Mẹ bị mất sữa phải làm sao: Nguyên nhân, dấu hiệu, giải pháp
Sau sinh, mẹ bị mất sữa phải làm sao? Rất nhiều sản phụ phải đối mặt với tình trạng sữa không về hoặc mất sữa đột ngột sau sinh. Đây là một trong những bất thường không mong muốn, nhất là đối với những ai muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Nguyên nhân của hiện tượng mẹ bị mất sữa là gì? dấu hiệu ra sao? và cách khắc phục như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ bỉm giải đáp.
Nguyên nhân mất sữa đột ngột là gì?
Bên cạnh những trường hợp sữa mẹ không về hoặc về chậm sau sinh thì thực trạng mẹ bị mất sữa đột ngột cũng là một vấn đề phổ biến và đáng quan ngại. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, sau sinh 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng,… Đây là giai đoạn bé đang rất cần được bú sữa mẹ để tăng cường đề kháng và phát triển tốt nhất. Việc mất sữa đột ngột khiến mẹ và bé rất dễ bị stress, lo lắng và ảnh hưởng đến bé.
Trước khi tìm hiểu mẹ bị mất sữa phải làm sao, mẹ cùng xem vì sao bị mất sữa đột ngột nhé! Có nhiều nguyên nhân có thể “góp phần” gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân gây mất sữa đột ngột thường gặp và cần lưu tâm nhất:
- Bé ít bú mẹ: Việc bé ít bú mẹ có thể dẫn đến mất sữa đột ngột. Điều này rất dễ xảy ra, nên mẹ cần cho con bú càng nhiều càng tốt, nhất là trong những ngày đầu sau sinh.
- Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú: Viêm tuyến vú, tắc tia sữa, áp xe vú và các bệnh liên quan khác có thể gây mất sữa đột ngột. Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bầu ngực và tránh nhiễm khuẩn để đảm bảo khả năng tiết sữa.
- Rối loạn nội tiết: Rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến hormone Prolactin và Oxytocin, gây mất sữa.
- Chế độ dinh dưỡng kém: Chế độ dinh dưỡng không đủ và việc kiêng khem ăn uống có thể dẫn đến mất sữa. Mẹ cần ăn đầy đủ dinh dưỡng và tránh những thực phẩm có thể gây mất sữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đã ăn phải những thực phẩm gây mất sữa.
- Mẹ bị trầm cảm, stress: Tình trạng trầm cảm và stress ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất sữa của mẹ. Mẹ cần giữ tinh thần thoải mái và hạn chế căng thẳng.
- Nghỉ ngơi không hợp lý: Thiếu thời gian nghỉ ngơi sau sinh có thể gây mất sữa. Mẹ cần dành thời gian đủ để hồi phục sức khỏe.
- Mẹ ít uống nước: Uống ít nước là nguyên nhân chính gây ít sữa hoặc mất sữa.
- Bé bú bình/bú sữa công thức sớm: Cho bé bú bình hoặc sử dụng sữa công thức sớm có thể khiến con bỏ ti mẹ và dẫn đến mất sữa.
Chưa có kinh nghiệm nuôi con: Thiếu kinh nghiệm nuôi con cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dần mất sữa. Điều này bao gồm việc không biết cách tần suất cho bé bú, cách bú, cách ngậm núm vú đúng cách. Mẹ cần tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm từ người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia để có thể nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả. - Sử dụng thuốc điều trị bệnh: Sử dụng thuốc điều trị sau sinh cần được lưu ý, vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa và sức khỏe của bé. Mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho sữa mẹ và bé.
Những dấu hiệu mất sữa hoặc sắp mất sữa mẹ cần chú ý
Dấu hiệu mất sữa sau sinh là một vấn đề quan trọng cần được nhận biết sớm. Điều này có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa hoặc hỗ trợ khắc phục hiệu quả và nhanh chóng nhất. Có một số dấu hiệu mẹ có thể gặp phải trước khi bị mất sữa.
Đầu tiên, dấu hiệu đáng chú ý là ngực trở nên xẹp nhũn và không còn căng tức như trước đây. Bầu ngực là nơi chứa đựng sữa, vì vậy nếu ngực trở nên nhão, xẹp và không còn căng đầy, có thể ngụ ý rằng mẹ đang ít sữa hoặc đã mất sữa. Đặc biệt, đối với những người mẹ trước đây có ngực luôn căng tròn, việc ngực bỗng nhiên trở nên nhão xẹp là một dấu hiệu nguy cơ mất sữa đáng lo ngại.
Thứ hai, một dấu hiệu khác là mẹ không có đủ sữa hoặc rất ít sữa. Dù trước đó mẹ đã có đủ sữa cho con, nhưng bỗng nhiên mẹ không còn sữa hoặc chỉ còn rất ít sữa là một dấu hiệu rõ ràng của mất sữa đột ngột. Ngay cả khi mẹ cố gắng nặn bằng tay hoặc vắt sữa, chỉ có vài giọt sữa không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé.
Thứ ba, tắc tia sữa cũng có thể là một nguyên nhân gây mất sữa hoặc ít sữa. Trong trường hợp này, mẹ có thể gặp phải các triệu chứng như sốt và đau tức ngực. Mặc dù ngực có thể căng đầy, nhưng sữa lại không chảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này là sữa vẫn được sản xuất, nhưng ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, làm cho sữa không thể lưu thông và dần dần đông lại, gây tắc nghẽn và mất sữa.
Giải pháp mẹ bị mất sữa phải làm sao: 6 cách gọi sữa về sau khi mất sữa mẹ cần biết
Sau những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu của tình trạng này, chắc hẳn bạn đang muốn biết mẹ bị mất sữa phải làm sao, có giải pháp nào để khắc phục. Dưới đây là tổng hợp những cách gọi sữa về khi bị mất sữa hay cách lấy lại sữa khi bị mất sữa. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
1. Chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng
Dinh dưỡng bổ sung cho mẹ là một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà mẹ bỉm cần chú ý trong giai đoạn sau sinh, đang cho con bú. Trong yếu tố dinh dưỡng mẹ bị mất sữa phải làm sao, có 3 vấn đề mẹ cần chú ý là:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ
Sau khi sinh, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mẹ là rất quan trọng. Không chỉ giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau quá trình sinh đẻ mệt mỏi, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường sản xuất sữa mẹ và cải thiện chất lượng sữa.
Có một số thực phẩm được biết đến với tác dụng tăng sữa mẹ mà mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, bao gồm:
- Thịt động vật: Thịt bò, thịt lợn, trứng và cá là những nguồn cung cấp protein và chất béo có lợi. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự sản xuất sữa mẹ.
- Rau củ quả: Đu đủ xanh, rau ngót, mướp, quả sung và khoai lang là một số loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất. Chúng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ mà còn giúp tăng sức đề kháng và sự cân bằng dinh dưỡng.
- Trái cây: Bưởi, vú sữa, hồng xiêm và na là những trái cây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng có thể giúp cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sự khỏe mạnh cho mẹ.
Ngoài ra, việc bổ sung nước uống đủ cũng rất quan trọng. Mẹ nên uống đủ nước, nước ép trái cây tươi và nước dừa để duy trì lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ sản xuất sữa đủ cho con bú.
Các món ăn lợi sữa
Có rất nhiều món ăn giúp lợi sữa theo kinh nghiệm dân gian cũng như tư vấn của chuyên gia, bác sĩ. Mẹ cân nhắc một số món ăn nổi bật như:
- Móng giò: mẹ có thể chế biến từ móng giò như đu đủ hầm chân giò, móng giò hầm đậu phộng, móng giò hầm thông thảo, canh mướp móng giò heo…
- Rau khoai lang: xào rau khoai lang cùng thịt bò, lòng gà hoặc luộc hay ăn sống.
- Hạt bí: Có thể bỏ vỏ hạt bí, giã nát nhân và hòa với nước uống 2 lần vào các buổi sáng và tối.
- Một số món ăn khác: Nước đỗ đen gạo lứt, canh rau đay, yến mạch, lá vằng, đậu phộng, chuối,…
Tránh những thực phẩm gây mất sữa
Rất nhiều loại thực phẩm làm mất sữa mà mẹ nên tránh. Nó có thể là các thực phẩm chế biến món ăn, nước uống, trái cây gây mất sữa,… Như vậy, để không phải băn khoăn mẹ bị mất sữa phải làm sao, bạn nên tránh xa những nhóm thực phẩm này.
Danh sách các loại thường gặp nhất mẹ tham khảo nhé:
- Những loại trái cây gây mất sữa: Quả vải, nhãn, quả đào, ổi, dâu da, dưa hấu lạnh, me chua, mãng cầu xiêm,…
- Những thực phẩm gây mất sữa: lá lốt, rau mùi tây, bắp cải, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi…
2. Cho bé bú càng sớm càng tốt và massage ngực trước cữ bú
Để giúp mẹ có sữa cho bé, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh và kết hợp massage ngực trước mỗi lần cho bé bú. Đây là phương án thứ 2 cho việc mẹ bị mất sữa phải làm sao.
Ngay khi bé chào đời, mẹ nên cho bé ngậm bắt vú mẹ để tập bú ngay từ lúc này, vì cơ thể mẹ tiết ra sữa non rất tốt cho bé. Khi bé bú, việc massage đầu vú mẹ sẽ kích thích sự tiết oxytocin, chất xúc tác giúp kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Mẹ nên cho bé bú cách nhau khoảng 2 giờ mỗi lần để tạo ra một lịch trình bú tốt nhất.
Nếu bé đã ngủ một giấc dài hơn 3 giờ mà chưa dậy để bú, mẹ nên đánh thức bé. Mỗi khi cho bé bú, nên tạo sự tiếp xúc da thân mật, vì những cử chỉ âu yếm với bé sẽ kích thích não bộ mẹ và kích hoạt cơ chế tạo sữa.
Trước khi cho con bú hoặc hút sữa, mẹ nên thực hiện một phiên massage nhẹ nhàng cho bầu ngực. Đây là một phương pháp chữa mất sữa hiệu quả mà nhiều sản phụ đã áp dụng thành công. Khi massage, mẹ có thể sử dụng một tay để nâng nhẹ bầu ngực, và tay còn lại để xoa nhẹ quanh vùng bầu vú theo chiều kim đồng hồ khoảng 20-30 lần.
Bên cạnh việc massage ngực, mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng trước khi cho bé bú hoặc hút sữa. Mẹ có thể dùng khăn thấm nước nóng để chườm quanh vùng ngực hoặc dùng chai thủy tinh đựng nước nóng và lăn quanh vùng ngực.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể nướng củ hành rồi cho vào khăn và chườm quanh vùng ngực. Đây là một phương pháp dân gian rất hiệu quả để giúp mẹ khôi phục sữa đột ngột mất đi.
3. Cho bé bú/hút sữa đúng cữ, đủ cữ
Mẹ bị mất sữa phải làm sao? Cho bé bú hoặc hút sữa đúng cách và đủ cữ là một yếu tố quan trọng để khôi phục sữa sau khi mẹ bị mất sữa đột ngột. Tác động bú của bé là cách tốt nhất để kích thích sữa được sản xuất một cách hiệu quả, ngay cả khi mẹ đã gặp vấn đề mất sữa hoàn toàn. Do đó, hãy cho bé bú thường xuyên hơn và kéo dài thời gian bú để cơ thể nhận ra nhu cầu và tiếp tục sản xuất sữa nhiều hơn.
Nếu bé không chịu bú, bú ít hoặc bú không đúng kỹ thuật ngậm, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích hoạt động của tuyến sữa. Mẹ nên hút sữa đúng cách để không bị mất sữa. Đặc biệt trong giai đoạn mới sinh, mẹ nên cho bé bú hoặc hút sữa mỗi 2-3 giờ một lần và duy trì đều đặn hàng ngày. Điều này sẽ giúp kích thích sản xuất sữa và duy trì nguồn cung sữa cho bé.
4. Mẹ bị mất sữa phải làm sao: Kích sữa bằng máy hút sữa
Sử dụng máy vắt sữa/hút sữa là một phương pháp hiệu quả để kích thích sữa cho các bà mẹ gặp vấn đề ít sữa hoặc mất sữa. Tuy nhiên, việc sử dụng máy vắt sữa cần tuân theo các quy tắc để đảm bảo việc kích sữa hiệu quả nhất.
Các bà mẹ cần thực hiện việc vắt sữa ít nhất 8 lần mỗi ngày, khoảng 2-3 giờ một lần, và không được bỏ sót bất kỳ lần nào. Mỗi lần vắt không nên kéo dài quá 30 phút. Có thể tham khảo lịch vắt sữa theo khung giờ 6-9-12-15-18-21-24-3-6 giờ, bao gồm cả ban đêm. Tuy nhiên, vào ban đêm, các bà mẹ có thể giãn cách thời gian giữa các lần vắt sữa hoặc cho con bú để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Kích sữa bằng máy vắt sữa đòi hỏi sự kiên nhẫn từ các bà mẹ, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên. Ban đầu, lượng sữa mẹ có thể rất ít, nhưng nếu vắt sữa đều đặn và theo lịch, lượng sữa sẽ dần tăng lên.
Sau khi kích sữa thành công và lượng sữa ổn định, các bà mẹ có thể giãn cách thời gian vắt sữa dần. Mỗi ngày, có thể vắt sữa 4-5 lần và thời gian giữa các lần vắt có thể cách nhau 4-5 giờ, tùy thuộc vào thời gian rảnh. Nếu bé không hút hết sữa, các bà mẹ có thể vắt sữa và lưu trữ trong tủ lạnh để bé sử dụng lần sau.
Tham khảo các sản phẩm máy hút sữa:
Xem thêm:
- Review máy hút sữa Mama's Choice không dây có tốt không?
- Sản phẩm bán chạy nhất: Đi đến nơi bán
5. Tăng cường bổ sung các sản phẩm lợi sữa sau sinh
Mẹ bị mất sữa phải làm sao? Bên cạnh bổ sung các dinh dưỡng cho cơ thể qua thức ăn, mẹ mất sữa phải làm sao? Bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc sử dụng các sản phẩm lợi sữa khác như ngũ cốc lợi sữa, cốm lợi sữa, viên uống lợi sữa, thuốc lợi sữa, sữa công thức cho mẹ sau sinh lợi sữa,…
Lưu ý: Những sản phẩm này được nghiên cứu, điều chế với công thức an toàn cho mẹ và bé, hỗ trợ mẹ tiết sữa nhiều hơn, từ đó cải thiện hoặc giải quyết vấn đề mẹ bị mất sữa đột ngột sau sinh. Tuy nhiên, cần đặc biệt “tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng” về sản phẩm mà mẹ có ý định sử dụng, hoặc tham khảo thêm thông tin tư vấn của bác sĩ để chắc chắn và bảo đảm nhất nhé!
Hiện nay, các sản phẩm hỗ trợ vô cùng đa dạng, từ dòng sản phẩm, thương hiệu, phân khúc giá bán,… Mẹ có thể tham khảo cụ thể hơn về một số sản phẩm lợi sữa tốt nhất đang được ưa chuộng trên thị trường mà Chanh Tươi Review đã tổng hợp dưới đây:
*Ngũ cốc lợi sữa
Ngũ cốc lợi sữa là một loại thực phẩm dinh dưỡng được khuyến nghị cho các bà mẹ sau sinh và đang cho con bú. Chúng có tác dụng kích thích sự sản xuất sữa mẹ, giúp sữa tiết ra nhiều hơn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ.
*Cốm/trà cốm lợi sữa
Sản phẩm hỗ trợ đặc biệt cho việc tăng cường tiết tuyến sữa của các bà mẹ, đặc biệt là những người gặp vấn đề về tắc tuyến sữa, sữa ít hoặc sữa loãng. Các thành phần trong cốm lợi sữa được lựa chọn từ các nguồn tự nhiên như lá chùm ngây, thông thảo, curcumin, hương cỏ chanh, cỏ cà ri, đông trùng hạ thảo, mang lại hiệu quả tốt cho việc thúc đẩy sự sản xuất sữa mẹ.
*Viên uống lợi sữa
Sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ mẹ tăng cường lượng sữa và cải thiện chất lượng sữa, giúp cho sữa mẹ có độ đặc và thơm hơn. Ngoài ra, viên uống cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào sữa mẹ, giúp cho sự phát triển toàn diện của bé.
Xem thêm:
6. Mẹo dân gian cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa
Các phương pháp kích sữa tự nhiên cũng là câu trả lời cho mẹ bị mất sữa phải làm sao mà bạn có thể cân nhắc áp dụng.
*Cách kích sữa bằng lá mít
Đây là một phương pháp truyền thống mà dân gian sử dụng để kích thích sữa. Bằng cách chuẩn bị 7 lá mít cho bé trai và 9 lá mít cho bé gái, sau đó đun chúng trong 2 lít nước cho đến khi còn khoảng 1,5 lít. Chia nước lá mít thành 2 phần: một phần để lau đầu ti và bầu ngực, phần còn lại để uống sau vài giờ.
*Cách kích sữa từ búp dứa
Một phương pháp khác là sử dụng búp dứa để kích thích sữa. Bằng cách chuẩn bị 7 búp dứa non cho bé trai và 9 búp dứa non cho bé gái, sau đó nấu canh với thịt nạc hoặc sườn heo. Mẹ cần ăn cả nước và phần búp dứa để kích thích sữa.
*Chườm ngực bằng xôi nếp
Một cách khác để kích thích sữa là chườm ngực bằng xôi nếp. Mẹ nấu chín xôi nếp và gói vào khăn dày, sau đó chườm quanh bầu ngực và massage nhẹ nhàng. Điều này giúp kích thích sữa tăng lượng.
*Men trộn rượu trắng
Cách khác cho việc mẹ bị mất sữa phải làm sao là sử dụng men và rượu trắng để kích thích sữa. Mẹ trộn lẫn hai hỗn hợp này và đắp quanh ngực trong vòng 20 phút. Men và rượu trắng giúp kích thích sữa và làm cho sữa có mùi thơm hơn.
*Lá tía tô
Lá tía tô cùng với ngọn lá dừa cũng là một phương pháp truyền thống để kích thích sữa. Mẹ nghiền nát lá tía tô và ngọn lá dừa, sau đó chườm lên ngực bằng khăn mỏng. Thực hiện hàng ngày trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng, sau vài ngày, mẹ sẽ thấy sữa tăng lượng.
Lưu ý: Dù là các phương pháp tự nhiên, cần lưu ý về tiềm ẩn các vấn đề dị ứng hoặc tiêu hóa. Nên thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp kích sữa nào.
Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các phương pháp này, và có thể xảy ra các vấn đề sức khỏe hoặc dị ứng không mong muốn. Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe, và tuân thủ các hướng dẫn và liều lượng đúng cách.
Tâm trạng và tinh thần của mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến việc tiết sữa. Vì vậy, mẹ nên duy trì tinh thần lạc quan và vui vẻ để khuyến khích sữa tiết ra nhiều hơn. Hãy luôn tự tin và tin rằng mình có đủ sữa, để không cần lo lắng về việc mất sữa.
Các biện pháp phòng ngừa mất sữa đột ngột sau sinh
Mất sữa đột ngột sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho con bú. Vì vậy, việc phòng ngừa ngay từ đầu là cách tốt nhất để đảm bảo bé được nuôi bằng sữa mẹ giàu dinh dưỡng và ngọt ngào trong thời gian dài.
Dưới đây là những biện pháp hiệu quả giúp mẹ phòng tránh mất sữa sau sinh:
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và tránh các loại thực phẩm có thể gây mất sữa như dưa muối, măng chua...
- Cho con bú sớm sau sinh và thực hiện việc cho bé bú thường xuyên, theo cữ đúng và đủ cữ để đảm bảo sữa được tiết ra đều đặn.
- Thực hiện massage ngực thường xuyên để giúp sữa lưu thông dễ dàng và giảm nguy cơ tắc tia sữa.
- Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, để duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể và sự tiết sữa.
- Tránh lo lắng, căng thẳng và luôn tưởng tượng rằng mình có đủ sữa, đủ sữa cho con. Tâm lý tích cực và lạc quan sẽ giúp sữa tiết ra nhiều hơn.
Tổng kết lại, việc áp dụng các biện pháp trên từ giai đoạn đầu sau sinh sẽ giúp mẹ phòng ngừa hiện tượng mất sữa đột ngột và duy trì lượng sữa đủ cho bé lớn lên.
Trường hợp không mong muốn nhất là mẹ không thể xử lý vấn đề mất sữa đột ngột. Điều này có thể do cơ địa, tình trạng sức khỏe, hay cũng không ít bé không thể bú sữa mẹ do dị ứng, mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé!
Hiện nay, các sản phẩm sữa tốt cho trẻ sơ sinh giai đoạn 0-6 tháng, 6-12 tháng hoặc sữa công thức bổ sung dinh dưỡng cho bé 1 tuổi trở lên rất đa dạng. Công thức đặc chế giàu dinh dưỡng và phù hợp với thể trạng cơ thể. Ba mẹ có thể tìm hiểu và sử dụng thay thế sữa mẹ, hoặc bổ sung (nếu mẹ ít sữa) để đảm bảo sự phát triển của bé.
Ba mẹ tìm hiểu lựa chọn nhóm sản phẩm phù hợp sau đây:
Giải đáp câu hỏi liên quan
1. Mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không?
2. Mất sữa 1 bên có lấy lại được không?
3. Cơ địa ít sữa phải làm sao?
4. Mất sữa 4 tháng có kích lại được không?
5. Ăn bắp cải có mất sữa không?
6. Ăn măng có mất sữa không?
7. Ăn mướp đắng có mất sữa không?
8. Ăn mì tôm có mất sữa không?
9. Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?
Như vậy, Chanh Tươi Review vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến tình trạng mẹ bị mất sữa đột ngột cũng như các giải pháp hỗ trợ cải thiện, xử lý. Sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé yêu, đặc biệt là giai đoạn 6 tháng đầu đời. Vì vậy, nếu còn băn khoăn mẹ bị mất sữa phải làm sao, hãy tìm cách xử lý càng sớm càng tốt nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận