Sulfate là gì? Là bạn hay thù đối với làn da của chúng ta?
Khi sử dụng hóa mỹ phẩm chắc hẳn mọi người đều đã nghe qua Sulfate hoặc thấy tên gọi này trên nhãn mác bao bì sản phẩm. Vậy Sulfate là gì? Tác dụng của nó ra sao? Nó là bạn hay thù đối với làn da chúng ta? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
[menu data-type="posts" data-id="4708"]
Sulfate là gì? Công dụng của Sulfate ?
Sulfate là gì ?
Sulfate là chất hoạt động bề mặt có tác dụng tẩy rửa, chất làm đặc và chất nhũ hóa. Sulfate có hai dạng phổ biến nhất là Sodium Lauryth Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES). Bằng cơ chế hoạt động đối lập giữa hai đuôi kỵ nước và ưa nước trong một phân tử, bộ đôi SLS và SLES khi kết hợp với nước sẽ đánh bật được dầu mỡ và vết bẩn.
Khả năng tạo bọt hiệu quả, giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm và tiết kiệm khiến SLS và SLES sớm chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay Sulfate thường có mặt trong thành phần của các loại hóa mỹ phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội, kem đánh răng... Hãy thử đọc thành phần trên các nhãn các sản phẩm kể trên nhé, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy tên sulfate.
Công dụng của Sulfate trong mỹ phẩm
Sulfate được biết đến với 03 công dụng chính sau:
- Thứ nhất, Sulfate có khả năng tẩy rửa mạnh. Tùy theo nồng độ mà hoạt chất tẩy rửa sẽ phát huy tác dụng tẩy vết bẩn trên chất liệu.
- Công dụng thứ hai của Sulfate là tạo bọt và giúp các thành phần thẩm thấu sâu vào trong da, làm sạch sâu trên chất liệu.
- Công dụng tiếp theo của Sulfate là được sử dụng để pha trộn và ổn định hỗn hợp mỹ phẩm.
Sulfate là gì? Có tác dụng như thế nào?
Nhưng điều đó không có nghĩa là nó tốt cho làn da của bạn. Nếu bạn có làn da thiên khô, nhạy cảm, dễ kích ứng thì không nên dùng các sản phẩm tẩy rửa chứa SLS còn ngược lại nếu bạn có làn da nhiều dầu, thích các sản phẩm tạo bọt thì có thể lựa chọn các hóa mỹ phẩm có sulfate. Lượng cho phép của chất hoạt động bề mặt SLS và SLES trong mỹ phẩm là dưới 40mg/m3.
Sulfate là gì? Những lý do không nên sử dụng mỹ phẩm chứa sulfate?
SLS và SLES vẫn có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm nếu dùng ở nồng độ 2 – 5%. Do đó, hãy cân nhắc nếu chất hoạt động bề mặt xuất hiện trong khoảng năm thành phần đầu tiên của sản phẩm. Đặc biệt nếu bạn bị bệnh chàm, viêm da hoặc mụn trứng cá thì không nên sử dụng.
Một nghiên cứu năm 2003 của Đức phát hiện ra rằng SLS gây mất nước cho da. Năm 2008, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu cho thấy SLS phá vỡ chức năng hàng rào tự nhiên của da gây ngứa, bong tróc, khô và đỏ. Và khi bạn sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da, kem dưỡng ẩm có chứa sunfate sẽ càng gây rối loạn chức năng rào cản của da.
SLS giúp các hóa chất khác dễ xâm nhập vào cơ thể vì đây là chất tăng cường thâm nhập. Các phân tử của SLS rất nhỏ, chúng có thể vượt qua màng tế bào da một cách dễ dàng. Một khi các tế bào bị ảnh hưởng, chúng sẽ dễ tổn thương trước các hóa chất khác.
Khi sử dụng lâu dài sản phẩm chứa hàm lượng Sulfate cao, cơ thể đào thải không kịp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến hormone, gia tăng các triệu chứng tiền mãn kinh, giảm khả năng sinh sản và đặc biệt là có thể dẫn tới ung thư.
Ngoài ra, SLS đã được chứng minh có thể đục thủy tinh thể ở người lớn và ức chế sự hình thành mắt ở trẻ nhỏ.
Cách kiểm tra nồng độ sulfate trong mỹ phẩm
Có một số cách để thử nồng độ sulfate trong mỹ phẩm. Bạn có thể thử bằng cách xoa nhẹ bọt xà phòng dầu gội/ sữa tắm/ sữa rửa mặt… và nhỏ xuống sàn gạch có nước. Độ loang của nước càng lớn thì chứng tỏ độ tẩy càng mạnh, độ sulfate càng cao.
Mỹ phẩm chứa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe là một vấn đề đang rất nghiêm trọng, sau khi hiểu sulfate là gì thì bạn hãy trang bị cho mình kiến thức để có thể đọc được thành phần của hóa mỹ phẩm để sử dụng an toàn cho da và sức khỏe nhé.
Bình luận