Tiểu đường là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là gì là vấn đề rất nhiều bạn thắc mắc. Thực tế, hiện nay, số ca bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, biểu hiện ra sao, cách điều trị như thế nào? Để hiểu rõ hơn về bệnh này cũng như các triệu chứng, chỉ số và cách chữa trị, hãy cùng tìm hiểu những thông tin được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân xuất hiện bệnh tiểu đường
Tiểu đường (Đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể, lượng carbohydrate có trong thức ăn được chuyển hóa thành đươnhg glucose. Loại đường này sẽ nhanh chóng hấp thu ở ruột và hòa tan trong máu. Thời điểm này, một hoocmon xuất hiện tên là insulin có chức năng đưa đường glucose vào các tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể.
Trường hợp lượng đường glucose tăng lên vượt mức cho phép sẽ khiến insulin bị làm việc quá tải. Lúc này một phần lượng đường không chuyển hóa kịp sẽ bị dư thừa trong máu. Tình trạng dư thừa này gọi là bệnh tiểu đường. Bệnh có thể gặp ở bất kì ai từ người già đến người trẻ, từ nhân viên văn phòng cho tới nông dân. Đến đây chắc hẳn bạn đã có thể hiểu rõ thuật ngữ tiểu đường là gì rồi đúng không nào?
Bệnh này là nguyên nhân dẫn đến vô số những loại bệnh hiểm nghèo khác như mù mắt, suy thận, tai biến, tim mạch vành… Chính bởi biến chứng bệnh hết sức nguy hiểm, vì vậy khi phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
2. Cách phát hiện bệnh tiểu đường
Để dễ dàng phát hiện bệnh tiểu đường, bạn nên làm xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Chỉ khi xét nghiệm và xem xét chỉ số lượng đường trong máu, đối chiếu với những chỉ số thông thường mới phát hiện được bạn có mắc bệnh hay không. Thông thường sẽ thực hiện những xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm FPG tức là xem lượng đường glucose lúc đói: Bạn sẽ tiến hành đo lượng đường trong máu sau khi nhịn ăn trong 8 giờ.
- Xét nghiệm A1C: Sẽ cho thấy phác đồ lượng đường trong máu bạn trong 3 tháng gần nhất.
- Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ thực hiện thủ tục kiểm tra lượng đường vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Xét nghiệm dung nạp glucose: Bạn sẽ uống nước đường và bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu sau khi uống 1 giờ. Xét nghiệm dung nạp glucose 3 giờ: Bạn sẽ nhịn ăn qua đêm, uống nước đường và bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu vào ngày hôm sau.
Thông qua việc xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được lượng đường trong máu của bạn là vừa đủ hay vượt mức bình thường. Từ đó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng cũng như phương pháp điều trị. Bác sĩ cũng sẽ giải thích những câu hỏi căn bản như tiểu đường là gì, mức độ tiểu đường nặng nhẹ, hay cách phòng ngừa ra sao.
3. Triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có những triệu chứng rõ rệt. Tùy theo từng cơ thể cũng như mức độ nặng nhẹ sẽ có triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại sẽ có những dấu hiệu cơ bản sau:
Tiểu nhiều: Lượng đường trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao, nó làm vượt quá ngưỡng hấp thu của thận. Điều này dẫn đến hiện tượng tồn tại đường trong nước tiểu. Đồng thời lượng đường trong nước tiểu cao khiến cho áp suất thẩm thấu nước tiểu cũng tăng. Lượng nước khuếch tán vào nước tiểu và làm tăng khối lượng, khiến cho người bệnh tiểu nhiều.
Uống nhiều: Khi bạn tiểu nhiều, có thể bị mất nước khiến cho bạn có cảm giác khát và muốn uống nước liên tục. Chỉ khi nước được đưa vào cơ thể nhiều hơn mức bình thường, người bệnh mới có cảm giác thỏa mãn và đỡ khát.
Ăn nhiều: Một triệu chứng nữa thường gặp đó là cảm giác đói và muốn ăn nhiều. Điều này do lượng đường không thể sử dụng để tạo năng lượng nên kích thích thèm ăn. Dù lúc no hay lúc nào thì sức ăn của bạn sẽ nhiều hơn trước đây. Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản của bệnh đái tháo đường.
Gầy: Dù ăn nhiều hơn nhưng do đường glucose không được sử dụng để tạo năng lượng nên cơ thể phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ vào đó. Người bệnh sẽ trở nên xanh xao, gầy và thiếu sức sống. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng mình gầy vì ăn uống thiếu chất và liên tục bổ sung protein cho cơ thể. Chỉ khi đi khám và làm xét nghiệm lượng đường trong máu mới phát hiện ra bệnh.
Sụt cân bất thường: Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có triệu chứng sụt cân liên tục. Việc giảm cân một cách đáng ngờ trong khi chế độ ăn uống không có gì thay đổi chính là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị bệnh đái tháo đường. Cần tới ngay bác sĩ để được khám kĩ lưỡng và xem xét tình trạng cơ thể.
Dễ nhiễm trùng, nhiễm nấm: Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Đặc biệt với những vết thương hở rất lâu lành. Nếu những người bình thường chỉ mất 1 tuần là lành thì người bệnh tiểu đường phải cần đến cả tháng, thậm chí vài tháng mới mong lành.
Thị lực yếu đi: Người bị bệnh có thể cảm thấy mắt mờ dần, không thể nhìn rõ những vật ở xa. Với người già bạn đừng đổ cho tuổi tác, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm phá hủy mao mạch ở đáy mắt. Điều này sẽ dẫn đến xuất huyết và làm giảm thị lực mắt bạn.
Bên cạnh những triệu chứng rõ rệt như vậy, người bệnh còn có những biểu hiện khác như vết thương chậm lành, buồn nôn, khô miệng, mờ mắt. Bạn hoàn toàn có thể tự trả lời tiểu đường là gì thông qua những triệu chứng và nguyên nhân trên. Nếu xuất hiện những triệu chứng vừa nêu, hãy tới ngay bệnh viện thăm khám để bác sĩ kịp thời phát hiện và điều trị.
4. Chỉ số đường huyết
Cách thử bệnh đơn giản và hiệu quả nhất đó là căn cứ vào chỉ số bệnh. Chỉ số đường huyết là thước đo chuẩn nhất để nhận định bạn có bị tiểu đường hay không. Chỉ số đường huyết là hàm lượng đường glucose có trong máu. Chỉ số này được đo bởi đơn vị mmol/L hoặc mg/dl. Chính vì sự thay đổi chỉ số liên tục trong ngày vì vậy người bệnh sẽ được đo ở nhiều thời điểm khác nhau, trước sau khi ăn và lúc đói.
Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn mà mức độ đường huyết sẽ có sự khác nhau. Về điểm này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không tự đo và tự đưa ra kết luận. Tiểu đường là gì, chỉ số đường huyết như thế nào là bị tiểu đường? Dưới đây là chỉ số đường huyết mà bạn có thể tham khảo.
Chỉ số đường huyết an toàn, dành cho người bình thường:
- Đường huyết bình thường trong máu: Từ 70 - 99 mg/dL tương đương 3.9 – 5.55 mmol/L.
- Đường huyết khi hoạt động: Từ 82-110mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
- Đường huyết sau khi ăn 2 giờ có thể tăng: 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
Chỉ số đường huyết chẩn đoán tiền tiểu đường:
- Xét nghiệm lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5.6-6.9 mmol/L.
- Chỉ số HbA1c: 5,7 – 6,4%.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/L.
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường:
- Đường huyết được đo bất kì thời điểm nào trong ngày: >=200 mg/dL (11.1 mmol/L)
- Chỉ số đường huyết trước ăn: 4 – 7 mmol(72 mg/dL – 128mg/dl)
- Chỉ số đường huyết sau ăn: dưới 9mmol/L (162 mg/dl) cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5mmol (153mg/dl) cho người bệnh loại 2.
Chỉ số đường huyết là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng trưởng lượng đường trong máu sau khi ăn thực phẩm. Đây là phương pháp kiểm tra chính xác và đưa ra kết quả nhanh nhất hiện nay.
5. Cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào?
Dựa trên những triệu chứng của bệnh, bạn có thể biết mình đã mắc bệnh tiểu đường hay chưa. Tiểu đường là gì, hãy đến gặp bác sĩ để tìm câu trả lời và được thăm khám kịp thời và đưa ra những giải pháp điều trị. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn dù áp dụng phương pháp nào đi chăng nữa.
Các cách thức điều trị chỉ giúp kiểm soát lượng đường ở mức độ cân bằng và ngăn ngừa để không xảy ra những biến chứng do bệnh gây ra. Tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất với người bệnh. Thông thường bệnh nhân sẽ rơi vào 2 trường hợp đó là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Ngoài ra còn tồn tại dạng thứ 3 đó là người đang mang thai.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, lúc này cơ thể không tự sản xuất insulin. Bạn phải bổ sung chúng suốt cuộc đời. Hiện nay có 4 loại Insulin được sử dụng phổ biến nhất đó là:
- Insulin tác dụng kéo dài tới 4 giờ, thời gian bắt đầu hoạt động chỉ mất 15 phút
- Insulin tác dụng kép dài 8 giờ, thời gian bắt đầu hoạt động là 30 phút Insulin tác dụng kéo dài từ 12 đến 18 giờ, thời gian trung bình bắt đầu hoạt động là 1 đến 2 giờ
- Insulin tác dụng kéo dài từ 24 giờ hoặc lâu hơn, thời gian bắt đầu hoạt động là vài giờ sau tiêm.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, luyện tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh là giải pháp hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể sử dụng thuốc cũng như tiêm để kiểm soát lượng đường trong trường hợp khẩn cấp. Một số loại thuốc tiểu đường mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Thuốc ức chế alpha-glucosidase
- Nhóm thuốc Biguanide
- Nhóm thuốc ức chế men DPP 4
- Meglitinide
- Chất ức chế SGLT2
- Sulfonylureas
- Thiazolidinedione
- Thuốc có tác dụng giống như hormone glucagon
Nếu bạn bị tiểu đường trong thai kỳ thì phải liên tục theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày. Thay đổi chế độ ăn uống lành lạnh, tập thể dục ở mức độ vừa phải sẽ giúp giảm lượng đường phần nào.
Một số phương pháp kiểm soát lượng đường mà bạn có thể thực hiện tại nhà:
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh này nên tập trung ăn nhiều rau xanh, trái cây cũng như ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời cắt giảm hoàn toàn đồ ngọt và carbohydrate, chất béo bão hòa.
- Tập thể dục thể thao: Đây là cách thức giúp glucose di chuyển vào các tế bào, giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Tiểu đường là gì, cách chữa bệnh ra sao là vấn đề mà người bệnh nào cũng quan tâm. Quá trình chữa bệnh tiểu đường lâu dài, trường kì, và bạn phải chấp nhận "sống chung với lũ". Tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm phần nào nếu kịp thời phát hiện và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
6. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tiểu đường là gì, chắc giờ bạn đã có thể hiểu và nắm rõ. Bạn cũng hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường nhờ thay đổi lối sống cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày:
Tập trung ăn rau củ quả, trái cây, những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe như ngũ cốc, chất xơ. Bạn nên sử dụng sinh tố hoa quả, rau xanh mỗi ngày để cơ thể có thêm nhiều năng lượng. Thông thường chúng ta sẽ không thể ăn nhiều rau cùng một lúc. Nhiều điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn ép nó ra nước và uống đều đặn. Rất nhiều bệnh nhân bệnh tiểu đường đưa ra những chỉ số đường huyết cải thiện nhờ áp dụng phương pháp này.
Tăng cường vận động luyện tập thể dục thể thao. Bất kì bệnh tật nào cũng cần đến sự luyện tập và vận động. Tùy theo thể trạng cơ thể cũng như mức độ tập luyện, bạn hãy lựa chọn bài tập và thời gian sao cho phù hợp.
Nếu rơi vào tình trạng thừa cân, hãy giảm cân nhé. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai đừng cố giảm cân, điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Người bệnh cũng có thể sắm cho mình một chiếc máy đo đường huyết mini để có thể tự kiểm tra bất kì lúc nào có triệu chứng bất thường. Điều này sẽ giúp bạn có thể cân bằng thực phẩm ăn vào để kiểm soát lượng đường về mức bình thường. Một chiếc máy đo đường huyết là vô cùng cần thiết nếu bạn không ở khu vực trung tâm hay cách xa bệnh viên, phòng khám.
Tiểu đường thực sự là bệnh không nên xem thường. Hi vọng qua những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu rõ tiểu đường là gì cũng như cách chữa trị bệnh sao cho hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường thì ngoài ăn uống, tập luyện và dùng thuốc thì cũng nên sử dụng thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược. Bà mình bị tiểu đường đã 5 năm rồi, nhưng đường huyết khá ổn định nhờ uống DK Betics của TS Trần Văn Ơn. Mua ở đây giao hàng nhanh, cần là có luôn, hàng chính hãng không sợ lừa đảo https://www.pharmart.vn/ho-tro-dieu-tri-tieu-duong/dk-betics-87.html