Cách bày trí mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp - Làm cực dễ
Mâm ngũ quả Trung Thu là một biểu tượng đậm chất văn hóa, đong đầy ý nghĩa và mong ước trong dịp Tết Trung Thu tháng 8 hằng năm. Không chỉ là một phần không thể thiếu trong bữa cỗ đêm rằm tháng tám, mâm ngũ quả còn đích thị là hình ảnh tượng trưng của lòng hiếu khách, lòng biết ơn, và sự kính trọng đối với tổ tiên.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đặt chân vào thế giới phong tục, tâm linh và nghệ thuật của ngày lễ Trung Thu thông qua sự thấu hiểu về mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu gồm những loại trái cây nào?
Mâm ngũ quả trong ngày Tết Trung Thu là một nét đặc trưng của nền văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Tuy nhiên, cụ thể về loại trái cây được sử dụng trong mâm ngũ quả có sự biến đổi tùy theo vùng miền và quan điểm tâm linh.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường gồm chuối, bưởi, đào, hồng, và quýt, với chuối nảy thường đặt ở giữa và các loại khác xếp lên trên. Có thể thay thế bưởi bằng quả phật thủ.
Ngày nay, nhiều người cũng kết hợp nhiều loại trái cây khác nhau để thể hiện mong muốn cho sự thịnh vượng và ấm no.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu miền trung
Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường đơn giản hơn với các loại trái cây như đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối... được sắp xếp theo sự sáng tạo của mỗi gia đình. Mục tiêu là thành kính dâng lên tổ tiên để cầu bình an và may mắn trong cuộc sống.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu miền Nam
Ở miền Nam, phong tục cúng kiếng thường được coi trọng hơn, do đó mâm ngũ quả thường được chuẩn bị cầu kỳ hơn.
Các loại trái cây như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung thường được ưa chuộng, thể hiện thông điệp "Cầu sung vừa đủ xài." Điều này thể hiện lòng tôn kính và sự tấm lòng đối với tổ tiên, cũng như cầu mong may mắn và hạnh phúc cho gia đình.
Cách bày mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp mắt
Bạn đang tìm kiếm những cách trang trí, bày trí mâm ngũ quả như thế nào đẹp mắt, gọn gàng để trưng bày dịp Trung Thu ở gia đình, cơ quan làm việc, trường học, lớp học,… Xem ngay thông tin chia sẻ gợi ý từ Chanh Tươi Review nhé!
1. Nguyên liệu chuẩn bị
Ở mỗi vùng miền khác nhau, mâm cỗ Trung Thu sẽ có những sự điều chỉnh riêng biệt để phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán sinh sống của người dân địa phương. Tương tự cách bài trí mâm cỗ ngày rằm tháng tám cũng vậy, tuy nhiên nguyên liệu chính cần chuẩn bị thường giống nhau ở:
- Mâm ngũ quả
- Bánh nướng - bánh dẻo
- Chiếc đèn ông sao
Mâm ngũ quả trong ngày Trung Thu truyền thống xưa kia thường có dưa hấu, hồng đỏ, đu đủ, bưởi, táo. Theo thời gian cùng với tính sáng tạo của người dân, để giữ nguyên nét đặc trưng của dân tộc - vùng miền mà vẫn mang tới điểm thu hút, nhiều mâm ngũ quả đã khắc hóa những con vật từ dưa hấu, bưởi,…
Sự khéo léo, sáng tạo của người dân làm cho mâm ngũ quả Trung Thu thêm phần đặc sắc, bắt mắt và ấn tượng hơn. ngày xưa
Bánh dẻo - bánh nướng là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu truyền thống Việt Nam. Trước kia, hai loại bánh này khá đơn giản với khuôn hình vuông và hoa văn đơn giản với nhân thập cẩm, nhưng ngày nay đã đa dạng hơn về hình dáng và hương vị, chẳng hạn như: nhân đậu đỏ, nhân khoai môn,…
Hình dáng của bánh dẻo, bánh nướng cũng có thêm sự thay đổi từ khuôn vuông rồi tới tròn, thậm chí những hình con vật dễ thương như: heo con, cá chép, thỏ… Màu sắc của bánh Trung Thu cũng được áp dụng các phương pháp hiện đại để có thêm phần rực rỡ, nổi bật.
Chia sẻ thêm: Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ bán bánh Trung Thu ngon, chất lượng sau đây:
Chiếc đèn ông sao là mơ ước của ông bà, cha mẹ chúng ta từ những thời xa xưa. Đơn giản chỉ là có một chiếc đèn ông sao để rước, chạy khắp xóm đi khoe. Mặc dù thời hiện đại, có rất nhiều loại đèn Trung Thu khác nhau nhưng chiếc đèn ông sao vẫn là một phần không thể thiếu trong ngày Trung Thu.
2. Bày mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc
Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – đây là những loại quả thường có vào mùa thu ở miền Bắc.
Bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế chắc chắn, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống còn lại sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
Khi bày mâm quả, có thể xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh. Đủ vị đủ sắc tượng trưng cho quy luật âm dương, cân bằng.
Trên mâm cỗ lễ Trung Thu miền Bắc cũng không thể thiếu bánh Trung Thu dẻo truyền thống vuông, tròn, các dòng bánh tạo hình con lợn, cá chép… Và đặc biệt là hương vị cốm-món quà của lúa non được dùng để thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng.
3. Bày trí mâm ngũ quả miền Nam
Miền Nam là nơi đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa cùng với con người hào sảng mang đến một mâm cỗ lễ Trung Thu với đa dạng nhiều loại trái cây, bánh trái.
Mâm ngũ quả miền Nam thường được chuẩn bị theo đúng câu “Cầu sung vừa đủ xài”, cho nên các loại trái cây trong mâm ngũ quả thường là mãng cầu tây hoặc ta đều được, đôi dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người miền Nam còn chuẩn bị thêm ba trái dứa để ở dưới mâm trái cây mang ý nghĩa vừng vàng, đông con đông cháu.
Bày những quả to, nặng như dừa, dứa, mãng cầu, đu đủ lên trước để tạo thế rồi mới xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp. Điểm thêm một vài trái sung để mâm ngũ quả thêm đầy đặn.
4. Bày mâm ngũ quả miền Trung
Khác với miền Bắc có khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu miền Trung khá khắc nghiệt, không có nhiều hoa trái nên mâm cỗ Trung Thu miền Trung cũng khá đơn giản, không quá câu nệ về hình thức.
Vào dịp lễ Trung Thu, người miền Trung thường có gì cúng nấy, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên.
Tuy nhiên, không vì thế mà ngày rằm tháng 8 nơi đây trở nên sơ sài, ngược lại, thời điểm này còn trở thành dịp để mọi người vui chơi với nhiều trò chơi, tổ chức lễ hội vô cùng độc đáo.
Những lưu ý để có một mâm ngũ quả Trung Thu đẹp
- Nên chọn những trái cây còn tươi mát không có dấu hiệu bị dập úng, hư hao
- Chọn nải chuối phật thủ còn xanh tươi, vỏ bóng mướt, không bị lấm chấm đốm đen, dán hơi cong và phải có từ 12 - 16 quả.
- Không nên rửa hoa quả trưng bày trước khi cúng để tránh bị ngấm nước mà bị hỏng, bạn chỉ nên dùng khăn khô lau bụi là được
- Để có một mâm ngũ quả đẹp mắt gồm đầy đủ các loại trái cây, hương vị sắc trời bạn nên chú ý thêm về cách bày trí, sắp xếp theo gam màu sắc, đảm bảo chúng hài hòa nhất. Khi sắp sếp thì nên để những trái to ở phần cuối cùng.
- Nên chọn những trái mọng để bỏ lên phía trên, vì ép ở dưới dễ bị dấp lắm. Bạn cũng có thể sử dụng thêm những chiếc băng dính để đảm bảo hoa trái được cố định trên mâm(dán khéo đừng để bị lộ nhé).
- Bạn có thể cắt tỉa thêm cho cây trái thêm phần sinh động, sáng tạo hơn.
- Nếu có ý tưởng sắp xếp mới bạn cũng có thể thử, vì mâm ngũ quá cũng không quá khắt khe về số lượng hoặc loại trái cây nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo theo ý mình.
- Hoặc bạn có thể học cách làm thêm những phần bánh nướng - bánh dẻo để cho mâm quả ngày rằm thêm phong phú hơn.
Cách tạo hình trái cây để bày mâm ngũ quả
Bạn cũng có thể tạo hình các loại quả trên mâm ngũ quả để trông sinh động và đẹp mắt hơn.
1. Cách tạo hình cá bằng thanh long
Chuẩn bị:
- 1 quả thanh long trắng
- Nhãn
- Vỏ bưởi
Hướng dẫn:
- Bước 1: Bắt đầu bằng việc cắt vỏ bưởi để tạo ra hình vây cá, bao gồm 1 vây lưng và 2 vây nhỏ hai bên.
- Bước 2: Sử dụng một chiếc dao để cắt một hình tam giác ở đầu của quả thanh long để tạo hình miệng của con cá. Sau đó, khoét một phần dọc theo thân của quả thanh long để gắn phần vây cá.
- Bước 3: Sử dụng hạt nhãn để tạo hình mắt cho con cá.
2. Cách tạo hình chó bằng bưởi
Chuẩn bị:
- 1 trái bưởi
- 1 quả cam
- Nửa quả đu đủ
Hướng dẫn:
- Bước 1: Bắt đầu bằng việc loại bỏ phần vỏ xanh của trái bưởi, tách múi ra và tạo hình như bộ lông xù của chú cún.
- Bước 2: Ghim trái cam vào đầu của nửa quả đu đủ để tạo phần khung chó. Sử dụng tăm để gắn những phần lông xù từ bưởi lên khung để tạo hình chú cún đáng yêu.
- Bước 3: Để hoàn thiện hình dáng, sử dụng hạt nhãn hoặc hạt na để tạo mắt cho chó và thắt một chiếc nơ xinh lên phần cổ.
3. Tạo hình Con thuyền hoa quả
Thêm một phần thú vị vào việc trang trí Trung thu bằng cách tạo hình con thuyền hoa quả. Dưới đây là cách bạn có thể làm điều này:
- Bước 1: Cắt quả dưa hấu theo chiều dọc thành hai phần không đều, sau đó sử dụng muỗng để lấy hết thịt và chỉ giữ lại phần vỏ có hình dạng tròn.
- Bước 2: Khoét một hình chữ nhật trên phần vỏ tròn để tạo nên hình dáng của chiếc thuyền.
- Bước 3: Tạo phần buồm bằng cách cắt tỉa phần còn lại của vỏ dưa hấu thành các hình chữ nhật nhỏ và sau đó kết nối chúng với nhau bằng xiên tre.
- Bước 4: Đặt các loại hoa quả như thịt dưa hấu, mâm xôi, sim... vào bên trong thuyền, sau đó cắm buồm và gắn thêm một cây xiên tre vào phần mũi của thuyền. Sử dụng dây để nối ngọn cột buồm đầu tiên với mũi thuyền và bạn đã hoàn thiện sản phẩm một cách độc đáo.
4. Tạo hình nhím từ quả nho
Để tạo ra một đĩa hoa quả hình nhím trong dịp Rằm Trung thu, bạn sẽ cần chuẩn bị một ít quả lê xanh, nho đen hoặc nho xanh, và một số tăm tre.
Dưới đây là 3 bước đơn giản để tạo hình nhím:
- Bước 1: Bắt đầu bằng việc gọt vỏ của một nửa quả lê xanh để làm phần đầu của con nhím.
- Bước 2: Sử dụng các tăm tre để xuyên qua từng quả nho, sau đó cắm chúng chặt vào phần dưới của quả lê để tạo nên lớp lông của con nhím.
- Bước 3: Sử dụng nho đen hoặc hạt tiêu để tạo mắt và mũi cho con nhím.
Lưu ý khi bày mâm ngũ quả Trung thu
Lựa chọn chuối cần tìm những quả còn xanh tươi, vỏ mịn màng, không có vết đốm đen và không bị cong quá hoặc quá nhỏ, có từ 12 - 16 quả trên mâm.
Chọn trái cây phải đảm bảo chúng vẫn giữ được sự tươi mát và không bị dập úng.
Tránh rửa quả trước khi cúng để tránh làm hỏng chúng. Thay vào đó, bạn chỉ cần sử dụng khăn để lau sạch bụi trên quả.
Hình ảnh hình ảnh mâm ngũ quả trung thu đơn giản độc đáo
Ý nghĩa của mâm ngũ quả Trung Thu
Mâm ngũ quả trong ngày Tết Trung Thu mang trong mình một sự tròn đầy ý nghĩa tượng trưng và tâm linh sâu sắc. Nó thể hiện sự cân bằng và đủ đầy qua việc kết hợp năm yếu tố cơ bản của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, và Thổ. Bằng cách sắp xếp năm loại quả, chúng ta thể hiện mong muốn cho sự bình an và thịnh vượng.
Ngoài ra, từ chính chữ "quả" trong mâm ngũ quả cũng đích thị sự sung túc và ý nghĩa về sự tiếp tục của dòng họ, sự sinh sôi nảy nở. Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả biểu trưng cho "Phúc, quý, thọ, khang, ninh" - năm phúc lớn nhất trong cuộc sống.
Tại mâm ngũ quả, việc chọn các loại trái cây cũng được thực hiện vô cùng cẩn thận. Chuối biểu thị tính dương, trong khi bưởi thể hiện sự mát mẻ và quả na mang theo ước nguyện của sự sinh sôi nảy lộc. Hồng đỏ thắm truyền tải hy vọng, trong khi quả lựu đại diện cho may mắn và sự ngọt ngào trong cuộc sống.
Dù số loại quả trên mâm có thể đa dạng hơn trong thời hiện đại, tuy nhiên, ý nghĩa của mâm ngũ quả vẫn luôn đi kèm với hy vọng và cầu mong cho sự thịnh vượng và may mắn, không bao giờ thay đổi.
Xem thêm:
- Trung thu ngày mấy 2023? Còn bao nhiêu ngày nữa đến?
- Top STT trung thu hay nhất 2023 được nhiều bạn trẻ sử dụng
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin về mâm ngũ quả chuẩn bị cho ngày Tết Trung Thu sắp tới. Đặc biệt, gợi ý cách bày trí mâm ngũ quả Trung Thu sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận