Niacinamide không nên kết hợp với gì để tránh kích ứng?

Niacinamide không nên kết hợp cùng AHA, Vitamin C (dạng L-ascorbic acid).

Thảo Una , Thúy Nga 19 tháng 08, 2024 - 08:53 (GMT +07)   Niacinamide không nên kết hợp với gì để tránh kích ứng?

Niacinamide là “hoạt chất vàng” trong chăm sóc da nhưng cần cẩn thận khi kết hợp. Vậy, niacinamide không nên kết hợp với gì? Hãy tránh xa các hoạt chất dưới đây khi dùng Niacinamide nhé!

>>> Chanh Tươi Review đã có bài viết chi tiết giải thích Niacinamide là gì, bạn có thể đọc thêm:

TOP SERUM NIACINAMIDE TỐT NHẤT

Niacinamide không nên kết hợp với gì?

Niacinamide là một dạng vitamin B3, là một trong những thành phần được yêu thích nhất trong ngành chăm sóc da. Nó có nhiều lợi ích như làm sáng da, giảm mụn, thu nhỏ lỗ chân lông và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Tuy nhiên, như mọi thứ khác, niacinamide cũng có những "bạn đồng hành" không mấy hợp nhau. Dưới đây là một số thành phần mà bạn nên cân nhắc khi kết hợp với niacinamide:

1. AHA

niacinamide không nên kết hợp với gì 1
AHA không nên kết hợp cùng Niacinamide

Tại sao? Khi kết hợp, niacinamide có thể chuyển hóa thành axit nicotinic, gây kích ứng da. Ngoài ra, độ pH khác nhau của hai thành phần này cũng có thể gây ra các phản ứng không mong muốn.

>>> Gợi ý: Nên sử dụng các sản phẩm này vào các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc xen kẽ các ngày sử dụng.

2. Vitamin C (dạng L-ascorbic acid)

niacinamide không nên kết hợp với gì 2
Niacinamide không nên kết hợp cùng Vitamin C (dạng L-ascorbic acid)

Vậy ngoài AHA, thì niacinamide không nên kết hợp với gì? Đó chính là Vitamin C nguyên chất. 

Tại sao? Vitamin C ở dạng nguyên chất có độ pH thấp, có thể làm mất ổn định niacinamide và giảm hiệu quả của cả hai thành phần. 

Niacinamide vốn là một thành phần ổn định và khá bền vững. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với độ pH rất thấp và nhiệt độ cao, nó có thể chuyển hóa thành Niacin. Ví dụ điển hình là khi kết hợp Niacinamide với L-Ascorbic Acid (một dạng của Vitamin C) có độ pH thấp, phản ứng này có thể gây đỏ và ngứa da ở một số người.

>>> Gợi ý: Bạn nên lựa chọn các dẫn xuất khác của Vitamin C như Sodium Ascorbate (SAP) hoặc Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP),… Hoặc lý tưởng nhất là sử dụng hai thành phần này vào các thời điểm khác nhau để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Lưu ý quan trọng khi sử dụng Niacinamide

Niacinamide được đánh giá là một hoạt chất dưỡng da vô cùng an toàn và phù hợp với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa hiệu quả của Niacinamide trong quy trình chăm sóc da, bạn cần chú ý những điều sau:

1.Cân bằng độ pH

Để Niacinamide phát huy tối đa hiệu quả, việc cân bằng độ pH cho da là rất quan trọng. Niacinamide hoạt động tốt nhất trong môi trường axit có độ pH từ 5,5 – 6,5. 

Vì vậy, hãy lựa chọn các sản phẩm có độ pH cân bằng để duy trì trạng thái tự nhiên của da. Nếu bạn sử dụng cả Niacinamide và các thành phần axit khác, hãy đợi cho da trở lại độ pH cân bằng trước khi thoa thêm bất kỳ sản phẩm nào khác.

2. Chọn nồng độ Niacinamide phù hợp

Niacinamide có thể xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da với nồng độ từ 2% đến 20%. 

Đối với người mới bắt đầu, nên chọn các sản phẩm có nồng độ từ 2-5% để da dần quen với hoạt chất này. Những sản phẩm chứa 10% Niacinamide được xem là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, nếu da bạn chưa quen với nồng độ này, có thể sẽ cảm thấy châm chích nhẹ.

Ngoài ra, một số sản phẩm có nồng độ Niacinamide từ 15-20%. Những loại này thường được khuyên dùng cho làn da đang gặp vấn đề tăng sắc tố hoặc tàn nhang nặng.

3. Loại da

Niacinamide là một thành phần an toàn và phù hợp với mọi loại da, nhưng hiệu quả của nó có thể khác nhau tùy theo từng loại da:

  • Da dầu: Niacinamide giúp kiểm soát bã nhờn và thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Da khô: Niacinamide cấp ẩm hiệu quả, cải thiện tình trạng da khô ráp và làm đều màu da.
  • Da hỗn hợp: Loại da này rất phù hợp với Niacinamide, nhờ tác dụng cấp ẩm và se khít lỗ chân lông rõ rệt.
  • Da mụn: Niacinamide hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả, đặc biệt là mụn viêm và mụn trứng cá.

4. Bổ sung Niacinamide qua thực phẩm

Bên cạnh việc sử dụng Niacinamide từ các sản phẩm chăm sóc da, bạn cũng có thể bổ sung thành phần này qua chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm giàu vitamin B3 như trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu, và sữa sẽ giúp bạn có được làn da tươi sáng và một sức khỏe tốt.

Bây giờ bạn đã biết niacinamide không nên kết hợp với gì rồi đúng không? Mong rằng bài viết đã giúp bạn chăm sóc da khoa học hơn.

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una
thuynga
Tác giả: Thúy Nga
Biên tập viên
Với kiến thức chuyên môn về Ảnh Báo chí, Thúy Nga mong muốn mang đến cho độc giả những bài viết mỹ phẩm, làm đẹp, thời trang... chất lượng, hữu ích và chân thật.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thúy Nga

Thông báo