Người tham chiếu trong vay tiền là gì? Hiểu rõ để tránh những rắc rối

Tú Cao 16 tháng 01, 2023 - 17:31 (GMT +07)   Người tham chiếu trong vay tiền là gì? Hiểu rõ để tránh những rắc rối

Vai trò người tham chiếu trong vay tiền và lưu ý mà bạn cần phải biết khi vay tiền là gì? Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều bạn mới tìm hiểu về việc vay tín chấp tại các ngân hàng. Hiện nay việc vay tín chấp tại các ngân hàng luôn yêu cầu bạn phải cung cấp thêm thông tin của người tham chiếu.

Vậy bạn đã hiểu rõ người tham chiếu là gì chưa? Và những điều bạn cần biết trước khi vay tiền là gì? Nếu bạn vẫn còn đang rất mông lung, chưa hiểu rõ thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt một số khái niệm trong vay tiền

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những khái niệm hay thuật ngữ riêng và trong vay tiền cũng vậy cũng có một số khái niệm mà chắc chắn bạn phải biết và hiểu rõ. 

1. Người tham chiếu trong vay tiền

Người tham chiếu chỉ nhằm mục đích giới thiệu người vay, giống như một lời chứng thực những thông tin của người vay cung cấp tạo uy tín cho người vay ký kết được hợp đồng với bên ngân hàng.

Nếu một người vay tín chấp, ngân hàng sẽ yêu cầu họ cấp thông tin cá nhân và thông tin việc làm như tên công ty, giờ làm việc, lương hàng tháng và thông tin về 2 người tham chiếu. 

Vì chỉ là tạo uy tín cho người vay ký kết được hợp đồng với bên ngân hàng nên người tham chiếu không có nghĩa vụ phải tuân theo những gì được ghi trong thỏa thuận pháp lý hay cũng không có nghĩa vụ phải hoàn trả khoản vay của người khác chỉ với tư cách là người tham chiếu. 

Nếu bạn là người tham chiếu trong tín dụng và không ký với tư cách là người bảo lãnh, và nếu bạn được liên hệ để trả lại khoản vay của người khác như thể bạn là người bảo lãnh, bạn có thể nói rất rõ ràng rằng bạn không có nghĩa vụ phải trả tiền về mặt pháp lý.

2. Người vay

Người vay thì chắc mọi người cũng đã đều biết đó chính là người có nguyện vọng vay tiền và là người trực tiếp đứng ra vay cũng như là người có nghĩa vụ phải trả khoản vay đó sau khi đến thời hạn theo như thoả thuận trong hợp đồng.

Người vay sẽ là người trực tiếp ký hợp đồng với ngân hàng sau khi đã tham khảo và chấp nhận các điều khoản của hợp đồng. Khi đó ngân hàng giải ngân và người đi vay là người trực tiếp nhận và sử dụng vốn vay. 

3. Người làm chứng

Người làm chứng là người có mặt khi hợp đồng vay được thảo luận và ký kết giữa người vay và ngân hàng và nhiệm vụ của người làm chứng là cung cấp xác nhận rằng một hợp đồng hoặc giao dịch đã diễn ra. 

Vậy nên nhân chứng cũng không có trách nhiệm phải trả số tiền vay nếu người vay không trả được nợ hay cũng không phải chịu bất cứ một sự ràng buộc nào với số tiền người vay vay từ ngân hàng.

4. Người bảo lãnh

Khác với người tham chiếu trong vay tiền, nếu bạn là người bảo lãnh cho khoản vay của người khác, bạn đang hứa với người cho vay rằng bạn sẽ hoàn trả khoản vay của người đi vay nếu người đi vay không hoàn trả. Nếu bạn ký với tư cách là người bảo lãnh trên một hợp đồng vay, điều đó có ràng buộc về mặt pháp lý. 

Về bản chất thì người bảo lãnh cũng giống với người tham chiếu là đảm bảo độ uy tín của người vay đối với ngân hàng thế nhưng người bảo lãnh sẽ bị ràng buộc bởi phát lý nên bạn chỉ đồng ý làm người bảo lãnh nếu bạn có khả năng chịu rủi ro thôi nhé. 

nguoi-tham-chieu-trong-vay-tien-1659443195

Phân biệt một số khái niệm trong vay tiền

Quá trình thẩm định khi vay tín chấp tại ngân hàng

Sau khi ngân hàng thu thập đầy đủ hồ sơ thì sẽ đến với quá trình thẩm định. Quá trình thẩm định tín dụng sẽ được thực hiện qua những bước như sau:

1. Thẩm định ở bộ phận kinh doanh

  • Chuyên viên tư vấn khách hàng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định thực tế khách hàng, lập hồ sơ khách hàng và điền vào báo cáo đề xuất khoản vay.
  • Sau khi kiểm tra hồ sơ khách hàng, chuyên viên ký cấp Phòng Kiểm soát là TP / PP Kinh doanh. 

2. Thẩm định ở bộ phận thẩm định

  • Hồ sơ khách hàng được nộp cho bộ phận thẩm định. Tại đây thẩm định viên sẽ thẩm định lại hồ sơ của khách hàng. Dựa trên hồ sơ và báo cáo đề xuất tín dụng của người quản lý quan hệ và đánh giá thực tế về tình trạng của khách hàng. Từ đó, thẩm định viên quyết định từ chối hay chấp nhận cho vay trên biên bản thẩm định để xác định khách hàng.

3. Thẩm định tại phòng của Cấp phê duyệt (GĐ/PGĐ)

  • Giám đốc/ Phó Giám đốc phòng giao dịch, chi nhánh sử dụng báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo đánh giá khách hàng để ra quyết định phê duyệt/ từ chối hồ sơ vay tín dụng của khách hàng.
     

4. Thẩm định tại bộ phận hỗ trợ tín dụng

  • Nếu hồ sơ của khách hàng được chấp thuận, chuyên viên hỗ trợ vay vốn sẽ tiến hành lập hồ sơ yêu cầu.
  • Giải ngân vốn vay cho khách hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng sau khi giải ngân bằng cách nhắc nhở và thu tiền.

nguoi-tham-chieu-trong-vay-tien-1-1659443219

Quá trình thẩm định khi vay tín chấp tại ngân hàng

Vì sao cần phải có người tham chiếu trong vay tiền tín chấp tại ngân hàng

Như các bạn cũng đã biết vay tín chấp và vay thế chấp là hai kiểu vay hoàn toàn khác nhau. Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần chứng minh tài sản và hợp đồng vay được ký kết dựa trên uy tín của người vay.

Chính bởi việc không cần chứng minh tài sản hay thế chấp tài sản nên nhằm đảm bảo lợi ích của phía ngân hàng và đề phòng những rủi ro có thể xảy ra, cũng nhằm đảm bảo những thông tin người vay cung cấp là đúng sự thật chính vì lẽ đó mà ngân hàng mới cần người tham chiếu.

Như chúng ta cũng đã biết tâm lý của người đi vay tín chấp luôn muốn nhanh chóng nhận được tiền vì thế nếu sử dụng hình thức trao đổi hồ sơ qua lại sẽ rất mất thời gian. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng chán nản mà chuyển sang một ngân hàng khác. 

Một điều nữa mà không thể phủ nhận đó là hình thức cho vay có người tham chiếu cung cấp sự đảm bảo hơn về trách nhiệm trả nợ của người đi vay và tính chính xác của thông tin họ cung cấp.

Nhìn vào thực tế thì người tham chiếu trong vay tiền có một vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa ngân hàng và người vay bởi trong trường hợp người vay không có ý định thanh toán khoản nợ cho ngân hàng thì thông tin của người tham chiếu sẽ đóng một vai trò rất quan trọng.

Thông tin của người tham chiếu, mà cụ thể hơn là số điện thoại tham chiếu sẽ giúp bên phía ngân hàng sẽ có phương tiện liên lạc để khai thác thông tin về người vay tiền. 

nguoi-tham-chieu-trong-vay-tien-2-1659443260

Vì sao cần phải có người tham chiếu trong vay tiền tín chấp

Những lưu ý khi bạn quyết định trở thành người tham chiếu để vay tiền

Tuy người tham chiếu không có nghĩa vụ phải thanh toán những khoản nợ ngân hàng trong trường hợp người vay không đủ khả năng thanh toán nhưng trước khi nhận lời ai đó làm người tham chiếu bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Bạn chỉ nên nhận lời làm người tham chiếu trong trường hợp người vay có mối quan hệ thân thiện với bạn và bạn biết chắc rằng họ có đủ khả năng để trả khoản vay đó. 
  • Nếu khoản nợ quá hạn mà người vay không trả, họ sẽ liên hệ với bạn để yêu cầu cung cấp thông tin về người vay. Mặc dù bạn có thể không cung cấp thêm được bất kỳ thông tin nào nữa nhưng bạn sẽ nhận được những cuộc gọi làm phiền với tần suất dày đặc khiến cuộc sống của bạn bị gián đoạn.

Làm người tham chiếu tuy không phải chịu trách nhiệm hay ràng buộc gì nhưng bạn cũng cần lưu ý để tránh những phiền phức có thể là gián đoạn cuộc sống của mình nhé. 

Lưu ý hệ lụy phiền toái có thể gặp khi là người tham chiếu trong vay tiền

Nhiều bạn luôn nghĩ rằng làm người tham chiếu thì không bị ràng buộc gì về pháp lý hay cũng không phải chịu trách nhiệm với khoản vay của người vay không có khả năng trả. Thế nhưng trong thực tế đã không ít những trường hợp gặp rất nhiều phiền toái khi nhận làm người tham chiếu.

Trường hợp 1: Chị Trang Nhung sống tại Hà Nội

Năm 2020, chị Trang Nhung, 37 tuổi, chủ cửa hàng thực phẩm online tại Hà Nội, tuyển Quân làm nhân viên song người này lấy số hotline cửa hàng làm tham chiếu vay tiền của công ty tài chính. "Khi sử dụng, Quân không hỏi ý kiến của tôi và công ty cũng không xác nhận lại việc này", chị Nhung cho biết.

6 tháng sau khi Quân nghỉ việc, chị tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại yêu cầu trả tiền. Các cuộc gọi đến từ nhiều số, bất cứ lúc nào, kể cả vào ban đêm.

Chị Nhung bức xúc nói: “Họ nói bằng một giọng như ra lệnh. Tôi nhiều lần giải thích không liên quan gì đến giao dịch vay tiền của Quân nhưng đầu dây bên kia liên tục gọi điện quấy rối, khủng bố tinh thần ”

Đối với các nhà kinh doanh trực tuyến, nỗi sợ hãi về đường dây nóng là một điều khó chịu lớn.Chị Nhung không phân biệt được cuộc gọi của khách hàng hay đơn vị thu tiền nên phải nghe những lời lẽ khó chịu. Hoạt động kinh doanh đã bị xáo trộn.

Vào đầu tháng 7, nhà tài chính gọi điện để tăng áp lực và chị ấy đã từ chối thẳng thừng. Ngày hôm sau, công ty công bố ảnh và số điện thoại của chị trên mạng. "Họ gọi tôi là đồng phạm và liên tục bình luận tại các quầy hàng đòi tiền", chị Nhung bức xúc nói. 

Trường hợp 2: Anh Nguyễn Thanh Huy sống tại Tây Ninh

Tương tự, cuộc sống của anh Nguyễn Thanh Huy (Tây Ninh) cũng bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại đòi nợ không thuộc về mình.

Anh Huy cho biết được một người bạn của anh vay 30 triệu đồng tại Công ty FE Credit và lấy số của anh làm người tham chiếu trong vay tiền để cung cấp cho công ty.

Khi cung cấp , người bạn chỉ nói với anh rằng việc này đã được thực hiện đúng thủ tục khi công ty gọi điện xác nhận là bạn. Nghĩ rằng mọi chuyện sẽ dễ dàng, anh đồng ý. Nhưng sau đó người bạn này gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn, công ty liên tục "dọa" anh qua điện thoại.

“Mỗi ngày họ gọi trung bình 20 - 30 cuộc, ngày ít nhất 10 cuộc. Đến tối, khi tôi ngủ, họ cũng gọi. Tôi cam đoan với họ là tôi không có nợ, nhưng họ nói thẳng với tôi rằng: anh không thiếu nhưng bạn anh cho số này nên anh phải có trách nhiệm kêu bạn anh trả. Nếu không trả tui gọi hoài". 

Anh Huy than phiền:  “Đến giờ thấy số lạ, tôi không dám nghe máy”

nguoi-tham-chieu-trong-vay-tien-3-1659443309

Một số hệ lụy phiền toái khi bạn đóng vai trò là người tham chiếu

Việc nhận làm người tham chiếu tưởng như an toàn mà cũng ẩn chứa không ít những rủi ro. Vì thế mà trước khi nhận lời làm người tham chiếu cho một ai đó thì bạn cũng cần phải xem xét thật cẩn thận nhé. 

Trên đây là các thông tin cần thiết về việc vay tín chấp ngân hàng mà bạn cần phải biết. Hy vọng rằng với những thông tin trên đã có thể giải đáp tất cả những thắc mắc về vấn đề vay tín chấp ngân hàng nói chung và vai trò của người tham chiếu trong vay tiền nói riêng rồi nhé! 

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
caotu
Tác giả: Tú Cao
Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân
Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng doanh nghiệp. Anh cũng là giảng viên đào tạo các khóa học về SEO từ năm 2016.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Tú Cao

Thông báo