Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm máy tính?
Phần mềm hay còn có tên gọi khác là phần mềm máy tính, nó là một tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh hướng dẫn cho máy tính biết cách làm việc. Nó cũng là một thuật ngữ mà chúng ta có thể bắt gặp hoặc nghe nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên để hiểu sâu và chình xác phần mềm là gì thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Vì thế trong bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết cũng như phân loại phầm mềm hiện nay nhé.
I. Phần mềm là gì?
Phần mềm (Software) là viết tắt của phần mềm máy (Computer Software). Đây là một tập hợp những chỉ thị (Instruction) hoặc câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình. Các chỉ thị hoặc câu lệnh này được xếp theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Tất cả các chương trình chạy máy tính đều gọi là phần mềm.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng hoặc cung cấp các dữ liệu để phục vụ chương trình hay phần mềm khác.
II. Các loại phần mềm máy tính cơ bản
Hiện nay có rất nhiều loại phần mềm, chủ yếu là dành cho các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bản. Chúng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của đời sống, ví dụ: Phần mềm kế toán, phần mềm vẽ kỹ thuật, phần mềm quản lý công việc, phần mềm quản lý hàng hóa,….Dưới đây mình sẽ phân loại theo các tiêu chí khác nhau để bạn dễ hình dung.
Phần mềm trên máy tính có thể phân chia thành 3 loại: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm lập trình.
1. Phần mềm hệ thống
Đây là phần mềm chính chạy trên máy tính. Phần mềm này sẽ chịu trách nhiệm kích hoạt phần cứng và điều khiển, điều phối hoạt động khi bạn mở máy tính. Tất cả các chương trình ứng dụng cũng được điều khiển bởi phần mềm hệ thống. Một số phần mềm hệ thống rất quen thộc đối với chúng ta đó là:
Hệ điều hành
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống hoạt động như một giao diện cho phép người dùng giao tiếp với máy tính. Hệ điều hành đảm nhiệm chức năng quản lý và điều phối hoạt động của phần cứng và phần mềm của máy tính. Hiện nay, hệ điều hành Microsoft Windows, và Apple Mac OS X là phổ biến nhất.
BIOS
BIOS là một loại phần mềm hệ thống, được lưu trữ trong Bộ nhớ Chỉ Đọc (ROM) nằm trên bo mạch chủ hoặc trong bộ nhớ flash. Khi bật máy tính, BIOS là phần mềm đầu tiên được kích hoạt, nó tải các trình điều khiển của đĩa cứng vào bộ nhớ cũng như hỗ trợ hệ điều hành tự tải vào bộ nhớ.
Chương trình khởi động
Khi bật máy tính, các lệnh trong ROM sẽ tự động được thực thi để tải chương trình khởi động vào bộ nhớ và thực hiện các lệnh của nó. Trong chương trình BIOS có một tập hợp các lệnh cơ bản cho phép máy tính thực hiện các lệnh nhập / xuất cơ bản để khởi động máy tính.
Bộ hợp dịch
Bộ hợp dịch khi nhận các lệnh cơ bản của máy tính sẽ tiến hành chuyển chúng thành một mẫu bit. Lúc đó, bộ xử lý sẽ sử dụng các bit này để thực hiện các hoạt động cơ bản.
Trình điều khiển thiết bị driver
Trình điều khiển thiết bị driver là phần mềm. Từ phần mềm này, hạt nhân của máy tính (CPU) sẽ giao tiếp với các phần cứng khác nhau mà không cần phải đi sâu tìm hiểu chi tiết về cách phần cứng hoạt động. Nó cung cấp một giao diện cho phép máy tính sử dụng phần cứng. Mục đích của trình điều khiển là cho phép phần cứng hoạt động trơn tru và cho phép nó được sử dụng với các hệ điều hành khác nhau.
2. Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là một tập hợp các chương trình được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm ứng dụng không kiểm soát hoạt động của máy tính nên máy tính vẫn chạy bình thường khi không có phần mềm ứng dụng. Với phần mềm ứng dụng, người dùng có thể dễ dàng cài đặt hoặc gỡ bỏ. Phần mềm ứng dụng thường được thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng, mang đến những tiện ích tối ưu nhất cho người sử dụng.
Một số phần mềm ứng dụng rất quen thuộc là:
- Phần mềm xử lý văn bản (MS Word, WordPad, Notepad): Người dùng sử dụng phần mềm này để tạo, chỉnh sửa, định dạng và thao tác văn bản, hình ảnh…
- Phần mềm bảng tính (Microsoft Excel): Nó cho phép người dùng thực hiện các phép tính, lưu trữ dữ liệu, tạo biểu đồ…
- Phần mềm đa phương tiện (VLC player, Window Media Player): Người dùng sử dụng phần mềm đa phương tiện để chỉnh sửa video, âm thanh và văn bản. Bạn có thể kết hợp các thông tin này với nhau để cho ra một sản phẩm phục vụ công việc hay học tập.
- Phần mềm doanh nghiệp (SCM, BI, CRM, ERP): Phần mềm doanh nghiệp được phát triển phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.
3. Phần mềm lập trình
Phần mềm lập trình là một tập hợp hoặc tập hợp các công cụ giúp các nhà phát triển viết phần mềm hoặc chương trình khác. Phần mềm lập trình hỗ trợ tạo, gỡ lỗi và bảo trì phần mềm, ứng dụng hoặc chương trình. Hiểu một cách đơn giản, phần mềm này hỗ trợ dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. Người dùng không sử dụng phần mềm lập trình này.
Xem thêm: Cách mua Kaspersky online, mua key Kaspersky nhiều ưu đãi
Những thông tin trên hy vọng đã giúp cho các bạn biết được phần mềm là gì? Nếu cần tư vấn, giải đáp hoặc chia sẻ thông tin, các bạn có thể comment ngay bên dưới, tư vấn viên của Chanhtuoi sẽ giải đáp cho các bạn một các nhanh nhất.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận