Trau chuốt hay chau chuốt cùng tìm hiểu hai từ ngữ này nhé

Chanh Tươi Review 16 tháng 03, 2023 - 14:16 (GMT +07)   Trau chuốt hay chau chuốt cùng tìm hiểu hai từ ngữ này nhé

Càng nghiên cứu sâu vào tiếng Việt chúng ta sẽ thấy được Tiếng Việt phản ánh rõ nét hơn tính cách của con người Việt Nam chúng ta và những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam.

Nghệ thuật ngôn từ của Việt Nam chúng ta có nhiều tính biểu trưng cao, ngôn ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú - đây là sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa. Hay người ta còn có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, quả là đúng như vậy.

Như hai từ: "Trau chuốt hay chau chuốt" là những từ có phát âm giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho người dùng. Vậy trau chuốt hay chau chuốt mới đúng chính tả. Chúng ta cùng tìm hiểu trau chuốt hay chau chuốt trong bài viết dưới đây để tránh nhầm lẫn khi sử dụng nhé.

Trau chuốt hay chau chuốt là đúng chính tả?

Theo như đúng chính tả và chuẩn ngữ pháp Việt Nam thì từ đúng ở đây là Trau chuốt.

trau-chuot-hay-chau-chuot-1-1

Trau chuốt hay là Chau Chuốt

Trau chuốt là gì?

Trau chuốt là một động từ dùng để nói về hành động sửa sang, tô điểm cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết cho đẹp hơn. Do đó trau chuốt thường dùng để chỉ hình thức bên ngoài.

Trong Tiếng anh trau chuốt được viết là elaborate.

* Sau đây chúng ta cùng lấy một số ví dụ về trau chuốt:

- Cô giáo em rất trau chuốt cách ăn mặc mỗi khi đến trường để dạy các em học sinh.

- Trong bài viết văn của em, cô giáo đã nhắc nhở: “Em cần trau chuốt về cách dùng từ khi viết văn nhé”.

- Bài khóa luận của tôi được đầu tư, trau chuốt rất kĩ càng nên đạt được kết quả cao đấy.

- Bài báo cáo về sản phẩm của cậu ấy được đầu tư, trau chuốt kỹ càng nên nhận được đánh giá rất cáo từ giám đốc, cậu ấy chắc chắc sẽ được thưởng lớn.

- Trước khi đi ra ngoài, cô ấy rất trau chuốt cách ăn mặc để luôn luôn xinh đẹp và nhận được sự chú ý của mọi người.

Chau chuốt là gì?

Chau chuốt là từ ngữ viết sai chính tả, trong từ điển tiếng Việt từ "chau chuốt" không xuất hiện, không được công nhận. Nhưng vẫn có rất nhiều người sử dụng từ "chau chuốt" thay vì "trau chuốt".

* Để phân biệt, sử dụng đúng ch/tr, chúng ta hãy nhớ những đặc điểm này:

- Về việc tạo từ láy của chữ tr sẽ hạn chế hơn chữ ch. Chữ Tr tạo kiểu láy âm là chính (ví dụ như trắng trẻo), còn chữ ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (ví dụ như: chông chênh, chơi vơi).

- Đặc biệt những danh từ (hay đại từ) chúng ta hay sử dụng hằng ngày, chỉ mối quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với chữ ch (không viết chữ tr) như các từ: Cha, chú, cháu, chị, chồng…

- Ngoài ra, hững danh từ chỉ đồ vật thường dùng hằng ngày xung quanh chúng ta trong nhà chỉ viết với chữ ch như các từ: Chén, chai, chiếu, chăn, chảo, chổi…

- Còn các từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với chữ ch, như các từ sau: Chẳng, chưa, chớ, chả…

- Ngoài ra, còn có tên các loại cây, hoa quả; tên một số món ăn; các loại cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn thường viết với ch.

* Một số mẹo để chúng ta phân biệt tr/ch:

- Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu chúng ta thấy chữ đó mang dấu huyền (`), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.

- Ngược lại, với một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ Hán Việt.

- Cụ thể như sau: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền (`), dấu ngã (~), dấu nặng (.) thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch), ví dụ như: Trà, tràng, trào, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ...; trĩ, trữ, trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, triệu, trịnh, trọc, trọng, trụ, trục, truyện, trực...

- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết ta viết tr (không viết ch), ví dụ như: Tra, trà, trác, trai, trại, trang, tràng, trạng, tranh...

- Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): Tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).

- Ngoài ra, trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr, ví dụ như: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương... Nếu viết ch thì chỉ có: hư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).

* Kết luận: Trau chuốt là từ viết đúng chính tả trong từ điển tiếng Việt, chau chuốt là từ viết sai chính tả.

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn trau chuốt - trau truốt có thể là do mọi người không hiểu sâu về ý nghĩa của từ ngữ dẫn đến việc sử dụng sai. Bên cạnh đó cách phát âm của mỗi vùng miền cũng có thể là một lí do việc sử dụng sai.

trau-chuot-hay-chau-chuot-2

Từ Trau Chuốt là từ đúng chính tả

Một số ví dụ cụ thể phân biệt trau chuốt hay chau chuốt

  • Chúng ta nên sử dụng ngôn từ một cách chau chuốt, bóng bẩy để tăng thêm phần sinh động cho câu chuyện => Sai (Đáp án đúng là: Chúng ta nên sử dụng ngôn từ một cách trau chuốt, bóng bẩy để tăng thêm phần sinh động cho câu chuyện).
  • Chúng ta nên trau chuốt hình ảnh cá nhân cá nhân của mình, để nhận được sự chú ý của mọi người => Đúng.
  • Bài bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của cậu ấy đầu tư rất bài bản và chau chuốt rất kĩ =>Sai (Đáp án đúng là: Bài bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của cậu ấy đầu tư rất bài bản và trau chuốt rất kĩ).
  • Cậu ấy rất chau chuốt bài vẽ mỹ thuật của mình, để đạt điểm cao trong cuộc thi sắp tới => Sai (Đáp án đúng là: Cậu ấy rất trau chuốt bài vẽ mỹ thuật của mình, để đạt điểm cao trong cuộc thi sắp tới).
  • Khi đi ra đường cô ấy ăn mặc rất trau chuốt để thu hút mọi ánh nhìn=> Đúng.
  • Các em phải chau chuốt từng câu văn trong bài làm của mình mới có thể đạt được điểm cao trong kì thi => Sai (Đáp án đúng là: Các em phải trau chuốt từng câu văn trong bài làm của mình mới có thể đạt được điểm cao trong kì thi).
  • Bạn nên chau chuốt ngoại hình ngoại hình của mình để mọi người chú ý tới nhé => Sai (Đáp án đúng là: Bạn nên trau chuốt ngoại hình ngoại hình của mình để mọi người chú ý tới nhé).
  • Nam này, câu nên dành thời gian để trau chuốt cho bản thân hơn nhé => Đúng.
  • Video của các em làm được trau chuốt, đầu tư khá nhiều về hình ảnh đấy => Đúng.
  • Ngôn từ của cậu chưa được hay, cậu nên trau chuốt tỉ mỉ về mặt ngôn từ của mình lại nhé => Đúng.

Như vậy, qua bài viết trên đã phân tích rõ trau chuốt hay chau chuốt và cách phân biệt giữa hai từ này rồi, qua bài viết này chúng ta hãy sử dụng các từ này cho đúng nhé.

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo