Tết Hàn Thực là ngày gì? Diễn ra vào ngày nào? Mâm cỗ cúng chuẩn bị ra sao?
Vào ngày Tết Hàn thực hàng năm, gia đình Việt nào cũng đều bận rộn để chuẩn bị những địa bánh chay, bánh trôi để cúng tết. Tuy đây là một cái Tết đặc biệt của dân tộc, thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng đều biết được nguồn gốc hay ý nghĩa của các Tết này. Hiểu được lẽ đó, hôm nay Chanh Tươi sẽ giải đáp và thông tin đến bạn một vài điều “bí mật” về ngày lễ này. Cùng dành thời gian đọc ngay ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Tết Hàn Thực là ngày gì?
Cứ mỗi dịp 3/3 âm lịch hàng năm, người người nhà nhà dân Việt Nam đều tất bật chuẩn bị những mâm cúng với bánh trôi, bánh chay để làm lễ Hàn thực. Vậy tết Hàn thực là ngày gì nhỉ?
Nguồn gốc
Sở dĩ cho ngày tết này là nhờ sự bắt nguồn từ một điển tích cổ từ Trung Quốc. Điển tích ấy nói về lòng biết ơn, sự cảm kích của vị vua thời Xuân Thu khi ấy đối với vị hiền sĩ trung thành đã bên người 19 năm trời ròng rã để phò tá. Cả hai đã cùng trải qua biết bao nhiêu gian khổ khó khăn. Thậm chí ngay trong thời kỳ đói kém thiếu lương thực, người hiền sĩ trung thành ấy còn cắt thớ thịt ở đùi của mình để nấu canh dâng cho vua ăn.
Bởi lẽ đó, khi vị hiền sĩ chết đi vào ngày 3/3 âm lịch, nhà vua ấy đã chọn ngày này là ngày Hàn thực như để ghi nhớ về công ơn, về sự trung thành cũng như cảm cách cho vị “bằng hữu” đã khuất của mình.
Ý nghĩa
Từ thời phong kiến, do sự hội nhập và giao lưu qua lại về văn hóa giữa hai nước thế nên có thể thấy người Việt ta chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong tục tập quán từ phương bắc là người Trung Hoa khá nhiều. Thay vì mang ý nghĩa để tưởng nhớ người đã từng có công với mình như vị vua kia thì ngày tết Hàn thực ở Việt Nam ta lại mang một ý nghĩa khác về sự gắn kết dân tộc. Ngày này được coi là ngày để tưởng nhớ về những vị anh hùng, những người đã có công xây dựng và gìn giữ đất nước phát triển tốt đẹp như ngày hôm nay.
Vì thế nên, trong ngày 3/3 âm lịch hàng năm, các gia đình Việt đều làm những món bánh chay, bánh trôi để thắp hương, dâng lên cúng tại bàn thờ gia tiên với một ý nghĩa sâu sắc là thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Dù ai đi đâu, ở đâu thì ngày tết này cũng nên trở về bên gia đình của mình để cùng sum vầy, ăn cùng một bữa cơm trọn vẹn và ấm áp nhất.
Vì sao phải cúng bánh trôi và ý nghĩa bánh trôi, bánh chay của người Việt
Hầu hết vác gia đình ở nước ta khi đến ngày lễ này đều sẽ xay bột, nấu đậu xanh làm nhân để làm bánh chay, bánh trôi,… Vậy liệu bạn có biết vì sao người ta lại phải cúng các loại bánh này không? Ý nghĩa của các món bánh này trong ngày lễ này là gì nhỉ?
Sở dĩ có điều này là vì, các món bánh trôi, bánh chay mang một ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với toàn dân tộc Việt Nam. Chúng là nền đặc trưng của hàng ngàn năm nay, loại bánh này cũng rất đặc biệt khi là “nhân vật chính” trong nhiều tác phẩm thơ văn đặc sắc, nhất là bài thơ “bánh trôi nước” của thi sĩ Hồ Xuân Hương danh bất lưu truyền đến tận bây giờ. Bánh trôi nước và bánh chay mang ý nghĩa về sự hòa hợp, ổn định. Bởi theo quan điểm về ngũ hành, các món lạnh như bánh trôi, bánh chay thuộc mệnh kim, có màu trắng đặc trưng tượng trưng cho sự biết ơn, sự trung thành và thanh khiết nhất. Món bánh trôi với vỏ ngoài được nặn tròn, có nhân ở giữa đầy đặn tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, cho thuận lợi về mặt thời tiết.
Mâm cỗ cúng Tết hàn thực cúng gì?
Thông thường, theo truyền thống truyền từ bao đời nay của nhân dân ta thì mâm cỗ cúng dâng lên bàn thờ vào ngày 3/3 bao gồm các món như hoa quả, trầu cau và 3 hoặc 5 bát bánh trôi, bánh chay. Sở dĩ phải nên đặt mâm bánh trôi, bánh chay này theo số lẻ bởi vì theo quan niệm của cha ông ta, số lẻ tượng trưng cho tâm linh. Nếu nói về mặt phong thủy, số lẻ chính là tượng trưng cho những điều may mắn (dương) còn các số chẵn như 2,4,6,.. là số chẵn sẽ tượng trưng cho những điềm không may (âm).
Bởi thế, từ đó đến nay cha ông ta đều dâng từ 3 đến 5 bát banh chay bánh trôi lên bàn thờ mỗi dịp tết này đến như thể hiện cho mong ước cầu xin được gặp nhiều điều may mắn, bình an trong cuộc sống với tổ tiên, cội nguồn của mình. Thêm nữa, tuy các món bánh này có kính thước nhỏ, thế nhưng chúng cũng tượng trưng cho sản vật từ mùa lúa bội thu của dân ta, khi dâng lên ông ba tổ tiên cũng chính là một lời cầu nguyện cho sự thuận hòa mua gió trong những đợt mùa màng tiếp theo.
Những lưu ý cấm kỵ ngày Tết Hàn thực
Có một vài điều đặc biệt bạn cũng cần ghi nhớ để tránh thực hiện trong ngày tết này nếu mong muốn cả năm được thuận lợi hanh thông. Chẳng hạn như, đối với người dân Trung Hoa, trong ngày tết này mọi người sẽ cần phải kiêng đốt lửa và thực hiện ăn chay cả ngày. Và Việt Nam mình cũng vậy, tuy không kỵ đốt lửa, thế nhưng người dân bắt buộc phải ăn chay vào ngày này và làm bánh chay, bánh trôi để thắp hương. Đặc biệt, thêm một điều kiêng kỵ đặc biệt quan trọng bạn cần nhớ đó là trong ngày tết 3/3 này tuyệt đối không được ăn mặn hay cúng đồ mặn để mọi việc đều được thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Trên đây là một vài chia sẻ của mình và ngày tết Hàn thực cổ truyền. Hi vọng khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích hay khám phá thêm được nhiều điều hay ho về ngày lễ đặc biệt này nhé! Đừng quên truy cập Chanhtuoi.com thường xuyên để cùng tìm hiểu thêm về nhiều ngày lễ đặc biệt khác trong năm như ngày giỗ tổ, tết đoan ngọ,… ở bài viết khác nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận