Nguyên nhân gây mụn ở trán- "Con át chủ bài" để điều trị hiệu quả tình trạng mụn
Ngoài yếu tố nội tiết tố ra thì dưới tác động của môi trường trường sống như khí hậu, thời tiết, khói bụi, ô nhiễm,...cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt chưa khoa học, chúng ta rất dễ bị mọc mụn. Mụn có thể mọc ở nhiều nơi nhưng tình trạng bị mụn "đình công" trên trán thật chẳng dễ chịu tí nào. Mụn trên trán gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm khuôn mặt bạn trở nên kém xinh, tự ti khi giao tiếp.
Để điều trị mụn trên trán cần hiểu rõ cơ chế hình thành và phát triển của nó. Tìm được nguyên nhân gây mụn ở trán sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả.
Nguyên nhân gây mụn ở trán
Trán thuộc vùng chữ T – khu vực có tuyến dầu hoạt động mạnh, dễ trở thành nơi trú ngụ của đám mụn đáng ghét. Bởi thế không khó để bắt gặp tình trạng mụn sưng đỏ li ti hay từng vùng trên trán.
Nguyên nhân gây mụn ở trán xuất phát từ 2 khía cạnh:
Nguyên nhân bên trong:
- Bệnh về gan: Nhiệm vụ của gan là thải độc. Tuy nhiên nếu hoạt động của cơ quan này gặp vấn đề thì độc tố sẽ không thể đào thải hết ra ngoài và bị tích tụ lại trong cơ thể
- Đường ruột không tốt: Đường ruột là cơ quan tiêu hóa vô cùng quan trọng. Bởi vậy nếu ruột gặp vấn đề, khả năng bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể sẽ gặp trục trặc.
Rối loạn hormone bên trong cơ thể:
Hormone nội tiết trong cơ thể phát sinh từ bên trong cơ thể không được giữ ổn định sẽ khiến mụn trên trán có cơ hội được phát triển. Người ở tuổi dậy thì, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hay đều dễ mắc chứng rối loạn này. Chính điều này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến da bị bít tắc và hình thành mụn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ở trong trạng thái stress, mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến cho hormone adrenaline tiết ra nhiều hơn. Thường xuyên ngủ muộn, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng… cũng là yếu tố khiến da nổi mụn ở trán. Làn da khi đó sẽ tăng sinh một lượng lớn dầu nhờn và nổi đầy mụn.
Do cơ địa da dầu:
Việc này dẫn đến tình trạng da bít tắc do bã nhờn. Vấn đề này thuộc về cơ địa dầu của cơ thể và nó chính là lý do khiến trán mọc mụn.
Nguyên nhân bên ngoài:
- Thói quen không tốt cho da:
Việc đội mũ như mũ bảo hiểm, mũ len, mũ lưỡi trai… bất kể loại mũ nào không được vệ sinh sạch sẽ và sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây mụn ở trán và thái dương. Tình trạng lười gội đầu khiến tóc mái bết, rít vào trán sẽ dễ lây nhiễm vi khuẩn, gây ra bít tắc chân lông và nổi mụn trên trán.
Bên cạnh đó là thói quen trang điểm quá nhiều khiến da không được “thở”, khi tẩy trang không kĩ, lỗ chân lông bị bít, da bị vi khuẩn xâm nhập khiến vùng trán xuất hiện mụn.
- Dị ứng với các sản phẩm hóa chất dành cho tóc:
Nhiều loại thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn hay tẩy tóc đều chứa nhiều hóa chất có hại cho da. Những loại thuốc này trong quá trình làm đẹp sẽ dễ dính lên vùng trán, bởi vậy nguy cơ xuất hiện mụn trên trán là rất cao.
- Vệ sinh da hàng ngày không kỹ càng:
Nếu makeup thường xuyên mà không tẩy trang và rửa mặt kỹ càng là một trong những lí do hàng đầu khiến da lưu lại mỹ phẩm, bụi bẩn và tế bào chết. Rất nhiều người chỉ rửa mặt với nước không mà quên nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Nên nhớ rằng nước lạnh không thể xóa bỏ hết những lớp makeup hay bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông.
- Chế độ ăn uống không khoa học
Ăn nhiều đồ cay nóng, chất kích thích, thức khuya, lười tập thể dục,....
Cách trị mụn ở vùng trán
Mụn ở trán và má nếu không điều trị đúng cách sẽ kéo dài dai dẳng trên khuôn mặt. Nếu để mụn mọc lên nhiều lần sẽ làm da mặt bị sần sùi, thâm mụn, ửng đỏ,… Ngay từ khi phát hiện bị mụn ở trán và má, bạn nên thực hiện một trong các phương pháp sau để điều trị dứt điểm. Điều trị mụn ở vùng trán sẽ không quá khó nếu bạn chọn được phương pháp điều trị khoa học.
Điều trị bằng Tây y
- Uống thuốc trị mụn theo đơn của bác sĩ như thuốc Aspirin
- Sử dụng các loại kem đặc trị mụn đến từ các thương hiệu uy tín.
- Điều trị mụn tại Spa. Hiện nay hầu hết các Spa đều có dịch vụ này. Bằng những công cụ chuyên dụng và các loại thuốc đã được cấp phép rõ nguồn gốc, nhiều người đã chấm dứt được tình trạng mụn gây khó chịu trên trán.
Điều trị bằng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà.
- Dùng chanh
Được ví là thần dược trị mụn được sử dụng từ lâu đời. Cách trị mụn bằng chanh tuy không đem lại hiệu quả nhanh chóng. Nhưng là phương pháp trị mụn an toàn và còn mang lại làn da mềm mại nhanh chóng.
Cách sử dụng chanh để trị mụn cũng vô cùng đơn giản. Nếu bạn đang có những chiếc mụn trứng cá hay mụn mủ đáng ghét ngự trị trên trán, chỉ cần rửa sạch mặt rồi lấy bông y tế thấm nước cốt chanh rồi thoa đều lên vùng mụn và để khô trong 15 phút rồi rửa sạch với nước.
- Chữa mụn bọc trên trán nhiều bằng kem đánh răng
Kem đánh răng chứa nhiều hoạt chất có khả năng tẩy tế bào chết như: Baking soda, triclosan, hydro pedroxide..., giúp làm khô đầu mụn, giảm sưng và làm xẹp. Ngoài ra, một số loại kem đánh răng có thêm chiết xuất tinh dầu bạc hà, tạo cảm giác the mát, làm dịu da và giảm đau nhức do mụn.
Cách thực hiện Sử dụng kem đánh răng màu trắng, dạng kem đơn thuần, không có hạt li ti hay màu sắc khác. Bôi một lớp mỏng kem đánh răng lên trên vùng da mụn đã làm sạch. Sau 30-40 phút kem đánh răng khô đi thì rửa lại da bằng nước ấm. Thực hiện 3-4 lần/tuần
- Cách trị mụn trên trán với nha đam
Nha đam từ lâu đã được xem là loại mỹ phẩm thiên nhiên dùng để làm đẹp hiệu quả được rất nhiều chị em tin tưởng sử dụng, đặc biệt là trong trị mụn. Nha đam chứa hàm lượng lớn các vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, axit folic và các nguyên tố vi lượng như kẽm, magie... có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, giúp da dịu nhẹ, mịn màng và làm lành những tổn thương do mụn gây ra..
Cách làm: Bạn lấy một nhánh nha đam tươi gọt vỏ, cạo lấy phần gel bên trong + Sau khi vệ sinh mặt, bôi gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị mụn + Thư giản 20 phút thì rửa lại với nước + Thực hiện cách trị mụn ở trán với nha đam hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất
- Cách trị mụn trán từ tỏi
Tỏi vốn là bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm cúm hay dạ dày hiệu quả. Sở dĩ dùng tỏi như nguyên liệu trị mụn, đặc biệt là mụn trên trán bởi trong tỏi chứa chất chống oxy hóa và có khả năng kháng khuẩn, chống lại các loại vi khuẩn và làm sạch da hiệu quả.
Cách trị mụn trán bằng tỏi cũng vô cùng đơn giản từ lời khuyên của các bác sỹ. Bạn chỉ cần thái 1 – 2 lát tỏi rồi chà sát lên vết mụn khi đã làm sạch da sau đó rửa sạch mặt bằng nước mát. Với những vết mụn sưng đỏ bạn có thể giã nhỏ tỏi rồi đắp quanh vùng mụn, tránh trà sát mạnh khiến vùng da quanh mụn bị tổn thương gây ra sẹo.
Cách ngăn ngừa mọc mụn ở trán
- Giữ vệ sinh vùng trán sạch sẽ
Bằng cách rửa mặt bằng sữa rửa mặt trung tính được chiết xuất từ thiên nhiên. Vào mỗi buổi tối phải thực hiện bước tẩy trang trước để loại bỏ hết cặn mỹ phẩm, dầu nhờn… Đồng thời, thể kết hợp sử dụng nước muối ấm/ sinh lý để làm giảm sưng, sát khuẩn, hỗ trợ trị mụn hiệu quả.
- Nếu để tóc mái thì tốt nhất bạn nên cắt ngắn (với bạn nữ có thể kẹp lên) để vùng da trán được thông thoáng hơn.
- Vệ sinh thường xuyên mũ bảo hiểm, mũ vải sạch sẽ.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm:
Trên thực tế một số bạn do làn da hơi tối màu nên vẫn có thói quen sử dụng CC hoặc BB Cream. Nhưng khi bị mụn thì nên hạn chế, hoặc chỉ thoa một lớp thật mỏng để tránh lỗ chân lông bức bí, mụn càng nặng hơn.
- Dùng kem chống nắng bảo vệ da:
Dù bị mụn thì chống nắng vẫn là bước không thể bỏ qua. Bởi nó sẽ giúp ngăn chặn các tổn hại do tia UV gây ra cho làn da.
- Tẩy tế bào chết:
Mỗi tuần 1 - 2 lần để loại bỏ tất cả những tế bào già cỗi còn sót lại, giúp lỗ chân lông thông thoáng, làm sáng, kích thích tế bào mới phát triển mạnh mẽ hơn.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh:
Nên đi ngủ sớm (trước 10 giờ tối), luyện tập thể thao, tránh bị stress.
- Chế độ ăn uống:
Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau xanh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn…
- Không được dùng tay nặn mụn.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận