Ngân hàng thương mại là gì? Phân loại, đặc điểm, vai trò, chức năng?

Tú Cao 25 tháng 07, 2024 - 15:10 (GMT +07)   Ngân hàng thương mại là gì? Phân loại, đặc điểm, vai trò, chức năng?

Ngày nay ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc phát triền nền kinh tế Việt Nam. Vậy ngân hàng thương mại là gì? Ngân hàng thương mại gồm những ngân hàng nào? Có đặc điểm, vai trò, chức năng nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn nhé. 

Ngân hàng thương mại là gì?
Ngân hàng thương mại là gì? 

1. Ngân hàng thương mại là gì? 

  • Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
  • Căn cứ theo quy định pháp luật: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.
  • Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.
  • Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

2. Bản chất của Ngân hàng thương mại 

  • Bản chất của Ngân hàng thương mại là thể hiện qua:
  • Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế
  • Nói Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế nghĩa là Ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác.
  • Hoạt động của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng thương mại phải có vốn, phải tự chủ về tài chính. Đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên việc tìm kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước.
  • Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm”, đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của Ngân hàng thương mại góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế-xã hội…

Tóm lại, Ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế -xã hội phát triển.

3. Chức năng của Ngân hàng thương mại 

Chức năng của Ngân hàng thương mại
Chức năng của Ngân hàng thương mại 

Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.

Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

  • Đối với khách hàng: là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích. 
  • Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
  • Đối với nền kinh tế, chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt.

Chức năng trung gian thanh toán

Chức năng này, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản.

Chức năng này đem lại lợi ích:

  • Đối với khách hàng hàng, thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
  • Đối với ngân hàng, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao.
  • Đối với nền kinh tế, chức năng này lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội.

Chức năng tạo tiền

Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Sau đó, số tiền đó lại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ,…

Chức năng thủ quỹ

Chức năng này ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiên, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế.

Chức năng thủ quỹ góp phần tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác nhau:

  • Đối với khách hàng, chức năng thủ quỹ giúp cho khách hàng ngoài việc đảm bảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa.
  • Đối với ngân hàng, có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán.
  • Đối với nền kinh tế, chức năng thủ quỹ khuyến khích tích luỹ trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.

4. Phân loại Ngân hàng thương mại

Phân loại Ngân hàng thương mại
Phân loại Ngân hàng thương mại

Dựa vào hình thức sở hữu

Dựa vào hình thức sở hữu thì ngân hàng được chia thành 5 loại:

Ngân hàng thương mại quốc doanh:

Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước. Hiện nay trong xu hướng kinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng. Đây là hình thức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta. Vì có 100% vốn thuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Một số ngân hàng thương mại quốc doanh:

  • Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
  • Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank)
  • Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các cổ đông, doanh nghiệp. Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam:

  • Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)

Ngân hàng liên doanh:

Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Một số ngân hàng liên doanh ở Việt Nam:

  • Ngân hàng Việt Nga (VRB)
  • Indovina Bank Limited (IVB)
  • Vinasiam Bank (VSB)
  • Vid Public Bank (VID)

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:

Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm. Một số ngân hàng thương mại vốn 100% nước ngoài ở Việt Nam:

  • Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
  • Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong
  •  Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ
  • Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered

Ngân hàng chi nhánh nước ngoài:

Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam. Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam:

  • Citibank
  • Bangkok Bank
  • Shinhan Bank
  • Deutsche Bank

Dựa vào chiến lược kinh doanh 

  • Ngân hàng thương mại bán buôn: Những ngân hàng này nhắm tới đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít khi có giao dịch với khách hàng cá nhân. Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn.
  • Ngân hàng thương mại bán lẻ: Là những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ. Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.
  • Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ: Những ngân hàng thực hiện cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của những ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng.

Ngoài ra còn có dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác.

Dựa vào tính chất hoạt động

  • Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
  • Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại

Các hoạt động của Ngân hàng thương mại
Các hoạt động của Ngân hàng thương mại

Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

  • Cho vay
  • Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác
  • Bảo lãnh ngân hàng
  • Phát hành thẻ tín dụng
  • Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế
  • Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

  • Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
  • Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Vay vốn của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng thương mại được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính

Ngân hàng thương mại được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Mở tài khoản

  • Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
  • Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác.
  • Ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán

  • Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
  • Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Góp vốn, mua cổ phần

-  (1) Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại (2), (3), (4) và (6) mục này.

-  (2) Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:

  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
  • Cho thuê tài chính;
  • Bảo hiểm.

-  (3) Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

-  (4) Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

  • Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
  • Lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

-  (5) Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại (2) và (3) và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại tại các lĩnh vực khác ở mục (4) phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

  • Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận.
  • Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

-  (6) Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tham gia thị trường tiền tệ

Ngân hàng thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh

- Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây:

  • Ngoại hối
  • Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.

- Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.

- Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Nghiệp vụ ủy thác và đại lý

Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại

  • Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
  • Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
  • Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
  • Dịch vụ môi giới tiền tệ.

Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

6. Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế

Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế
Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế
  • Ngân hàng thương mại cung cấp nhu cầu vay vốn nhằm tạo vốn cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Rút ngắn tốc độ lưu thông tiền tệ và hàng hóa. Khiến cho việc kinh doanh sản xuất diễn ra được liên tục và không bị đứt quãng.
  • Ngoài ra, ngân hàng thương mại tham gia vào quá trình kiểm soát các hoạt động kinh tế, giúp ổn định của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính. Tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế thông qua việc chiết khấu giải quyết khả năng lưu thông tiền tệ, hàng hóa nhanh chóng. Nó còn có vai trò tư vấn, cung cấp thông tin và dịch vụ đầu tư hiệu quả.

7. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại 

Nhận tiền gửi

Với hoạt động quản trị nghiệp vụ ngân hàng thì đây là công việc mà các nhân viên ngân hàng thường xuyên phải làm. Hàng ngày, một giao dịch viên ngân hàng sẽ nhận được các khoản tiền gửi của khách theo nhiều kỳ hạn khác nhau.

Và nhân viên ngân hàng sẽ cần phải hoàn trả toàn bộ gốc và lãi suất huy động cho khách hàng khi đáo hạn hoặc khi đến rút tiền.

Tín dụng ngân hàng

Đối với các khoản tiền đã huy động được từ khách hàng, các ngân hàng thường sẽ cần phải sử dụng số tiền đó để cho những đối tượng khác nhau vay. Từ hoạt động cho vay sẽ giúp điều tiết các nguồn tiền tới với những lĩnh vực sản xuất phù hợp. Và hoạt động tín dụng luôn là một trong những nghiệp vụ quản trị ngân hàng thương mại đặc biệt quan trọng hiện nay.

Nghiệp vụ đầu tư

Trong nghiệp vụ đầu tư này, các ngân hàng sẽ tham gia vào những hoạt động mua bán cổ phiếu, phân tích chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận từ giá cổ phiếu trên thị trường.

Bên cạnh đó, các ngân hàng còn quyết định đầu tư vốn, trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để có thể thành lập thêm những công ty mới trên thị trường.

Nghiệp vụ đối ngoại

Bên cạnh các hoạt động trên thì các ngân hàng vẫn luôn tham gia huy động nguồn vốn từ nước ngoài để đáp ứng công tác thanh toán quốc tế, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

8. Những câu hỏi thường gặp

1. Các loại hình ngân hàng thực hiện hoạt động nào?  

  • Hoạt động bán lẻ: Làm việc trực tiếp với các cá nhân và công ty nhỏ 
  • Hoạt động ngân hàng công ty: Hướng đến các công ty quy mô lớn 
  • Hoạt động ngân hàng tư nhân: Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản cho các cá nhân với giá trị ròng cao. 
  • Hoạt động ngân hàng đầu tư: liên quan đến các thị trường tài chính và các hoạt động tại đó.

2. Ngân hàng thương mại có phải doanh nghiệp không?  

Câu trả lời là Có. Ngân hàng có được gọi là doanh nghiệp.

Kết luận: Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp Ngân hàng thương mại là gì, vai trò, chức năng của ngân hàng thương mại. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn bởi những thông tin chúng tôi đã chia sẻ. Cảm ơn bạn đã đón .

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
caotu
Tác giả: Tú Cao
Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân
Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng doanh nghiệp. Anh cũng là giảng viên đào tạo các khóa học về SEO từ năm 2016.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Tú Cao

Thông báo