Trứng bắc thảo bao nhiêu calo? Ăn nhiều trứng bắc thảo có tốt không?
Nhiều người lăn tăn: trứng bắc thảo bao nhiêu calo, ăn nhiều trứng bắc thảo có mập không? Cách bảo quản trứng bắc thảo như nào? Hãy tham khảo bài viết này để giải đáp các vấn đề đó nhé!
1. Trứng bắc thảo là gì? Thành phần dinh dưỡng của trứng bắc thảo?
Trứng bắc thảo là gì?
Trứng bắc thảo có tên tiếng Anh là Century Eggs. Loại trứng này có xuất xứ từ Trung Hoa và được nhiều người khu vực châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam ... yêu thích.
Có nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc hình thành của trứng bắc thảo. Ví dụ như, câu chuyện về một người đàn ông Hồ Nam, Trung Quốc đã tìm thấy quả trứng vịt được bảo quản trong đất sét vôi tôi dùng để xây dựng nhà cửa.
Hay câu chuyện khác kể về người đàn ông để trứng vịt bên ngoài cho một người phụ nữ anh ta muốn tán tỉnh trong nhiều ngày liền, sau người ta mới tìm thấy.
Có nhiều câu chuyện nhưng thực tế, trứng bắc thảo được phát minh phần lớn là do nhu cầu bảo quản trứng trong thời gian dài. Qua nhiều thế kỷ, quá trình bảo quản được cải thiện, mang đến hương vị cho quả trứng bắc thảo đậm đà hơn, đưa chúng thành một món ăn ngon, nổi tiếng tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
Người ta đã làm điều này bằng cách sử dụng hỗn hợp đất sét kiềm phức tạp hơn làm từ tro gỗ, muối và canxi oxit, tạo ra một quá trình hóa học làm tăng hàm lượng natri và độ pH của trứng.
Theo truyền thống, hỗn hợp đất sét được pha trong một loại trà đen đậm đặc và trứng sau đó được bọc trong vỏ trấu trong khi chúng được xử lý.
Trứng có vị mặn, kết cấu mịn khi ăn, thường là món khai vị với nước tương hoặc như món ăn kèm được thêm vào cháo, soup .... Trứng bắc thảo có thể làm từ trứng vịt, trứng cút, trứng gà ...
Thành phần dinh dưỡng của trứng bắc thảo
Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong 100g trứng bắc thảo bao gồm:
- 1g carbs
- 9.6g chất béo
- 9g chất đạm
- 529 mg natri
- 155 mg Kali
- 619 mg cholesterol
Ngoài ra, trong trứng bắc thảo còn có hàm lượng protein, sắt, selen và vitamin D khá cao, tốt cho quá trình trao đổi chất, kích thích vị giác cho người chán ăn, bảo vệ khung xương, tăng cường chức năng gan trong cơ thể.
Loại trứng này đặc biệt phù hợp với những người bệnh huyết áp cao, có khả năng giảm huyết áp hiệu quả, duy trì và cải thiện huyết áp khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, mắc các bệnh liên quan đến tim mạch đồng thời bảo vệ lá gan và đảo thải độc tố trong cơ thể.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A, D, E trong trứng bắc thảo còn giúp bạn cải thiện thị lực, bảo vệ mắt, ngăn chặn đục thuỷ tinh thể và các bệnh liên quan đến mắt.
Thành phần của trứng bắc thảo còn chứa nhiều chất sắt hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và Selen bảo vệ cơ thể bằng cách điều hòa huyết áp của cơ thể.
2. Trứng bắc thảo bao nhiêu calo? Ăn trứng bắc thảo có mập không?
Trứng bắc thảo bao nhiêu calo?
Vấn đề calo luôn được nhiều người quan tâm, nhất là những người đang trong chế độ ăn giảm cân, giữ dáng. Tìm hiểu trứng bắc thảo bao nhiêu calo là việc cần thiết để bạn có thể lên thực đơn phù hợp với nhu cầu calo của bản thân.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng bắc thảo làm từ trứng vịt 100g trung bình chứa khoảng 183 calo cho cơ thể, nhiều hơn trứng gà, trứng vịt,... thông thường. Với 100g trứng bắc thảo tương đương khoảng 1.5 quả trứng bình thường khác.
Ăn trứng bắc thảo có mập không?
Trứng bắc thảo bao nhiêu calo thì ăn trứng bắc thảo có tăng cân không cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết thêm, trứng bắc thảo có lượng calo không quá cao nếu so sánh với lượng calo cần nạp trong ngày (khoảng 1800 - 2000 calo).
Với những người muốn giảm cân, giữ dáng, lượng calo cần thiết dao động khoảng 1500-1600 calo, tương đương với mỗi bữa chính, bạn cần nạp từ 500-550 calo.
Vậy nên nếu bạn ăn 1 quả trứng bắc thảo vào bữa chính sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Ngoài ra, trong bữa ăn, bạn có thể kết hợp thêm với các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả nữa nhé!
3. Lưu ý khi ăn trứng bắc thảo tốt cho sức khỏe
Như mình đã chia sẻ, trứng bắc thảo được tạo thành qua quá trình ủ lên men trong một khoảng thời gian dài. Do đó, một số thành phần có thể bị biến đổi so với ban đầu, hàm lượng vitamin sẽ bị giảm đi. Thế nên, mọi người không nên ăn thường xuyên hoặc ăn nhiều cùng lúc, bạn có thể ăn từ 2 - 3 lần/tuần, mỗi bữa 1 - 2 quả.
Đặc biệt với chị em đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ hay người già, trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn trứng bắc thảo thường xuyên, để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng tiêu chảy, đau bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá thậm chí là nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Chưa kể có nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng trong trứng bắc thảo có chứa lượng chì nhất định. Vậy nên để tránh bị ngộ độc chì vì ăn trứng bắc thảo, bạn cần kiểm soát số lượng và tần suất ăn trứng nhé!
4. Cách phân biệt trứng bắc thảo ngâm hóa chất và trứng an toàn
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trứng bắc thảo ngâm hóa chất, không tốt cho sức khỏe người dùng. Do đó, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây để phân biệt trứng ngâm hoá chất và trứng an toàn nhé!
Tiêu chí phân biệt | Trứng ngâm hoá chất | Trứng an toàn |
Lớp vỏ | Vỏ có màu sắc thâm tím, ngả sang đen. | Vỏ có màu đen trắng lẫn lộn giống muối tiêu. Xuất hiện những đường hoa văn trên mặt vỏ. |
Lòng trắng | Có màu vàng không đồng đều với nhau. | Có màu nâu đen, trong suốt, trông giống như thạch. |
Lòng đỏ | Chuyển sang màu tái đen. | Có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem. |
Mùi vị | Mùi khai, tanh hôi, vị đắng. | Mùi thơm đặc trưng, vị the the, béo ngậy. |
5. Cách làm trứng bắc thảo tại nhà
Nếu bạn không an tâm khi mua trứng bắc thảo trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể tự làm trứng bắc thảo tại nhà. Mình sẽ chia sẻ với mọi người cách làm trứng bắc thảo đơn giản, thơm ngon như ngoài hàng.
Nguyên liệu:
- Trứng vịt 50g
- Bồ kết 5 trái
- Diêm sinh 1/2 muỗng cà phê
- Quế bộ 4 muỗng cà phê
- Đinh hương 1 muỗng cà phê
- Trà mạn 70g (trà khô không ướp hương)
- Rau dền gai 300g (1 bó có thể thay bằng trấu)
- Lá trắc bách diệp 20 gr (60 lá)
- Phèn chua.
- 4 muỗng cà phê
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế trứng vịt
- Kiểm tra trứng: Thả trứng vào nước muối, trứng chìm xuống là trứng tốt (1 lít nước hòa tan với 50g muối).
- Đem trứng tốt rửa qua nước lọc, lau sạch bằng khăn khô.
- Lấy 4 muỗng cà phê phèn chua pha với 1 lít nước ngâm hột vịt trong 3 ngày lúc này lòng trắng sẽ trong, lòng đỏ vàng.
Bước 2: Pha hỗn hợp bùn bọc trứng
- Bạn nướng bồ kết thành than giã nhỏ như bột.
- Trà mạn pha với 1 lít nước sôi.
- Đinh hương sao vàng tán nhỏ.
- Rau dền gai phơi khô đốt lên lấy tro, trộn với bột quế, diêm sinh và lá trắc bách diệp giã nhỏ. Nếu không có rau dền, bạn có thể dùng trấu nhé!.
- Pha “hỗn hợp bùn” gồm nhiều loại bột nguyên liệu và trà mạn đã chuẩn bị trên lại với nhau.
Bước 3: Bọc trứng
- Phết lên bề mặt quả trứng lớp hỗn hợp bùn trên ở bước 2 rồi tiếp tục lăn trứng qua một lớp mỏng vỏ trấu để hỗn hợp bọc chặt vào nhau, bao kín quả trứng.
- Khi hỗn hợp bùn, vỏ trấu khô lại là hoàn thành món trứng vịt bắc thảo. Quả trứng lúc này có lòng đỏ chuyển sang màu xanh xám, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch là ta có thể dùng ăn được.
- Mỗi quả trứng nên bọc thêm lá trắc bách diệp, xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong hũ đậy nắp thật kín, chôn xuống đất (khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn).
Trứng bắc thảo thơm ngon sau khi ủ có mùi đặc trưng tuy nhiên đối với một số người thì có lẽ hơi khó ngửi. Khi tách trứng ra lòng trắng trứng chuyển thành màu đen và hơi trong đẹp mắt. Trứng có thể dùng để ăn cùng cháo, súp,...
6. Một số câu hỏi liên quan đến trứng bắc thảo bạn nên biết
Trứng bắc thảo có cần luộc không?
Ngoài vấn đề trứng bắc thảo bao nhiêu calo thì trứng bắc thảo có cần luộc trước khi ăn cũng là vấn đề nhiều bạn quan tâm. Thực tế, bạn có thể luộc hoặc ăn sống trứng bắc thảo đều được nhé! Khi ăn sống, trứng khá dẻo, mềm và hơi dính răng. Còn nếu luộc chín, bạn sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của trứng giòn dai, vị bùi bùi.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi luộc trứng, không nên để lửa quá to, hãy để lửa vừa, đậy nắp, luộc trứng trong khoảng 15-20 phút rồi vớt ra. Như vậy, trứng không bị vỡ đồng thời giữ được vị đậm đà, ăn sẽ ngon hơn.
Trứng bắc thảo để được bao lâu?
Tuỳ vào cách bảo quản của bạn, thời hạn sử dụng của trứng sẽ thay đổi khác nhau. Một quả trứng bắc thảo thường có thể dùng được trong vòng 3-4 tháng nếu bạn bảo quản tốt.
Bảo quản trứng bắc thảo như nào để sử dụng được lâu nhất?
Bạn có thể tham khảo 1 số cách bảo quản trứng bắc thảo dưới đây:
Bảo quản trứng bắc thảo bằng dầu thực vật:
Bạn lấy một ít dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng ... thoa đều lên vỏ trứng bắc thảo, bảo quản chúng ở nhiệt độ từ 25-32 độ C. Với cách này, thời hạn sử dụng trứng dao động khoảng 36 ngày nhé!
Bảo quản trứng bắc thảo bằng nước vôi:
Bạn chuẩn bị một cái bình sạch, cho trứng vào bình, sau đó đổ nước vôi nồng độ 2-3% vào (mặt nước cách trứng từ 20 - 25cm).
Bạn để bình ở nơi thoáng mát, tuyệt đối không để bình đựng trứng ở nơi có nắng mặt trời chiều vào, hay những nơi ẩm ướt. Với cách này, trứng bắc thảo sẽ được bảo quản trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tháng.
Bảo quản trứng với trấu:
Cách này đơn giản, dễ làm, và nhiều người làm nhất. Bạn chỉ cần 1 cái bình sạch, trải một lớp trấu rồi xếp trứng lên trên. Thực hiện như vậy cho đến khi đầy bình, bạn đậy kín nắp, để ở nơi thoáng mát. Cách làm này có thể bảo quản trứng bắc thảo khoảng 2 - 3 tháng.
Bảo quản trứng bách thảo trong tủ lạnh
Đặt những quả trứng bách thảo lành lặn vào trong một cái hộp nhựa rồi đậy kín, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ từ 3 - 5 độ C. Với cách làm này, bạn có thể để được trứng từ 3 - 5 tuần.
Trứng bắc thảo có thể làm món ăn gì ngon?
Sau khi biết trứng bắc thảo bao nhiêu calo, ăn trứng bắc thảo có béo không thì các bạn đã yên tâm khi ăn trứng bắc thảo rồi đúng không? Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng trứng bắc thảo là nguyên liệu chính làm nhiều món ăn ngon. Nếu bạn chưa biết kết hợp trứng bắc thảo với món gì có thể tham khảo gợi ý:
- 1. Súp cua trứng bắc thảo
- 2. Súp óc heo trứng bắc thảo
- 3. Súp hàu trứng bắc thảo
- 4. Cháo trứng bắc thảo thịt bò bằm
- 5. Cháo nấm trứng bắc thảo
- 6. Cháo cá trứng bắc thảo
- 7. Đậu hũ trứng bắc thảo
- 8. Đậu hũ non chiên xù trứng bắc thảo
- 9. Chả cá bọc trứng bắc thảo
- 10. Chả trứng bắc thảo, trứng muối
- 11. Tàu hũ ky cuộn trứng bắc thảo
- 12. Cơm chiên trứng bắc thảo
Hy vọng với thông tin trong bài, các bạn đã nắm được trứng bắc thảo bao nhiêu calo, ăn trứng bắc thảo có tốt không, có tăng cân không nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận