Rửa mặt bằng nước ấm hay nước lạnh: Lựa chọn nào tốt cho da?
Việc nên rửa mặt bằng nước ấm hay lạnh thường phụ thuộc vào loại da, tình trạng da và cả yếu tố thời tiết, không có loại nước nào là tốt nhất cho tất cả mọi người cả.
Bạn có thắc mắc về việc nên rửa mặt bằng nước ấm hay nước lạnh không? Đây là câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm đến chăm sóc da thường đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này để bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho làn da của mình nhé!
Rửa mặt bằng nước ấm hay nước lạnh?
Việc nên rửa mặt bằng nước ấm hay lạnh thường phụ thuộc vào loại da, tình trạng da và cả yếu tố thời tiết, không có loại nước nào là tốt nhất cho tất cả mọi người cả. Dù là nước ấm hay lạnh thì nhiệt độ nước phù hợp vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị: Nên rửa mặt bằng nước ấm, phạm vi nhiệt độ của nước ấm là 98 đến 105 độ F tương đương 38 độ C.
TS Bác sĩ Da liễu Lã Hà lại chia sẻ: “Rửa mặt bằng nước nóng hay lạnh còn phụ thuộc vào thời tiết và theo mùa. Để có làn da đẹp, mùa hè nên rửa mặt bằng nước mát ~21 độ, mùa đông rửa mặt bằng nước ấm ~33 độ, chứ không phải nước nóng. Điều này đảm bảo da không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, phá vỡ các tuần hoàn vi mạch của mình, gây nên hiện tượng da xấu hơn".
Nước ấm hay nước lạnh đều có ưu điểm riêng. Mỗi loại nước sẽ phù hợp cho từng tình trạng da, thời tiết khác nhau. Vì thế, bạn hãy trải nghiệm và xem làn da của mình dễ chịu nhất khi sử dụng nước ấm hay nước lạnh nhé! Tuy nhiên, hãy đảm bảo dùng nước ấm hay nước lạnh nhiệt độ cũng ở mức cho phép nhé!
Xem xét ưu, nhược điểm của rửa mặt bằng nước ấm/lạnh:
Ưu điểm và nhược điểm của việc rửa mặt bằng nước ấm
Nước ấm mang lại nhiều lợi ích và cũng có nhược điểm đối với làn da của bạn:
Ưu điểm
- Giúp lỗ chân lông giãn nở: Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa sâu trong lỗ chân lông dễ dàng hơn.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Làm cho da mặt hồng hào, tươi tắn hơn.
- Làm mềm da: Giúp các sản phẩm dưỡng da thẩm thấu tốt hơn.
Nhược điểm
- Có thể gây kích ứng: Nếu nước quá nóng, có thể làm da bị đỏ và khó chịu.
- Làm mất đi lớp dầu tự nhiên: Điều này có thể khiến da trở nên khô và nhạy cảm hơn.
- Không phù hợp với da khô: Có thể làm tình trạng da khô trở nên tồi tệ hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của việc rửa mặt bằng nước lạnh
Nước lạnh cũng mang lại nhiều lợi ích và hạn chế cho làn da:
Ưu điểm
- Giúp lỗ chân lông se khít: Làm giảm tiết dầu, phù hợp cho da dầu.
- Làm dịu da: Giảm sưng viêm, đặc biệt tốt cho da nhạy cảm.
- Giúp da săn chắc hơn: Cải thiện độ đàn hồi của da.
Nhược điểm
- Khó làm sạch sâu: Nước lạnh không mở được lỗ chân lông nên khó loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và dầu nhờn.
- Có thể gây khó chịu: Đặc biệt đối với da nhạy cảm khi thời tiết lạnh.
Nguyên tắc "trước ấm sau lạnh" có tốt không?
Nhiều bạn truyền tai nhau cách áp dụng nguyên tắc "nước ấm trước, nước lạnh sau". Vì nhiều bạn cho rằng rửa trước bằng nước ấm để làm sạch chất bẩn và lớp trang điểm. Sau đó, kết thúc bằng việc rửa lại với nước lạnh để se khít lỗ chân lông và thúc đẩy lưu thông máu, giúp làn da trở nên sáng khỏe hơn. Vậy cách này có tốt không?
TS Bác sĩ Da liễu Lã Hà chia sẻ: “Nhiều bạn cầu kỳ hơn dùng nước ẩm cho giãn nở lỗ chân lông, dùng nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Cầu kỳ như thế không sao cả, tuy nhiên cần nhớ mức chênh lệch nhiệt độ nước chỉ khoảng 3 độ c thôi. Nếu để nhiệt độ chênh lệch quá mức thì làm cho tiêu mao mạch, tiểu động mạch ở trên vi mạch da có sự co giãn đột ngột, gây bất lợi cho da"
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách rửa mặt này nhé, tuy nhiên đảm bảo nhiệt độ phù hợp. Mình thấy nhiều bạn chia sẻ da đẹp hơn mỗi ngày nhờ phương pháp này đấy!
Những câu hỏi thường gặp
Ngoài câu hỏi “nên rửa mặt bằng nước ấm hay nước lạnh?”, hãy điểm qua một số thắc mắc phổ biến mà mọi người thường có:
1. Nước ấm hay lạnh tốt hơn cho da?
Cả nước ấm và nước lạnh đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào loại da để lựa chọn phù hợp:
- Da dầu: Nên ưu tiên nước ấm để làm sạch dầu thừa nhưng không nên quá nóng.
- Da khô: Nên dùng nước ấm vừa phải để tránh làm da khô hơn.
- Da nhạy cảm: Nên dùng nước mát để làm dịu da.
- Da mụn: Có thể kết hợp cả nước ấm và nước lạnh, nhưng cần chú ý không chà xát quá mạnh.
2. Vào mùa đông nên chọn nước ấm hay lạnh để rửa mặt?
Thời tiết lạnh khiến da dễ bị khô và nứt nẻ. Vì vậy, nên ưu tiên dùng nước ấm để làm sạch da mà không gây kích ứng. Tuy nhiên, không nên dùng nước quá nóng.
Việc lựa chọn giữa nước ấm và nước lạnh để rửa mặt không có câu trả lời cố định. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại da, thời tiết, và mục đích sử dụng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách kết hợp cả hai: dùng nước ấm để làm sạch sâu, sau đó dùng nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Quan sát phản ứng của da và điều chỉnh dần dần. Hãy lắng nghe làn da của bạn và điều chỉnh phương pháp cho phù hợp và chọn rửa mặt bằng nước ấm hay nước lạnh nhé!”
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận