Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cho con phát triển tốt nhất.

Quỳnh Trang 26 tháng 12, 2022 - 15:47 (GMT +07)   Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cho con phát triển tốt nhất.

Không dễ dàng khi sắp xếp lịch ăn dặm cho bé 5 tháng, bởi vì lý do các bé có thói quen khác nhau và cách sinh hoạt mỗi gia đình khác nhau.

Dưới đây là chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi và những nguyên tắc cũng như lý khi cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm. Mẹ nên tham khảo để có thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé!

Bé 5 tháng ăn dặm được chưa?

Câu trả lời là có nhé các mẹ! Việc ăn dặm của bé nên được bắt đầu vào khoảng 4 đến 5 tháng tuổi. Và nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển toàn diện.

Tùy trường hợp và tùy theo thể trạng, sự phát triển của bé mà có thể bắt đầu ăn từ khi bắt đầu sang tháng thứ 4. Và có nếu như hỏi bé 5 tháng rưỡi ăn dặm được chưa thì là hoàn toàn có thể nhé các mẹ!

Nếu các mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện sau ở bé thì đây là thời điểm có thể tập cho bé ăn dặm:

  • Có thể giữ thẳng đầu, cổ khi ngồi vào ghế ăn
  • Mở miệng khi mẹ đưa thức ăn đến
  • Có phản xạ dùng lưỡi tém thức ăn từ thìa vào trong miệng
  • Cân nặng gấp đôi lúc mới sinh.

Ngoài ra thì các mẹ cũng có thể tham khảo thêm nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau cho bé như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống,....

Vậy các mẹ đã biết được bé 5 tháng ăn dặm được chưa rồi phải không nào! Vậy thì tiếp theo ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nhóm chất cần thiết trong quá trình ăn dặm của bé nhé!

Khi nào nên sắp xếp lịch ăn dặm cho bé 5 tháng

Khoảng 1000 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng thời gian 24 giờ. Bé không bú đủ sữa thường quấy khóc nhiều, miệng chóp chép, da nhăn nheo, tiểu ít, chậm tăng cân. Hầu hết trẻ bắt đầu ăn dặm ở độ tuổi này, mặc dù chúng vẫn sẽ nhận được hầu hết dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì thế bố mẹ cũng quan tâm đến lịch trình ăn dặm cho bé 5 tháng.

Khoảng 14 giờ ngủ trong khoảng thời gian 24 giờ - bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và những giấc ngủ ngắn trong ngày. Bé thường được có 2 giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều, mặc dù nhiều bé vẫn sẽ ngủ ba giấc.

Thời gian để chơi, phát triển hệ cơ xương quan trọng, rèn luyện các kỹ năng mới và tương tác với mọi người xung quanh bé cũng là một nhu cầu cần thiết. Đọc sách cho trẻ nghe, mát-xa cho trẻ hoặc đi dạo bằng xe đẩy là các hoạt động vui chơi mà bố mẹ có thể trải qua cùng với con của mình để làm tăng thêm sự kết nối.

Lịch ăn dặm bé 5 tháng này là một quy trình do phụ huynh hướng dẫn, chỉ mang tính chất tham khảo và có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình.

lich-an-dam-cho-be-5-thang-1642728005

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi giúp con ăn no, ngủ đủ

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng 1 

6 giờ sáng: Bé thức dậy và bú khoảng 230 ml sữa công thức.

6 đến 7 giờ sáng: Giờ chơi với bố. Bố có thể đọc truyện cho bé nghe, hát cùng bé hoặc chơi với bé bằng những đồ chơi sẵn có trong nhà. Điều này giúp trẻ cảm nhận được tình cảm của bố và phát triển được khả năng tương tác với môi trường xung quanh.

7 giờ sáng: Ngũ cốc và trái cây xay nhuyễn là bữa ăn dặm đầu ngày của bé.

8:30 đến 10 giờ sáng: Giờ ngủ trưa. Đây là giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày của trẻ, có thể kéo dài đến 2 giờ.

10 đến 11 giờ sáng: Giờ chơi. Lúc này thường bố đã đi làm, mẹ và các anh chị khác trong nhà sẽ là người cùng chơi với bé.

11 giờ sáng: Cho bé bú một bình sữa công thức có thể tích khoảng từ 180 – 200 ml chai 6 đến 8 ounce và ăn dặm thêm với trái cây phù hợp với trẻ nhỏ.

Trưa đến 2 hoặc 3 giờ chiều: Giờ ngủ trưa, giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày. Bé từ 5 – 6 tháng tuổi thường chỉ cần ngủ 2 giấc ngủ ngắn trong ngày, mặc dù một số bé có thêm giấc ngủ thứ ba vào buổi chiều muộn.

3 giờ chiều: Bú khoảng 180 – 200 ml sữa công thức

3 đến 6 giờ chiều: Giờ chơi của bé

6 đến 6:30: Mẹ cho bé đi dạo buổi tối trên xe đầy

6:30 chiều: Thời gian dành cho buổi tối, bé được cho ăn dặm với thực đơn tương tự trong ngày, bao gồm ngũ cốc và rau.

6:45 p.m: Giờ tắm, bé được tắm mỗi ngày, tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng xà phòng cho bé. Loại xà phòng được lựa chọn nên là loại cho da nhạy cảm hoặc các loại dùng riêng ở trẻ nhỏ.

7 giờ tối: Bé được cho bú bình sữa cuối cùng trong ngày, khoảng 200 ml và đánh răng.

7:15 tối: Thời điểm đi ngủ, bé ở độ tuổi khoảng 5 tháng thường có thể ngủ một giấc liên tục cho đến sáng hôm sau mà không thức dậy giữa đêm đòi bú.

Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng 2

Sáng sớm: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa sáng: 1-4 thìa ngũ cốc (gạo tẻ, bắp) nấu chín thành cháo, xay hoặc nghiền nhuyễn

Bữa trưa: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa xế: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều muộn: 1-4 thìa khoai lang nghiền trộn sữa

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng 3

Sáng sớm: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa sáng: 1-4 thìa chuối nghiền trộn sữa

Bữa trưa: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa xế: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều muộn: 1-4 thìa đậu Hà Lan nghiền trộn sữa

lich-an-dam-cho-be-5-thang-1-1

Những lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không hề quá cầu kỳ. Chủ yếu các món từ cháo là chính. Ngoài việc xây dựng lịch ăn dặm cho bé 5 tháng khoa học. Mẹ cũng cần chú ý để đảm bảo cháo được ngon và không mất chất dinh dưỡng:

  • Không dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé.
  • Dùng nước lạnh để nấu cháo sẽ khiến hòa tan các chất có trong gạo dễ bay hơi và gạo bị trương lên.
  • Thay vào đó hãy dùng nước nóng ấm để nấu cháo vừa giữ được dinh dưỡng trong cháo vừa giúp tiết kiệm thời gian nấu cháo nhanh hơn.
  • Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày
  • Ở giai đoạn 5 tháng tuổi lượng cháo của bé ăn rất ít, nên mẹ hãy nấu ít một trong mỗi bữa ăn của trẻ. Hoặc để thuận tiện cho các mẹ bận rộn thì mẹ có thể nấu cháo trắng rồi chia thành từng bữa nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Tuyệt đối mẹ không nên hâm lại cháo nhiều lần. Bởi việc hâm cháo nhiều lần sẽ làm bay mất nhiều loại vitamin và không còn độ thơm ngon vốn có của nó. Trường hợp bé không ăn hết trong cữ ăn thì ba mẹ nên ăn hoặc bỏ đi thay vì hâm lại để cho bé ăn.
  • Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Rau củ theo mùa sẽ đảm bảo được độ tươi ngon và tránh được các vấn đề như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản hay các giống cây biến đổi gen... Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ cũng như giúp bé cảm nhận đúng vị ngon của rau của, trái cây.
  • Ngoài ra, nếu các bạn có điều kiện thì tốt nhất gia đình nên sử dụng các loại rau củ tự trồng và trồng theo phương pháp hữu cơ không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng.
  • Nguyên tắc rã đông thực phẩm đúng cách và đảm bảo chất dinh dưỡng là chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát và từ ngăn mát ra nhiệt độ phòng cho thực phẩm hết lạnh mới đun nấu.
  • Mẹ không nên chuyển thực phẩm từ ngăn đông ra bên ngoài ngay hay sử dụng nước nóng để để ra đông thực phẩm. Bởi các phương pháp rã đông này sẽ khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn và mất chất đặc biệt là các loại thịt cá. Khi sử dụng các thực phẩm này trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng sẽ khiến bé bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
  • Nếu gia đình có lò vi sóng hoặc thiết bị rã đông chuyên dùng thì mẹ có thể sử dụng để tiết kiệm thời gian nhé.

Gợi ý một số món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo Viện Dinh dưỡng

1. Bột đậu nành

- Nguyên liệu:

  • Dịch rau xanh xay nhuyễn: 20ml
  • Bột gạo: 10g
  • Sữa đậu nành: 200ml

- Cách làm:

  • Bước 1: Cho bột gạo và sữa vào nồi, đặt lên bếp ga, đun sôi trên lửa nhỏ. Các mẹ nhớ khuấy đều tay liên tục để bột không bị vón cục và khét nhé. 
  • Bước 2: Sau khi hỗn hợp gạo + sữa đậu nành sôi được khoảng 5 phút thì thêm dịch rau xanh xay nhuyễn vào khuấy đều, đun sôi thêm 5 phút nữa là hoàn thành.

2. Bột trứng

Bổ sung vào lịch ăn dặm cho bé 5 tháng món bột trứng bổ dưỡng

- Nguyên liệu:

  • Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
  • Bột gạo: 10g
  • Dầu gấc: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

- Cách làm:

  • Đun sôi hỗn hợp nước lọc + bột gạo và mẹ đừng quên để nhỏ lửa và khuấy đều tay liên tục nhé.
  • Sau khi cháo ăn dặm sôi, cho trứng và dầu gấc vào, khuấy đều, đun sôi 5 phút là được.

3. Bột bí đỏ - đậu xanh

- Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 10g
  • Bột đậu xanh: 10g
  • Bột gạo: 10g
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

- Cách làm:

  • Hấp bí đỏ chín mềm rồi nghiền nát (bạn có thể xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc các loại máy xay đa năng khác).
  • Cho tất cả nguyên liệu (bột đậu xanh, bột gạo, bí đỏ, dầu ăn và nước lọc) vào nồi đun sôi trong 5 phút là hoàn thành. Trong lúc nấu, mẹ nhớ khuấy đều tay liên tục nhé. 

4. Bột thịt lợn - chùm ngây

Món bột ngon mà mẹ có thể thêm vào lịch ăn dặm cho bé 5 tháng

- Nguyên liệu:

  • Thịt nạc vai xay nhuyễn: 10g
  • Bột gạo: 20g
  • Dịch rau chùm ngây xay nhuyễn: 20ml
  • Dầu ô liu: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

-  Cách làm:

  • Thịt nạc rang chín với dầu ô liu.
  • Đun sôi hỗn hợp bột gạo + nước rồi cho thịt nạc đã rang vào. 
  • Sau 5 phút, mẹ cho dịch chùm ngây vào khuấy đều, tiếp tục ninh cho đến khi thịt nhừ là được (khoảng 5-10 phút).

5. Bột đậu xanh - ngô

- Nguyên liệu:

  • Bột đậu xanh: 10g
  • Ngô hạt xay nhuyễn: 10g
  • Bột gạo: 10g
  • Dầu gấc: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

- Cách làm:

  • Cho bột đậu xanh, ngô, bột gạo và nước vào nồi đun sôi nhỏ lửa trong 10-15 phút, vừa đun vừa khuấy đều.
  • Sau khi hỗn hợp trên đã chín nhuyễn thì cho dầu gấc vào khuấy đều là được.
lich-an-dam-cho-be-5-thang-1
Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng

6. Bột sữa bí đỏ

- Nguyên liệu: 

  • Bột gạo: 20g
  • Bí đỏ: 30g
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 20ml
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

- Cách làm: 

  • Cắt nhỏ bí đỏ, hấp chín rồi dùng máy xay nhuyễn.
  • Hòa tan bột gạo với nước trong nồi chuyên dùng nấu đồ ăn dặm cho bé.
  • Nhấc nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy đều tay cho bột sánh mịn rồi thêm bí đỏ vào trộn đều.
  • Sau 10 phút, bạn cho dầu ăn, sữa mẹ hoặc sữa công thức vào khuấy đều là hoàn thành.

7. Bột tôm - Món ngon thêm vào lịch ăn dặm cho bé 5 tháng

- Nguyên liệu:

  • Tôm bóc vỏ xay nhuyễn: 20g
  • Bột gạo: 10g
  • Dịch rau ngót xay nhuyễn: 20g
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

- Cách làm: 

  • Xào chín tôm với dầu ăn.
  • Hòa tan bột gạo vào nước rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay cho bột không bị vón cục. 
  • Tiếp theo, cho tôm vào ninh kỹ trong 10 phút (nhớ để nhỏ lửa).
  • Cuối cùng, cho dịch rau ngót vào khuấy đều là xong nhé.

8. Bột ức gà - súp lơ xanh

- Nguyên liệu:

  • Thịt ức gà: 20g
  • Bột gạo: 10g
  • Súp lơ xanh xay nhuyễn: 20g
  • Dầu ô liu: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

- Cách làm: 

  • Xào chín thịt gà với dầu ô liu.
  • Bắc hỗn hợp bột gạo và nước lên bếp khuấy đều tay đến khi chín thì cho thịt gà đã xào vào ninh kỹ trong 10 phút.
  • Sau khi bột nhuyễn mịn thì cho dịch rau còn lại vào khuấy đều đến khi chín hoàn toàn.

Bé 5 tháng tuổi phù hợp với những loại thực phẩm nào?

Như chúng ta đã biết, trẻ trong vòng 6 tháng đầu đời cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ để bé có thể phát triển toàn diện nhất. Và sang đến tháng thứ 4, thứ 5 là đã có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm từ từ. Ở độ tuổi này, các bà mẹ hãy nhớ đảm bảo cho bé bú từ 6-8 cữ bú mỗi ngày và có thể thêm 1-2 bữa ăn dặm. Mẹ hãy chú ý bổ sung đa dạng các nhóm chất sau vào lịch ăn dặm cho bé 5 tháng nhé.

Các nhóm thực phẩm tốt cho bé 5 tháng tuổi

1. Nhóm ngũ cốc

Đây gần như là nhóm thực phẩm chiếm phần lớn số lượng trong bữa ăn của trẻ bao gồm các loại như yến mạch, khoai lang hay bắp xay nhuyễn. Trong đó, nhóm ngũ cốc giàu sắt được khuyến khích bổ sung trong khẩu phần ăn dặm của bé trong giai đoạn này.

Khi mới bắt đầu, bạn nên cho trẻ thử từng loại thức ăn riêng lẻ, không nên trộn thành hỗn hợp để bố mẹ có thể biết được khẩu vị và những món ăn trẻ bị dị ứng. Khoảng cách thích hợp để thử các loại thức ăn khác nhau là 3-5 ngày.

be-5-thang-an-dam-duoc-chua-2-1641819197-2

2. Nhóm chất xơ

Khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé 5 tháng, mẹ đừng quên bổ sung nhóm chất xơ. Bé rất cần dinh dưỡng đến từ các loại rau củ, các loại rau và trái cây có thể giúp bé bổ sung nhiều vitamin cần thiết. Đồng thời, tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé từ những buổi đầu ăn dặm cũng tạo nên nền tảng ăn uống lành mạnh sau này.

Các bà mẹ nên sử dụng các loại rau củ được khuyến khích cho bé như cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, bơ, bông cải xanh... vì không phải bất kỳ loại rau củ nào bé cũng có thể hấp thụ được.

Các loại rau củ quả đều cần được làm sạch và nấu chín kỹ, nghiền hay xay nhuyễn cho bé. Hay mẹ cũng có thể chọn các loại trái cây mềm như bơ và chuối chín, vừa giàu vitamin vừa tiện lợi vì chỉ cần nạo hay nghiền nhuyễn là mẹ đã có ngay món ăn dặm bổ dưỡng cho bé.

be-5-thang-an-dam-duoc-chua-3-1641819205-3

3. Nhóm chất đạm

Để bữa ăn của bé thêm phong phú và giàu dưỡng chất thì không thể thiếu nhóm chất đạm này. Các bà mẹ có thể lấy thịt, các loại đậu, trứng, tôm, cá là những loại thực phẩm cung cấp protein rất tốt cho trẻ. Trong đó, thịt cũng như các loại đậu rất giàu sắt và kẽm nên được khuyến khích đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.

Đối với loại thịt thì có thể sẽ hơi dai và cứng nên các mẹ hãy lưu ý cho bé nhà mình tập ăn thịt sau khi bé đã ăn mạnh các loại ngũ cốc hay rau củ nghiền.

Các mẹ cũng có thể làm hấp dẫn và giàu dưỡng chất cho bữa ăn hơn bằng cách kết hợp nấu thịt hay trứng với các loại rau củ như bí đỏ, đậu Hà Lan… để bé ăn ngon miệng và dễ làm quen hơn.

Như thế là các mẹ đã biết được bé 5 tháng ăn dặm được chưa và nên ăn những nhóm chất dinh dưỡng nào rồi phải không nào! Vậy thì bé cần phải tránh những loại thực phẩm nào thì ta hãy cùng nhau sang phần tiếp theo nhé!

be-5-thang-an-dam-duoc-chua-1-1641819223-3

Các loại thực phẩm cần tránh trong lịch ăn dặm cho bé 5 tháng

Bên cạnh việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé thì các mẹ cũng nên lưu ý tránh những thực phẩm sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé! Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng.

Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Dưới đây là một số thực phẩm không cho bé ăn hay uống khi chưa đủ 1 năm tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa:

  • Sữa bò tươi và mật ong
  • Nước trái cây
  • Các loại thức ăn cứng có thể gây sặc, nghẹn như: các loại hạt, kẹo, quả hạch, xúc xích, thịt miếng
  • Sử dụng muối và đường trong món ăn cho trẻ cũng là điều không nên khi bé con của bạn chưa được 1 tuổi.

Và các loại thức ăn có thể gây dị ứng như:

  • Đậu phộng
  • Trứng
  • Sản phẩm từ sữa bò
  • Lúa mì
  • Động vật có vỏ giáp xác
  • Đậu nành

Các bác sĩ đã từng khuyến nghị đợi đến khi trẻ 1 tuổi hoặc thậm chí muộn hơn mới cho trẻ ăn thức ăn có thể gây ra dị ứng, đặc biệt là với trẻ em có nguy cơ bị dị ứng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng muộn hơn cũng không giúp ngăn ngừa dị ứng và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này hơn ở trẻ.

Như vậy có thể thấy được rằng giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Vì thế các mẹ hãy thật thông thái khi lựa chọn các loại thực phẩm cho con mình nhé!

be-5-thang-an-dam-duoc-chua-5-1641819240-3
Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng với đa dạng thực phẩm

Lưu ý khi cho bé 5 tháng ăn dặm

Cần đặc biệt chú ý khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm để bé cảm thấy ngon miệng mà không bị ảnh hưởng bởi các sai lầm:

  • Cần chọn thực phẩm an toàn, sạch sẽ và nguồn gốc xuất xú rõ ràng…
  • Nấu vừa phải, không nên quá lỏng hay quá đặc
  • Đồ ăn cần đảm bảo được nấu chín
  • Không nêm gia vị cho bé trong giai đoạn này

Hy vọng các mẹ luôn đồng hành với chúng tôi để biết thêm nhiều bài viết nữa nhé. Những mẫu lịch ăn dặm cho bé 5 tháng cũng đã giúp các bậc cha mẹ có lựa chọn tốt nhất cho con rồi phải không nào?

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo