Truyện cổ tích thế tục là gì và top 10 câu chuyện thú vị nhất
Truyện cổ tích thế tục là một trong những câu chuyện vô cùng ý nghĩa, giúp chúng ta rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hãy cùng tham khảo top 10 câu chuyện cổ tích hấp dẫn dưới đây để có thể rút ra bài học cho mình nhé.
Truyện cổ tích thế tục là gì?
Đây là thể loại truyện cổ tích xoay quanh những sự kiện quen thuộc trong đời sống. Nó gắn liền với sự kiện hay hoạt động hàng ngày của người dân.
Trong những câu truyện cổ tích này, chúng ta vẫn thấy những yếu tố thần kỳ xuất hiện. Nhưng những yếu tố này không đóng vai trò để giải quyết xung đột và mâu thuẫn chính trong tác phẩm, nên khá dễ gần gũi, và dễ tiếp thu.
Top 10+ truyện cổ tích hay nhất nên đọc
Dưới đây là top 10 câu chuyện cổ tích đời thường hay nhất cho các bạn tham khảo:
Truyện cổ tích: Sự tích cây chổi
Trước đây, trên cung đình có một người đàn bà khéo tay và nấu ăn rất ngon, khiến ai đã ăn qua đều không thể quên hương vị. Vậy nên, bà được ngọc hoàng giao cho trách nhiệm chuyên nấu nướng.
Mặc dù vậy bà có tật là hay ăn vụng, nhưng lệ trời không cho phép kẻ hầu hạ ăn ngự thiện. Tuy nhiên, luật lệ ấy không thể ngăn nổi một người đã thèm khát, và bà tìm mọi cách để làm kho thức ăn hao hụt dần.
Tuy tuổi đã quá xuân, nhưng bà ta lại yêu một lão chăn ngựa trên thiên đình, và có cuộc sống xa hoa không kém thần tiên. Người đàn ông này lại khá thích rượu, nên khi gặp người đàn bà thường đòi đồ ăn ngon.
Bà ta đã nhiều lần lấy cắp đồ trên thiên đình để cho ông ta, mặc cho ông ta say bí tỉ. Một hôm ngọc hoàng mở tiệc chiêu đãi quần thần, và đây là dịp bà ta phải chuẩn bị đồ ăn.
Ngay khi đó, bà lại thấy người đàn ông kia đến, đem rượu thiết đãi, để người đàn ông ăn tới đồ ăn trên mâm. Khi binh lính mang đồ ăn ra, Ngọc hoàng đã nổi cơn thịnh nộ nên người đàn bà phải nhận tội.
Đây là tội nặng nhất nên Ngọc hoàng đã phạt hai người xuống trần làm chổi quét nhà, không được nghỉ ngơi.
Truyện hay cho bé: Sự tích trầu cau
Câu chuyện cổ tích này kể về hai người con nhà quan họ Lang có dáng người giống nhau như in, không ai phân biệt được. Năm họ 18 tuổi, cha mẹ đều qua đời, phải xin đến học ông đạo sĩ họ Lưu.
Hai người chăm chỉ học hành nên được thầy yêu như con, gả cô con gái 16, 17 cho. Người con gái yêu người anh, nhưng cũng không biết phân biệt đâu là anh, đâu là em.
Một hôm, cô gái mời anh em họ một bát cháo với một đôi đũa, và thấy người em nhường cho anh ăn mới phân biệt được. Sau đó, cô xin phép lấy người anh.
Hai vợ chồng rất yêu thương nhau, khiến tình anh em không còn thắm thiết, người em rất buồn. Một hôm, hai anh em tối muộn mới lên nương về, và người em vào nhà trước.
Người vợ tưởng chồng đã vội chạy tới ôm, khiến người em kêu lên, đúng lúc người anh đi về. Tưởng em có ý với vợ nên anh càng hững hờ. Một buổi chiều, người em đã cảm thấy buồn tủi và bỏ nhà ra đi.
Đến một con suối sâu, trời lạnh, người em hóa đá. Vợ chồng anh về không thấy em, liền đi tìm. Đến khi tới chỗ người em, anh tựa vào tảng đá mà không biết đó là em, rồi chết hóa thành cái cây không cành mọc ở cạnh tảng đá.
Vợ không thấy đâu cũng vội đi tìm, rồi sau đó tựa vào gốc xây không cành đó mà khóc. Trời về sáng, người vợ càng tiều tụy, sau đó biến thành một cái cây leo quấn quanh cây không cành.
Câu chuyện khiến ai cũng thương xót. Vua một hôm đi qua thấy lạ liền đến thử. NHân dân gọi cây không cành là cây cau, cây leo là cây trầu và tảng đá đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau. Tình duyên của họ khi chết vẫn keo sơn thắm thiết, nên người Việt Nam thường dùng trong các lễ hội và có tục ăn trầu.
Sự tích cái mõ - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc
Ngày xưa, có vị hòa thượng trụ trì trong chùa gần bờ sông. Một hôm, có việc, vị sư quá giang bằng chiếc đò, vào ngày 13 tháng 7 để làm lễ cầu siêu.
Khi đò ra giữa sông thì sóng nổi lên ầm ầm, làm thuyền tròng trành, ai nấy hốt hoảng. Lúc này có con cá kình lớn xuất hiện, giương hai mắt đỏ ngầu nhìn vị hoà thượng, nhưng ngày vẫn bình tĩnh niệm phật.
Con cá liền hỏi: Nếu các người muốn yên lành thì hãy vứt lão ác tăng xuống đây cho tả hả cơn giận. Các người biết không? Ngày trước ta tu đạo, nhưng lão không chịu giảng dạy, chỉ để ta muốn làm gì thì làm. Vậy nên ta mới lười biếng, không thiết ăn chay niệm phật, trở nên khoe khoang.
Vị sư mỉm cười đáp rằng nhà ngươi nói thật ngu. Ngươi phải hiểu đạp gai lấy gai mà lễ. Nếu ngươi biết tạo tội lỗi thế mà phải làm cá thì phải ăn năn và tạo duyên lành, mới có thể thoát được quả báo.
Mỗi khi dạy ngươi, ta phải thật nghiêm khắc , còn ngươi lại quen tánh mông lung. Ngươi phải biết sám hối thì mới được phật độ.
Nghe lời sư cụ quở, con cá liền lặn xuống đáy. Kể từ đó, sau 7 ngày đêm tụng kinh siêu độ thì cá kình liền nổi lên mặt nước và cảm tạ sư thầy. Trước khi lên trời, nó nguyện lưu thân xác ở chùa để ngày ngày chư tăng gõ lên đầu, làm gương cho những kẻ biếng nhác.
Sự tích cái Lồng đèn - Truyện cổ tích thế tục
Ngày xưa, dọc bờ sông nọ có một ngôi làng đông dân cư, phồn thịnh bỗng xuất hiện một con cá chép tinh. Nó thường lên bờ đêm rằm tháng 8 để bắt người ăn thịt.
Người dân luôn tìm cách chống cự, nhưng năm nào cũng có người bị hại, khiến nhiều người phải bỏ làng đi. Một hôm có nhà sư vân du qua đó, nghe dân làng trình bày, ông bày cho mỗi người làm một cái lồng đèn hình cá chép thật lớn.
Sau đó, hãy treo con cá trước cửa, để khi cá chép tinh lên bờ để tìm người ăn thịt sẽ thấy lồng đèn, tưởng đồng loại nên bỏ đi. Từ đó, mỗi năm đến trung thu, người dân làm lồng đèn cá chép, và trở thành một tập tục.
Ngày nay, người nghệ nhân còn sáng tạo ra các loại lồng đèn như con thỏ, cá hóa rồng, con rồng, hay máy bay, tàu thủy…
Sự tích Tháp Bút Kim Nhan - Truyện cổ tích
Truyện cổ tích thế tục tháp bút kim nhan kể về anh học trò nghèo ngày ngày lên rừng đốn củi bán lấy tiền ăn học và nuôi cha mẹ. Cha mẹ thương anh gầy gò nên khuyên con học tài thi phận, hãy giữ gìn sức khỏe nhưng anh không nghe.
Đêm nào anh cũng gối đầu lên khúc gỗ xù xì để không ngủ quên. Tuy nhiên, sắp đến kỳ thi mà chưa có lều chõng, bút nghiên, sức lại còm. Anh ngồi khóc.
Bỗng dưng trời nổi gió và xung quanh anh là hàng trăm con thú rừng khiến anh hoảng sợ. Chúng liền nói đến đây để giúp anh sắm vật dụng cho kỳ thi. Bầy thú phân công đi sắm đồ, tuy nhiên sau đó lại thiếu bút và nghiên mực.
Cóc liền nói, sẽ lên gặp ngọc hoàng để đánh cắp bút lông và nghiên mực. Đến ngày lên kinh, anh vui vẻ cảm ơn bầy thú đã giúp đỡ mình. Tuy nhiên, khi đặt gánh lên vai anh lại đi không nổi vì đói bụng.
Bầy thú lại đến giúp anh có bữa no nê và khiêng giúp đồ đạc. Ngọc hoàng sau đó biết chuyện mình mất bút do cóc đánh cắp liền sai thiên lôi xuống đánh.
Cóc bị đánh, làm vỡ nghiên mực và tạo thành những cái hồ xung quanh. Bút văng ra thành ngọn núi Kim Nhan, ngày một cao lên. Người ta cho rằng đó là điềm lành ngọc hoàng ban phát cho mà sinh ra những nho học.
Sự tích 1000 con hạc giấy
Có nàng tiểu thư nhà giàu yêu chàng thư sinh nghèo. Hai người đều yêu nhau bằng một tình yêu tuổi xuân thì.
Chuyện đến tai quan huyện khiến ông tức giận và muốn ngăn cản. Bởi quan chê thư sinh nghèo và ông cũng định kén rể là con trai vị thương gia giàu có. Nàng tiểu thư bị cấm đoán nên ngày càng u sầu, xuân sắc héo hon.
Mối tình ấy ngày càng trở nên mãnh liệt hơn. Quan huyện tức giận bèn gọi chàng trai ra và điều kiện trong 3 ngày đêm, anh chàng phải xếp đúng 1000 con hạc giấy để làm lễ vật.
Trong 3 ngày liền chàng thư sinh làm hạc giấy liên tục, đến con thứ 999 thì bất tỉnh vì kiệt sức. Vài ngày sau liền qua đời. Người ta chôn chàng ở một ngọn đồi vắng. Một thời gian sau, người ta phát hiện một con hạc thứ 1000 rỉ máu ở mộ chàng thư sinh.
Nàng tiểu thư không biết chuyện này, đành lên kiệu hoa. TRước ngày vu quy một tháng, nàng vô tình biết câu chuyện, cảm tấy đau xót và lâm bệnh nặng, trước khi qua đời mong cha chôn cạnh mộ chàng thư sinh.
Sau này, người ta thấy từ hai nấm mồ mọc lên hai cây kỳ lạ thân hướng về nhau. Từ đó, người ta truyền tai nhau sự tích ngàn cánh hạc giấy gắn liền với câu chuyện tình yêu đẹp và đau thương này.
Rét nàng bân - Truyện cổ tích thế tục Việt Nam
Nàng Bân vốn là con gái Ngọc Hoàng, nhưng lại tính chậm chạp. Tuy nhiên, cha mẹ rất yêu chiều nàng nên đã bàn nhau cách lấy chồng để nàng biết thêm vô công việc nội trợ.
Chồng nàng là người trên nhà trời. Nàng cũng rất yêu chồng, nên thấy trời rét liền may cho chồng chiếc áo ngự hàn. Nàng vụng về nên cứ loay hoay trong việc làm áo, khiến nhiều người chế giễu.
Nhưng nàng không nản chí, vẫn may qua tháng này tháng khác, đến khi trời hết rét. Ngọc hoàng thấy con buồn, cảm động liền làm trời rét để chồng nàng có cơ hội thử áo.
Từ đó, cứ tháng 3 hàng năm trời lại tự nhiên rét mấy hôm, người ta gọi là rét nàng Bân.
Sự tích Đền Bà Đế – Đồ Sơn
Tương truyền năm 1718, phía Đông Nam vùng Ngọc Đồ Sơn có vợ chồng họ Đào đã 20 năm không có con. Họ tu thân tích đức nên đã được trời động lòng báo mộng cho người vợ mang thai.
Sau này đứa bé gái sinh ra được đặt tên là Đào Thị Hương. Đứa bé sinh ra đã có hương thơm ngát, đến đâu có hào quang và mây che đến đó, càng lớn càng xinh đẹp.
Bà Đế rất khéo tay, hàng ngày ra đồng làm việc vẫn hát, hay đến nỗi làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ.
Năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý Đồ Sơn, xúc động trước tiếng hát liền cho người đi tìm. Khi gặp vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành liền yêu mến không rời, hẹn sẽ có ngày đón bà.
Bà mang thai, ngày đêm mong ngóng thuyền chúa. Hàng tổng biết được đòi nộp phạt. Nhà nghèo không có tiền, bà liền bị dìm xuống biển. Trước khi chết bà đã xin trời chứng giám, nếu oan ức sẽ nổi lên 3 lần.
Quả nhiên như lời bà nói. Sau đó, thuyền hoa của chúa tới rước bà về kinh. Sau đó, chúa biết tin liền xây đền cho bà, sắc phong Đông nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân.
Sự tích Hồ Tây - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc
Hồ tây ban đầu là tên chung, chỉ hồ phía tây bắc kinh thành. Trong dân gian, người ta gọi hồ Trâu vàng hay Dâm Đàm (đầm mù sương).
Sách Tây hồ chí ghi nó có từ thời vua hùng, là nơi cạnh sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp. Người già cho biết thi thoảng họ còn vớt được khúc gỗ lim dạng trầm tích.
Hồ có dạng lòng chảo, do tác dụng của xâm thực sông Hồng, nhưng dân gian còn nhiều truyền thuyết khác.
Theo truyền thuyết kể đời nhà Lý có Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh liền được trả ơn bằng cách cho ông lựa đồ theo ý thích, lấy bao nhiêu cũng được.
Ông chỉ lấy đồng đen, rồi cho hết vào một bao đem về cho vua Lý, về đúc thành cái chuông, vang sang tận Trung Quốc. Trâu vàng bên đó lồng lên, đi giẫm nát cả khu rừng, nơi trâu đi thành sông, gọi là Kim Ngưu.
Vua ném cả chuông lẫn trâu vàng xuống hồ để nó khỏi lồng lên, là hồ Tây ngày nay. Theo truyền thuyết, ai sinh đủ 10 người con trai có thể đến hồ gọi trâu vàng về.
Một lần, có người gọi được Trâu khỏi mặt nước, dẫn vào bờ thì dây bị đứt, trâu liền chui vào hang gần đó, sau này là đền Kim Ngưu. Sau này người ta mới biết người đó chỉ có 9 trai ruột và 1 trai nuôi.
Sự tích hoa ngô đồng - truyện cổ Việt Nam chọn lọc
Theo truyện cổ tích thế tục, kể về một đàn ông đánh đàn hay, đến nỗi ai cũng phải khen ngợi. Ông có cây đàn năm cánh và mỗi khi gảy lên có đủ các cung bậc cảm xúc.
Đi đến đâu ông cũng mang theo đàn, và muốn gặp được người truyền nghề cho. Ông cũng muốn tìm người phụ nữ có thể sống chung.
Một ngày, ông gặp cha con nhà nọ, có cô con gái mới 16 tuổi, xinh không ai bằng, với vẻ đẹp trong sáng. Một ngày, người đàn ông nhận ra cô gái này có những phẩm chất của người đàn ông mong muốn, nhưng lứa tuổi hơi chênh lệch.
Ông liền giấu kín nỗi lòng. Một hôm, chủ nhà xin ông dạy đàn cho con bạn mình, một người đánh đàn giỏi. Vậy nên, ông nghĩ đây là người học trò mà ông mơ ước.
Cô gái luôn chăm sóc thầy chu đáo. Một hôm người bạn đưa con trai đến, mới mười bảy tuổi. Cậu con trai đánh thử cho thầy nghe và ông kinh ngạc vì đó là tiếng đàn sâu lắng, trong sáng.
Cô gái và chàng trai dần thân thiết, làm ông vừa mừng vừa đau. Chàng trai ngày một giỏi, tiếng đàn có hồn hơn, và dễ đi vào lòng người. Đôi trẻ yêu nhau. Hai năm trôi qua, cô cũng xinh đẹp và chàng trai giỏi hơn.
Một ngày, vua tổ chức cuộc thi tuyển người tài, và thầy đưa học trò đi thi. Chàng trai trở thành người đánh đàn hay nhất, và cô gái được mọi người ngưỡng mộ nhất.
Sau đó, vua lệnh người thầy ở lại, nhưng ông ra đi để lại cho hai trò một bức thư. Ông ngồi một mình trên bãi cát ven sông, uống rượu và ôm cây đàn, ngân nga.
Sáng hôm sau, ông trở dậy và âm thầm ra đi, và cô gái âm thầm biết điều đó. Cô ôm mặt để không bật khóc. Hôm sau có người mang cây đàn và bình rượu của thầy đến biếu chủ nhà, cho biết thầy đã mất.
Ba người vô cùng buồn và trước khi chết đã đánh một bản nhạc quen thuộc rất hay. Chàng trai cầm cây đàn lên cất lên.
Mọi người treo cây đàn và bình rượu cạnh bàn thờ. Một ngày xuân, mọi người ra thắp hương liền thấy miệng bình mọc hai cái lá con to khỏe, sau đó cây trổ hoa, gọi là hoa ngô đồng.
Trên đây là top 10+ truyện cổ tích thế tục hay, ý nghĩa nhất. Hy vọng các con sẽ yêu thích và nhận được nhiều bài học bổ ích
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.