Phụ âm là gì? Cách phân biệt phụ âm và nguyên âm đơn giản nhất
Trong ngôn ngữ nói chung, chúng ta sẽ bắt gặp các phụ âm và nguyên âm trong các bảng chữ cái. Vậy phụ âm là gì và nó có điểm gì khác so với nguyên âm? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.
1. Phụ âm là gì?
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm… nhau trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi phối hợp với nguyên âm.
Nguồn gốc của bảng chữ cái tiếng Việt
Chữ Quốc ngữ là bảng chữ cái tiếng Việt được ra đời từ lâu, thuộc bộ chữ Latin và chính thức có tên gọi là “Chữ Quốc ngữ” vào khoảng năm 1867, được tạo nên dựa trên quy tắc chính tả của tiếng Ý và Bồ Đào Nha.
Cũng trong năm này, Trương Vĩnh Ký – một nhà chính trị, nhà văn, nhà ngôn ngữ, nhà giáo dục học và khảo cứu văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam đã cho xuất bản đến hai cuốn sách về ngữ pháp. Một là “Mẹo luật dạy học tiếng pha-lang-sa”, hai là “Abrégé de grammaire annamite (Khái yếu ngữ pháp tiếng An Nam)”, hai cuốn sách này đều đề cập đến chữ Quốc ngữ – chỉ chữ Latin tiếng Việt lúc bấy giờ.
Trong tiếng Việt có 17 phụ âm đơn khác nhau, đó là: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x và có 10 phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu.
2. Nguyên âm là gì?
Trong ngữ âm học, nguyên âm hay mẫu âm là một âm thanh trong ngôn ngữ nói, như trong tiếng Việt a hay e, được phát âm với thanh quản mở, do đó không có sự tích lũy áp suất không khí trên bất cứ điểm nào ở thanh môn. Đối lập với nguyên âm là phụ âm, như t, có vài vị trí bị thắt lại hoặc bị đóng trên thanh quản.
Theo nghĩa âm tiết, một âm mở tương đương nhưng không phải là âm tiết được gọi là bán nguyên âm. Về mặt chữ viết, có 12 nguyên âm trong tiếng Việt là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Về mặt ngữ âm, có 11 nguyên âm được ghi nhận trong tiếng Việt là /a, ɐ, ə, ɛ, e, i, ɔ, o, ɤ, u, ɯ/ (ký âm IPA).
3. Hướng dẫn phân biệt nguyên âm và phụ âm
Cả phụ âm và nguyên âm đều là những thành tố trong bảng chữ cái. Mặc dù vậy, hai thành phần phụ âm và nguyên âm lại không hề giống nhau. Hai thành phần này khác nhau cả về định nghĩa lẫn cách sử dụng. Và sau đây là cách phân biệt phụ âm và nguyên âm dễ dàng cho bạn.
- Định nghĩa:
- Nguyên âm: Là sự rung lên của thanh quản, âm được phát ra không bị cản trở.
- Phụ âm: Là âm thanh được phát ra từ thanh quản, là âm thanh của lời nói, âm thanh sẽ bị môi cản trở.
- Cách sử dụng:
- Nguyên âm: Có thể đứng một mình riêng biệt hoặc kết hợp cùng với phụ âm.
- Phụ âm: Chỉ khi kết hợp với nguyên âm thì phụ âm mới được phát ra thành tiếng.
- Trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Nguyên âm: Có 12 nguyên âm đơn khác nhau là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
- Phụ âm: Có 17 phụ âm đơn khác nhau, đó là: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
Các vị trí của phụ âm trong một từ vựng tiếng Việt
Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần quan trọng của cơ sở của tiếng Việt, bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp. Với mỗi nguyên âm và phụ âm sẽ có những vị trí đứng khác nhau trong một từ vựng tiếng Việt.
- Phụ âm thường có hai vị trí đứng chính đó là đứng đầu và cuối một từ trong tiếng Việt. Từ vị trí đứng tạo thành hai loại phụ âm đó là phụ âm đầu và phụ âm cuối.
- Nguyên âm cũng thường có vị trí đứng đầu, cuối của từ hai âm tiết hoặc đứng riêng biệt. Thế nên được chia làm hai loại nguyên âm chính là: Nguyên âm hạt nhân và Nguyên âm đóng.
Như vậy, qua đây bạn đã hiểu phụ âm là gì và nó có gì khác so với nguyên âm rồi phải không nào. Phụ âm và nguyên âm đều là những thành phần quan trọng trong cấu tạo âm thanh và làm nên sự hoàn thiện về ngôn ngữ.
Trên đây là những gì bạn cần biết về phụ âm. Phụ âm đóng vài trò quan trọng trong ngôn ngữ không kém gì nguyên âm nên chúng ta cần phải nắm được định nghĩa phụ âm là gì và các phân biệt nó so với nguyên âm để có thể vận dụng tốt các thành phần này vào trong giao tiếp hàng ngày cho thật hiệu quả. Chúc bạn sẽ trở thành một nhà ngôn ngữ tài giỏi.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận