Tìm hiểu về sự tích ông Táo? Tại sao lại có lễ ông Công ông Táo
Sự tích Ông Táo nói về tục lệ của người dân vào ngày 23 tháng chạp nhà nhà đều bắt đầu làm lễ cúng ông Táo. Sự Tích Ông Táo đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến ngày nay.
Ông Công ông Táo là ai? - Sự tích Ông Táo
Từ lâu đời, ông Công ông Táo là những nhân vật quen thuộc trong tâm thức văn hóa của người dân Việt Nam.
Bắt nguồn từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, ngày nay đã được Việt hóa thành sự tích " 2 ông 1 bà ", đó là vị thần đất, vị thần nhà và vị thần bếp núc.
Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Táo Quân hay Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể( thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó, ra đời Sự tích Ông Táo.
Sự tích ông Công ông Táo
Ở Việt Nam, Sự tích Ông Táo được truyền miệng và được ghi chép lại, do đó có nhiều tình tiết khác nhau về tình tiết câu chuyện, song nội dung chính được kể lại như sau:
Ngày xưa tại một vùng quê có cặp vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi, tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau nhưng mãi không có con nên sinh ra muộn phiền, hay cãi cọ nhau.
Cho đến một hôm chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao đã gây thành chuyện lớn, đánh và đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà.
Thị Nhi bỏ nhà, đi lang thang khắp nơi đến một xứ khác và gặp được Phạm Lang tại đây. Phải lòng nhau nên hai người nên nghĩa vợ chồng.
Phần về Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì cảm thấy mình cũng có lỗi với vợ nên lên đường đi tìm vợ, nhưng người vợ đã bỏ đi xa rồi.
Ngày này qua tháng nọ, Trọng Cao tìm mãi không thấy Thị Nhi, trong tay không còn gì, gạo hết, tiền hết nên anh phải làm kẻ ăn xin dọc đường.
Cuối cùng, khi Trọng Cao đến nhà Thị Nhi ăn xin, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, hai người hàn huyên tâm sự, Thị Nhi bày tỏ đã lấy Phạm Lang làm chồng.
Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn vào đống rơm sau vườn.
Trong lúc chờ cơm vợ, Phạm Lang ra sau vườn đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng.
Trọng Cao vì muốn chuộc lỗi với vợ cũ và không muốn làm vợ khó xử đã cam lòng chịu chết thiêu trong đống rơm.
Khi Thị Nhi phát hiện ra sự việc, chạy ra thì thấy Trọng Cao đã sắp chết mà vẫn nở nụ cười. Hiểu được tấm lòng của chồng cũ, lại ân hận vì vô tình giết chồng nên Thị Nhi cũng lao vào lửa, nguyện chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đám rơm đang cháy nguyện chết cùng vợ.
Xem thêm:
Sự tích ông Công ông Táo về trời
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa nên sắc phong làm Táo Quân, gọi chung là " Định phúc Táo Quân ", mỗi người giữ một việc khác nhau:
- Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp, gọi là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
- Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, gọi là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa, gọi là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần
Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình. Vì vậy, vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm để đưa tiễn Táo Quân lên chầu trời.
Ý nghĩa của tục lệ cúng Táo Quân
Theo quan niệm xưa, các Táo Quân không chỉ cai quản việc trong gia đình mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ gìn cuộc sống bình yên, ấm no cho gia đình.
Theo phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng. Người dân thành kính phụng thờ, tin tưởng thần lực của các vị Táo Quân.
Người ta quan niệm rằng năm mới mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp.
Táo Quân được xem là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người trong gia đình với vai trò là cầu nối của muôn nhà với Ngọc Hoàng.
Hằng ngày, Táo Quân ghi nhận mọi công tội, tốt xấu của mọi người để về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, thưởng cho những việc làm tốt và phạt những cái xấu. Chính vì vậy, để Táo Quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn Ông Táo về trời rất long trọng.
Tục lệ cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới mang ý nghĩa thờ " Thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có nghi lễ cúng Ông Táo khác nhau. Thông thường, theo tục lệ cúng Ông Táo sẽ bao gồm nhang đèn, giấy tiền, hoa tươi, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn thì không thể thiếu ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà cho Táo bà. Mỗi bộ sẽ bao gồm mũ áo, hia hài Táo Quân.
Ngoài ra, trong mâm cúng ông Táo không thể thiếu một thứ đó chính là cá chép vàng. Bởi theo truyền vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để chầu Ngọc Hoàng nên bình thường người dân sẽ chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống để thả.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Việc thả cá phải nhẹ nhàng với tất cả sự chân thành của mình để thể hiện tất cả tấm lòng của mình.
Tuy nhiên, tục lệ thả cá chép vàng phổ biến ở miền Bắc, người miền Trung thay cá chép bằng ngựa giấy, còn người miền Nam thay cá chép bằng đôi hia.
Phong tục cúng cá chép ngày 23 tháng Chạp
Truyền thuyết kể lại rằng: Hằng năm, Táo Quân được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để theo dõi và ghi chép những việc thiện ác của loài người.
Cá chép là một trong ba thứ Tam sinh, tượng trưng cho phú quý, tài lộc. Vì vậy, thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp hằng năm giúp đem lại vinh hoa, lộc vận cho gia đình.
Theo quan niệm dân gian, thả cá chép sống trong chậu nước mang ngụ ý " cá hóa long" tức là cá chép có thể vũ môn hóa rồng.
Từ xa xưa, rồng vốn được xem là một loài vật linh thiêng, có khả năng hô mưa gọi gió nên sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nền nông nghiệp lúa nước của nước nhà.
Không chỉ vậy, cá vượt vũ môn còn tượng trưng cho tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền bỉ không biết mệt mỏi đến đi đến thành công, biểu tượng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Căn cứ vào đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên Đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên Đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho nhân loại. Đến Đêm Giao Thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian tiếp tục công việc của mình.
Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị 2 hoặc 3 con cá chép sống bỏ vào chậu nước cúng cùng các lễ vật khác. Sau khi cúng xong sẽ đem phóng sinh ở ao, hồ, sông nghĩa là để đưa ông Táo về trời.
Ngoài ra, cá chép còn biểu tượng cho sự phát triển cùng khả năng sinh sôi vô cùng lớn. Thả cá chép còn tượng trưng cho tín ngưỡng phục thực, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của người Việt từ xưa đến nay.
Ngoài Việt Nam ra các nước nào có ông táo về trời và cưỡi gì về trời
Trung Quốc
Người Trung Quốc bắt đầu phong tục tiễn Ông Công Ông Táo về trời từ thời Khổng Tử ( từ năm 551 đến năm 479 trước công nguyên). Ông Táo trong tín ngưỡng Trung Hoa được xem là vị thần cai quản bếp núc trong mỗi nhà.
Theo truyền thống, văn hóa thờ cúng Táo Quân luôn được duy trì trong mỗi gia đình trừ khi họ chuyển đến nhà mới. Sau đó, nếu gia chủ quyết định không thờ thần Bếp nữa, họ sẽ làm lễ tiễn thần Bếp đi. Tuy nhiên, hiếm có một gia đình Trung Quốc nào ngừng phong tục này nếu tổ tiên họ luôn thờ Táo Quân.
Người Trung Quốc tin rằng ông Táo về trời sẽ cưỡi ngựa. Ngày cúng Táo Quân, họ thường đốt ngựa giấy, còn bày biện thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô để ngựa ăn uống trên đường.
Hàn Quốc
Khác với văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, thần Bếp và thần Lửa trong tín ngưỡng Hàn Quốc thuộc nữ giới. Tuy nhiên, cũng giống Táo Quân ở Việt Nam và Trung Quốc, thần Bếp là vị thần theo dõi tất cả mọi việc xảy ra trong một gia đình, sau đó báo cáo lại cho đấng tối cao trên trời biết.
Nữ thần tồn tại trong một chén nước nhỏ, được các gia đình đặt dưới bếp. Chén nước này sẽ được thay thường xuyên vào ngày mồng 1 và ngày Rằm hàng tháng.
Vào ngày 29 tháng Chạp hằng năm, người Hàn cũng sắm sửa một bữa cơm bao gồm hoa quả và các loại bánh gạo để bày tỏ lòng tôn kính đến vị thần.
Hy Lạp
Nhắc đến Hy Lạp, nhiều người nghĩ ngay đến các vị thần như Zeus, Hera,... Nhưng ít ai biết đến Hestia chính là chị cả của thế hệ các vị thần thứ nhất trên đỉnh Olympus, là vị thần có vai vế nhất.
Theo truyền thuyết, Hestia là con của Rhea và Cronus. Cronus thích nuốt tất cả các người con của mình. Do đó, Zeus, Poseidon, Hades đã hợp sức tiêu diệt cha mình để cứu các anh chị em khác. Sau trận chiến, Cronus bị tiêu diệt người mà thần này nôn ra cuối cùng chính là Hestia.
Nữ thần Hestia là vị thần của bếp lửa, sự quây quần của mọi thành viên trong gia đình, sức khỏe gia đình và nội trợ,... nhưng trước kia là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng, ngoan đạo và thiện chí.
Sau này, thần được giao trông coi ngọn lửa thiêng trên đỉnh Olympus cũng trở thành nữ thần bảo hộ cho xứ Mazonala.
Các câu chuyện đều miêu tả Hestia bằng những ngôn từ rất hoa mỹ. Bà tài giỏi, khéo léo, hay giúp người và được mọi người yêu quý. Tại đền thờ sảnh lớn ở Minoan- Mycenaean, người dân thờ Hestia với tư cách là thần Bếp sưởi ấm cho mọi người vào những ngày đông lạnh giá.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu thêm được một vài nét về Sự Tích ông Táo, ý nghĩa của ngày Tết Ông Công Ông Táo cũng như những ý nghĩa của tục lệ cúng Ông Công Ông Táo này tại Việt Nam và các quốc gia khác.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận