Top 10 thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất được tin dùng
Những loại thuốc trị nhiệt miệng sẽ hỗ trợ giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng.Mặc dù bệnh này có thể khỏi sau một thời gian ngắn, tuy nhiên nếu sử dụng một vài loại thuộc điều trị thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi và các triệu chứng khó chịu cũng rất nhanh sẽ biến mất. Do vậy, bài viết này sẽ review chi tiết tới bạn Top 10 loại thuốc bôi nhiệt miệng, lở miệng hiệu quả nhất hiện nay.
Top 10 thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất 2022
Những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B, vitamin C liều cao,Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc. Tuy nhiên bạn cũng có thể tìm đến các loại thuốc bôi, thuốc điều trị để vết viêm loét nhanh khỏi hơn. Dưới đây là top 10 loài thuốc nhiệt miệng hiêu quả nhất.
1. Oracortia
Đứng đầu danh sách top 10 thuốc bôi nhiệt miệng tốt nhất hiện nay là Oracortia. Sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan được thiết kế dưới dạng mỡ dùng cho miệng/họng, điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.
- Cách dùng: Bôi lượng nhỏ lên vùng da tổn thương (không chà xát) để tạo màng mỏng. Dùng lúc đi ngủ để thuốc tiếp xúc vùng tổn thương suốt đêm. Nếu cần bôi 2 - 3 lần/ngày, sau khi ăn.
- Đánh giá ưu điểm: thành phần thảo dược lành tính, an toàn. Thuốc dạng viên nang dùng đường uống nên không gây kích ứng khoang miệng.
- Đánh giá nhược điểm: Hiệu quả trị nhiệt miệng không cao, cần dùng trong thời gian dài. Một số đối tượng không nên sử dụng như phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư hàn.
2. Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB
Zytee là loại sản phẩm giảm đau mạnh và nhanh, giúp người dùng giảm đau chỉ trong 3 – 4 phút sau khi bôi thuốc và tác dụng của chúng có thể kéo dài đến vài tiếng. Cơ chế giảm đau của zytee là nhờ hợp chất Benzalkonium chloride có tác dụng kháng khuẩn thông qua việc tác động không đặc hiệu tại màng bào tương của vi khuẩn. Điều này giúp cho các acid amin và nucleotid làm tiêu tế bào vi khuẩn. Sản phẩm này không chỉ được dùng phổ biến để điều trị chứng nhiệt miệng mà còn dùng để giảm đau răng, viêm miệng, viêm lưỡi hay bất kỳ những tổn thương trong khoang miệng nào khác.
- Cách dùng: Nhỏ 1 hay 2 giọt keo Zytee lên đầu ngón tay trỏ và chấm xoa nhẹ lên vùng bị tổn thương ngày bôi 3 đến 4 lần.
- Đánh giá ưu điểm: Hiệu quả cao, được bào chế ở dạng del bôi ngoài da, tiện lợi, dễ sử dụng; có tác ụng lên nhiều vi khuẩn, vi nấm.
- Đánh giá nhược điểm: Chưa xác định được liều dùng và mức độ an toàn với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc dang cho con bú, các tương tác với thuốc.
3. Thuốc trị nhiệt miệng Mandarin
Thuốc bôi nhiệt miệng Mandarin được phát triển thành công từ năm 2008 do công ty cổ phần dược phẩm Mandarin và là sản phẩm được các bác sĩ chuyên ngành đánh giá là rất hiệu quả trọng việc chữa khỏi cực nhanh các triệu chứng viêm loét khoang miệng, nhiệt miệng, lở miệng, nhiệt tại các vùng lưỡi, má trong, nhiệt lợi hoặc bất kể loại nhiệt nào trong khoang miệng.
- Cách dùng:
- Chai ngậm: Ngậm 5 - 10 phút với sản phẩm đặc trị nhiệt miệng Mandarin, sau đó nhổ đi. Ngày ngậm 1 - 2 lần sau khi ăn xong. Mỗi lần ngậm 5ml. Vết nhiệt sẽ se lại.
- Vỉ bôi kẽm: Bạn cắt vỉ kẽm và bổi chúng lên trên các vết nhiệt trước khi đi ngủ. Sáng dậy sẽ thấy các vết nhiệt khỏi hẳn và không còn cảm giác đau đớn. Bệnh sẽ khỏi ngay sau 01 ngày.
- Để chữa nhiệt miệng vĩnh viễn: Mỗi ngày bạn cần điều trị từ 1 - 2 tháng liên tục, ngay cả khi bạn không bị nhiệt bạn vẫn duy trì ngậm mỗi ngày 1 lần, nhiệt miệng sẽ không tái phát lại nữa. Chính vì thế mỗi người chúng ta đều cần tối thiểu 01 bộ Mandarin phòng khi bị nhiệt, chúng ta chỉ cần ngậm trong miệng, nhiệt miệng sẽ hết ngay lập tức.
- Đánh giá ưu điểm: Thành phần 100% thảo dược tự nhiên rất an toàn, lành tính, do vậy có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em.
- Đánh giá nhược điểm: Sử dụng cho các cấp độ khác nhau, phụ nữ đang mang thai hay trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Gel bôi Nhiệt miệng Orrepaste
Orrepaste được dùng để điều trị các chứng viêm đau, lở niêm mạc miệng, lợi và môi, kể cả trong trường hợp có mụn nước, viêm lợi và nứt nẻ môi do trời lạnh. Giảm đau trong nha khoa, ngăn ngừa các triệu chứng khi mọc răng sữa hay răng khôn & dùng trong phẫu thuật chỉnh răng.
- Cách dùng:
- Thoa một lượng nhỏ lên vùng tốn thương trước khi đi ngủ.
- Khi cần có thể dùng 2 - 3 lần/ngày.
- Tránh dùng trên diện rộng, khi băng kín.
- Phụ nữ có thai & cho con bú không được dùng.
- Đánh giá ưu điểm: Hiệu quả giảm đau, kháng viêm và chống dị ứng nhanh chóng.
- Đánh giá nhược điểm:
- Thuốc trị nhiệt miệng có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm, loét đường tiêu hóa, suy thượng thận, rối loạn chuyển hóa glucid, dị hóa protein.
- Không dùng được trong trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân lao, bệnh nhân bị viêm loét đường ruột.
5. Kamistad Gel N
Kamistad - Gel N là sản phẩm dạng gel dùng cho khoang miệng để điều trị các chứng viêm đau ở lợi, niêm mạc miệng và môi. Nhờ tính chất giảm đau và sát trùng tại chỗ. Kamistad - Gel N cũng thích hợp cho người mang răng giả bôi vào các điểm bị chèn ép để giảm cảm giác quá mẫn cảm đối với vật lạ trong giai đoạn chưa thích nghi.
- Cách dùng:
- Người lớn: đối với các chứng viêm lợi: mỗi lần bôi khoảng 1/2 cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc, 3 lần mỗi ngày, vào các vùng sưng viêm và đau, lưu ý bôi nhẹ nhàng. Đối với các triệu chứng do răng giả gây ra, đặc biệt trong giai đoạn đầu chưa thích nghi, bôi gel với lượng nhỏ bằng hạt đậu vào chỗ bị đau
- Trẻ em: dùng 1/2 liều người lớn.
- Trẻ nhỏ: Để giảm đau khi mọc răng sữa: bôi 1/4 cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc.Không dùng quá 3 lần trong 24 giờ.
- Đánh giá ưu điểm:
- Thuốc trị nhiệt miệng phát huy hiệu quả giảm đau nhanh.
- Thuốc dạng gel giúp kéo dài công dụng của thuốc và dễ thoa đều trên bề mặt vết loét.
- Đánh giá nhược điểm: Sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ như bỏng rát, gây kích ứng niêm mạc miệng.
6. Gel Bôi Nhiệt miệng Mouthpaste
Mouthpaste dùng để điều trị các chứng viêm loét niêm mạc miệng và môi. Viêm đau lợi và đau do nứt nẻ. Phòng ngừa triệu chứng viêm đau khi mọc răng, đau răng, chỉnh răng, mang răng giả, viêm quanh răng.
- Cách dùng:
- Bôi 1 chấm nhỏ thuốc lên vùng bị tổn thương, bôi 2 - 3lần/ ngày.
- Không dùng liên tục quá 8 ngày, tránh bôi lên diện rộng và bôi thành lớp dày.
- Tránh bôi thuốc lên diện rộng, bôi thành lớp dày hoặc băng kín vết thương chảy dịch.
- Ngừng thuốc nếu có kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc.
- Thận trọng với người bệnh thiểu năng tuyến giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng không đặc hiệu, người có nguy cơ loét dạ dày.
- Đánh giá ưu điểm:
- Thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng.
- Có thể được sử dụng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, viêm loét miệng, loét môi.
- Có thể dùng để giảm đau khi đau răng, viêm quanh răng.
- Đánh giá nhược điểm:
- Các phản ứng tại chỗ có thể xảy ra do corticosteroid có chứa trong thuốc như là rát, ngứa, kích ứng, khô, đỏ, mỏng niêm mạc miệng.
- Không sử dụng cho các tổn thương ở môi, miệng do virus, nấm hay vi khuẩn.
7. VNP
Thuốc bôi nhiệt miệng VNP có công dụng điều trị viêm quanh chân răng, những vết loét cục bộ trong miệng họng do nhiệt miệng, nhiễm khuẩn. Sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật nha khoa, sát khuẩn trong cấy Implant. Phòng bệnh viêm lợi. Được khử trùng trước và sau khi phẫu thuật nha khoa.
- Cách dùng:
- Cho thuốc vào miếng gạc mềm sau đó xoa đều lên nướu răng hoặc có thể cho thuốc trực tiếp vào vùng nướu răng tổn thương, vùng miệng bị nhiệt.
- Dùng 2 lần hoặc 3 lần/ngày.
- Nên sử dụng gel bôi sau bữa ăn và không dùng thức ăn hay nước uống ít nhất 30 phút – 1 giờ sau khi bôi.
- Sử dụng buổi tối trước khi đi ngủ có hiệu quả cao nhất.
- Không được súc miệng sau khi dùng.
- Không được nuốt.
- Đánh giá ưu điểm:
- Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên các vết loét.
- Phát huy tác dụng nhanh chóng.
- Đánh giá nhược điểm:
- Tác dụng sát khuẩn không kéo dài, ít hiệu quả với nấm.
- Thuốc trị nhiệt miệng có thể gây một số tác dụng phụ như khô miệng, đổi màu răng.
- Thuốc có thể gây xót và tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
- Thuốc làm giảm cảm giác vị giác, thay đổi màu răng khi dùng thuốc trong thời gian dài.
8. Gengigel
Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel có tác dụng giúp ngăn ngừa các rối loạn về nướu ở giai đoạn đầu chẳng hạn như viêm nướu, tụt nướu, chảy máu nướu,….. Không chỉ thế thuốc còn dùng cho những người bị tổn thương niêm mạc miệng do sử dụng răng giả, nhổ răng, niềng răng hay bị nhiễm nấm Candida.
- Cách sử dụng:
- Lấy một lượng thuốc bôi vừa đủ rồi thoa lên vùng bị tổn thương. Sau đó chờ khoảng 2-3 phút cho thuốc khô lại và ngấm dần vào trong.
- Để giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng bạn nên bôi từ 3-4 lần/ngày.
- Đánh giá ưu điểm:
- Ngăn quá trình tiến triển xấu của bệnh,
- Giúp giảm đau, kháng viêm tốt
- Đánh giá nhược điểm: có thể làm cho bệnh nhân có cảm giác bị tê, nhức đầu, chóng mặt hoặc đau rát hay ngứa ran.
9. Thuốc trị nhiệt miệng Fobe Mouth
Thuốc bôi nhiệt miệng Fobe Mouth có tác dụng làm dịu mát và hạn chế vi khuẩn tại các vết nhiệt và viêm loét trong niêm mạc miệng, lợi, chân răng, răng sâu. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng khử mùi hôi miệng.
- Cách dùng:
- Bôi một lớp mỏng lên trên vết nhiệt miệng, sử dụng 3-4 lần/ngày sau khi ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Dùng cho người bị nhiệt miệng, lở miệng, sâu răng, sau khi nhổ răng,… và các bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra trong miệng.
- Đánh giá ưu điểm: Làm dịu mát và hạn chế vi khuẩn tại các vết nhiệt và viêm loét trong niêm mạc miệng, lợi, chân răng; giảm viêm loét do nhiệt miệng, giúp làm lành vết loét, bảo vệ răng miệng trước vi khuẩn có hại; khử mùi hôi miệng hiệu quả; loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên các vết loét và phát huy tác dụng nhanh chóng.
10. Khẩu Thanh Vương
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (còn gọi là loét aphthous, aphthae) là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu. Thông thường vết nhiệt ở miệng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Nguyên nhân gây nhiệt miệng chủ yếu là do nội tiết tố bên trong cơ thể gây ra, tuy nhiên cũng có thể do một số nguyên nhân khách quan. Một vài nguyên do cụ thể như sau:
Nguyên nhân chủ quan
- Nhiệt miệng do ăn nhiều thức ăn như sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua
- Việc thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hay dị ứng thức ăn dẫn đến phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, phản ứng của hệ miễn dịch có thể góp phần vào sự phát triển của chúng.
- Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
- Nguyên nhân bị nhiệt miệng là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
Nguyên nhân khách quan
- Nhiệt miệng do chấn thương vùng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất, trầy xước do bàn chải đánh răng, rách vì thực phẩm sắc hoặc mài mòn (như bánh mì nướng, khoai tây chiên hay đồ vật khác), do răng vô tình cắn phải, sau khi mất răng nha khoa, niềng răng có thể gây nhiệt miệng do gây chấn thương màng nhầy.
- Áp lực (stress) do cuộc sống và công việc
Từ những nguyên nhân gây nhiệt miệng đã được nghiên cứu, các nhà khoa học đồng thời chỉ ra những tác hại của chúng.
Tác hại của nhiệt miệng
Nhiệt miệng tưởng chừng như là một vết thương nhỏ nhưng nó đem lại những tác hại và ảnh hưởng tương đối lớn tới cuộc sống sinh hoạt của mọi người
- Gặp khó khăn trong việc ăn uống, khó nhai khiến việc thưởng thức các món ăn không được trọn vẹn
- Gây cảm giác đau rát, khó chịu ngay cả khi nói chuyện với người xung quanh
- Gây ra các căn bệnh liên quan đến khoang miệng như viêm lợi, níu lợi, viêm tuyến nước bọt, viêm lưỡi, hôi miệng,... do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng gây ra.
Hi vọng bài viết trên đây có thể giúp giải đáp những thắc mắc của các bạn về bệnh nhiệt miệng và giúp bạn lựa chọn ra loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhất cho bản thân. Chúc bạn thành công!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận