn ta? Tẩy não đi thôi!”
Khăng khăng Rùa cứ giữ lời:
- “Điên hay không, tôi vẫn chơi cuộc này”
Họ vào cuộc theo y Rùa thách
Giải hai bên, cạnh đích cùng bày,
Hỏi chi vật nọ món này!
Lại cần chi biết ai đây trọng tài!
Thỏ chỉ việc nhảy vài bốn cái
(Cái nhảy khi suýt phải sa cơ,
Nhảy làm bầy chó ngẩn ngơ
Rượt theo mà chẳng bao giờ bén chân)
Vâng! Thỏ đủ giờ ăn giờ ngủ
Giờ vểnh tai nghe gió đông tây
Mặc cho cái ả Rùa này
Như ông quan cụ khoan thai lê mình.
Rùa rời gót tận tình, tận lực
Ì ạch lê từng bước... cố mau
Hợm mình, Thỏ định chạy sau,
Khởi hành cùng lúc, hơn nhau quá thường!
Thỏ nghĩ bụng: “Không bươn bả vội
Càng phất phơ càng nổi tài ba!”
Thỏ gặm cỏ, Thỏ lê la
Thỏ nằm Thỏ nghỉ,... nhởn nhơ đủ trò,
Nhơn nhơn chẳng buồn lo tranh cuộc,
Cuối cùng... khi Thỏ ngước nhìn lên
Đích kia Rùa đã kề bên,
Thỏ ta vội phóng như tên bay vù.
Nhưng bay, nhảy quá ư vô ích
Chị Rùa ta tới đích nhanh thay!
Rùa cười: “Tôi nói chẳng sai,
Có ăn ai được cái tài chạy nhanh?
Tôi thì thắng còn anh lại bại
Nếu anh bê một cái mai vào
Thì còn ì ạch đến đâu?”
Ý nghĩa thơ:
Câu chuyện phê phán những người có tính ỷ lại vào lợi thế có sẵn của bản thân mà không chịu cố gắng, phát huy, lười biếng, coi thường người khác. Đồng thời truyện đề cao tính nhẫn nại, kiên trì, cố gắng nhất định sẽ thành công trong cuộc sống.
Sói và cừu non
Một hôm có chú cừu non
Ung dung uống nước trên dòng suối trong
Nơi lão sói đói thường mò đến
Lúc này đây xuất hiện bất thần:
"Tên kia sao dám táo gan
Nước của ta, mày tới làm đục lên?
- Tiếng sói thét giữa cơn điên
Táo gan ta phải trị liền mới xong"
Cừu thưa: "Xin Đức Ông chớ giận
Mà xét cho thực trạng như vầy
Nơi con đang giải khát đây
Nằm dưới nơi uống của Ngài rất xa
Vậy không thể nói là làm đục"
"Chính mày vầy bẩn nước đây mà
Ta còn biết được năm qua
Miệng mày từng nói xấu ta rồi còn"
"Nói chi khi má con chưa đẻ
Nay con còn bú mẹ hàng ngày?"
"Chẳng mày thì thằng anh mày"
"Nhưng con đâu có" "Lũ bay rành rành:
Mày này, mấy thằng chăn, lũ chó
Chẳng tha ta, ta rõ hết rồi
Chuyến này phải báo thù thôi"
Sói già vừa nói dứt lời
Đã lao lên quật tơi bời cừu con
Cắn chết tha lên non ăn thịt
Mà chẳng cần xét xử gì hơn
Ý nghĩa thơ:
Bài thơ trên khẳng định chân lý lẽ phải nhất định sẽ chiến thắng. Bên cạnh đó qua bài thơ cũng giúp chúng ta hiểu rằng, có những chuyện không cần phải giải thích nhiều mà đôi khi nên dùng chút mánh khóe để giải quyết, đừng bao giờ quá tốt bụng để rồi bị lợi dụng.
Con lừa và ông chủ
Một con lừa kêu ca vất vả,
Chủ làm vườn đối xử khắt khe.
Hàng ngày từ sớm tinh mơ,
Gà chưa gáy sáng đã khua dậy rồi.
Rau thồ nặng kịp thời đi chợ,
Giấc ngủ ngon nào có bao giờ,
Xin trời thương lấy kiếp lừa,
Đổi cho chủ khác để lừa nhàn hơn.
Thần số phận nghĩ thương lừa nọ,
Liền đổi cho ông chủ thuộc da.
Khỏi phải dậy sớm chợ xa
Hàng ngày thồ các tấm da trên mình.
Nhưng mùi da thối rình nhức óc,
Lừa than rằng càng cực khổ hơn,
Thà rằng chủ cũ còn hơn,
Chủ mới khắc nghiệt đánh đòn luôn tay.
Thần số phận cho thay lần nữa,
Chủ mới này chuyện nghiệp đốt than.
Buổi sáng quả thực thư nhàn,
Buổi chiều vất vả lại làm quá khuya.
Lại kêu ca vẫn chưa vừa ý.
Lại cầu thần số phận giúp thêm.
Nằn nì gây nhiễu gây phiền.
Làm thần tức giận nổi cơn lôi đình.
Thần lớn tiếng mắng con lừa nọ:
“Đứng núi này ngỡ núi kia hơn,
Suốt đời những thở cùng than,
Đổi thay đã lắm hỏi nên chuyện gì!?”
Ý nghĩa thơ
Bài thơ khuyên nhủ chúng ta hãy tập thích nghi với hoàn cảnh, những khó khăn trong cuộc sống. Nếu có thể hãy biến những khó khăn thành những cơ hội thay vì kêu ca, than phiền.
Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, tập làm quen với môi trường xung quanh và rèn luyện ý chí nhẫn nại, kiên trì.
88,000đ
1. Truyện ngụ ngôn La Phông-ten là gì?
2. La Phông-ten nổi tiếng với thể loại văn học gì
3. La phông-ten La nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào
4. Những bài thơ ngụ ngôn của La Phông Ten
Trên đây mình đã chia sẻ với các bạn về cuộc đời sự nghiệp và những tác phẩm hay ý nghĩa của La Phông-ten. Hy vọng những tác phẩm này sẽ mang đến cho bạn nhiều giá trị văn học hay giải trí thú vị nhé.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận