Vay App Tamo không trả có được không? Tamo đòi nợ người vay như nào?
Tamo là một trong những công ty tài chính hỗ trợ việc cho vay online được nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, có khách hàng vay App Tamo không trả dẫn đến việc khó khăn cho việc thu hồi nợ của công ty này. Vậy vay tiền qua App Tamo mà không trả có bị sao không. Say đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Tamo là gì?
Tamo mà một công ty tài chính hỗ trợ vay vốn online qua ứng dụng trực tuyến được nhiều người tìm đến nhằm giải quyết các vấn đề về tài chính. Tamo cho vay vốn mà không cần thế chấp, gặp mặt hay chứng minh thu nhập. Nhờ vậy, có thể nói đây là giải pháp tài chính nhanh chóng và dễ dàng cho mọi khách hàng.
Nguồn vốn giải ngân của Tamo là từ đối tác Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV TM DV Digital Credit, Tamo còn là đơn vị trực tiếp cho vay tiền và dưới sự quản lý thực hiện hoạt động tư vấn, kết nối tài chính của Công ty TNHH Sofi Solutions.
Khi vay vốn tại Tamo, hạn mức khách hàng được giải ngân giao động từ từ 1 đến 15 triệu đồng, khách hàng không cần phải thế chấp tài sản để đảm bảo. Lãi suất vay tại đây giao động từ 12 - 20%/năm, tuỳ thuộc vào các gói vay, kỳ hạn vay từ 3 đến 6 tháng của khách hàng.
Hiện nay, Tamo cũng là một đơn vị liên kết với nhiều ngân hàng lớn trong cả nước như TPBank, Vietcombank, Viettel Post… mang lại cho khách hàng nguồn vay nhanh nhất. Chính vì thế mà hiện nay rất nhiều người tìm đến công ty tài chính như Tamo để đăng ký vay tiền.
2. Làm thế nào để vay tiền tại Tamo?
Vay tiền tại Tamo là khá đơn giản và nhanh chóng. Tamo hỗ trợ vay tiền online nên người vay chỉ cần truy cập vào website của công ty hoặc cài đặt App trên điện thoại là có thể thực hiện các bước vay tiền.
Sau khi truy cập vào website hoặc App, khách hàng tiến hành đăng ký thông tin cá nhân của mình và đợi phê duyệt là được. Thời gian duyệt khá nhanh thường chỉ sau vài giờ, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn chuyển tiền vào tài khoản mà không mất thời gian, công sức đến trực tiếp cửa hàng giao dịch làm thủ tục.
Tuy nhiên, thủ tục vay tiền tại đây nhanh gọn nên sẽ làm cho nhiều người chủ quan không xem kỹ các quy định trong hợp đồng vay vốn trước khi nhấn đăng ký. Đặc biệt là thời gian thanh toán các khoản vay và các mức xử phạt nếu không chi trả đúng hạn, cho nên trước khi vay vốn cần xem kỹ các quy định này nhé.
3. Lý do khách hàng vay App Tamo không trả?
Có một số khách hàng khi vay qua Tamo xong thì có ý định không trả nợ, trong đó có rất nhiều lý do dẫn đến việc khách hàng đưa ra quyết định không thanh toán khoản vay cho Tamo. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng vay tiền App Tamo không trả:
Lãi suất vay Tamo cao
Đây là lý do đầu tiên mà nhiều người có ý định bùng nợ Tamo, họ cho rằng Tamo lừa đảo bởi vì lãi suất cho vay ở đây khá cao. Do lãi suất khá cao nên khi đến thời hạn thì số tiền phải trả cả gốc lẫn lãi đều tăng cao hơn rất nhiều, khiến cho khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, dẫn đến bị thêm phí phạt.
Có nhiều người chưa có kinh nghiệm đi vay tiền, mỗi khi đi vay chỉ quan tâm số tiền mình vay được và chủ quan không xem kỹ về lãi suất. Cho đến khi trả tiền gốc cộng lãi lên tới con số khổng lồ thì mới vỡ lẽ ra.
Theo quy định của Nhà nước thì lãi suất các khoản vay không được quá 20%/năm. Trong khi đó, các công ty tài chính này thường cho vay với lãi suất vượt quá quy định. Vì thế cho nên nhiều người nhận ra vay được tiền ở công ty tài chính dễ hơn ngân hàng nhưng đến khi trả khó khăn biết nhường nào.
Có thêm khoản phí tư vấn dịch vụ
Khi làm hồ sơ vay tại Tamo thì khách hàng lại phải mất thêm phí tư vấn dịch vụ hay phí hồ sơ và phí bảo hiểm khoản vay. Đây là phí mà không chỉ tại Tamo mà mà hầu hết các dịch vụ 100% online đều sẽ thu phí này.
Khi khách hàng hoàn thành thao tác đăng ký khoản vay thì sẽ phải nộp thêm một khoản tiền phí hồ sơ hoặc phí bảo hiểm. Điều này là rất có lợi cho bên Tamo vì vay lấy lãi lại có thể lấy được thêm tiền hồ sơ. Chính vì thế, nhiều khách hàng sau khi vay vốn lại quyết định bùng tiền.
Điều khoản vay khó hiểu
Tamo thường có những điều khoản vay khó hiểu trong hợp đồng. Nếu như bạn vay tiền trên App Tamo thì sẽ vẫn có hợp đồng vay vốn, nhưng đây chỉ là hợp đồng điện tử, trong đó có rất nhiều điều khoản khó hiểu làm khách hàng hiểu lầm.
Bản hợp đồng điện tử là công cụ để đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra, bởi thực tế nó là chiêu trò gài bẫy người vay. Vậy nên, khi vay tiền tại Tamo bạn nên lưu ý đọc kỹ hợp đồng để tránh những chiêu trò gài bẫy của công ty.
4. Vay Tamo không trả có sao không?
Khi chúng ta vay App Tamo không trả tiền thì có có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như sau:
Bị tính phí phạt quá hạn
Khoản 4, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định:
Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định trên, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Như vậy, khi vay mà không trả thì bạn có thể bị nợ lên cao hơn gấp nhiều lần.
Vay App Tamo không trả bị nợ xấu trên CIC
CIC là trung tâm lưu trữ tín dụng quốc gia, là nơi chuyên lưu những hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi vay vốn, hồ sơ thông tin khoản vay của bạn đều được thu thập dữ liệu và gửi lên CIC. Điều đó có nghĩa khi khoản vay đã tới thời hạn trả, nhưng vẫn chưa hoàn thành theo kế hoạch thì CIC đưa bạn vào danh sách nợ xấu theo thời gian tương ứng.
Khi bị vướng vào nợ xấu thì chỉ có thiệt thòi cho bạn mà thôi, bạn sẽ bị hạn chế khả năng vay vốn trong vòng 5 năm. Bên cạnh đó, những người thân chung sổ hộ khẩu cũng bị giảm khả năng vay vốn. Các nhóm nợ xấu được quy định như sau:
- Nhóm 1: Nợ quá hạn từ 01 đến 10 ngày.
- Nhóm 2: Nợ quá hạn từ 10 đến 30 ngày.
- Nhóm 3: Nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày hoặc khoản vay được cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng quá hạn 30 ngày.
- Nhóm 4: Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày hoặc đã cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng quá hạn 30 đến 90 ngày.
- Nhóm 5: Nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên, hoặc những nhóm nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ và quá hạn 90 ngày lần đầu hoặc các nhóm nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2.
Bị gọi điện, nhắn tin làm phiền
Tamo luôn có bộ phận nhân viên đòi nợ, họ sẽ liên tục liên hệ với bạn khi quá hạn một khoản vay. Bộ phận này có thể dùng nhiều số điện thoại khác nhau và gọi cho bạn vào các buổi trong ngày. Đầu tiên là nhắc nhở trả nợ nhẹ nhàng, nhưng về sau đó sẽ càng dùng lời lẽ thô tục, thậm chí là đe dọa để đòi nợ.
Không những thế, bộ phận này còn liên lạc tới người thân, bạn bè để làm phiền, mục đích là để gây áp lực cho người vay bắt buộc phải trả.
Đăng hình ảnh bôi nhọ lên mạng xã hội
Đây là hình thức mà thời gian gần đây bên cho vay thường sử dụng để đòi nợ. Họ cắt ghép những hình ảnh của bạn để đăng lên mạng xã hội nhằm gây áp lực để trả nợ.
Việc này làm tổn hại tới danh dự của người vay khiến cho người vay không thể đối diện với những bạn bè, người thân và những mối quan hệ.
5. Tamo đòi nợ như thế nào?
Tamo có rất nhiều cách đòi nợ, bởi họ có một bộ phận để chuyên đi đòi nợ những trường hợp khi vay tiền tại đây mà bùng nợ. Lúc đầu khi bắt đầu đòi thì họ sẽ nhẹ nhàng, khuyên bảo nhắc bạn trả nợ. Tuy nhiên, nếu nhẹ nhàng mà không có kết quả thì họ tiến hành những biện pháp mạnh hơn như đăng bôi xấu trên facebook và các mạng xã hội khác.
Khi vay tiền tại Tamo, người vay bắt buộc phải đăng ký dữ liệu cá nhân cho App. Tamo dựa vào những thông tin này để áp dụng các biện pháp khi cá nhân có ý định không trả, bùng nợ.
Các cách Tamo đòi nợ như gọi điện, nhắn tin, đưa hình ảnh cá nhân của người vay vốn lên các trang mạng xã hội, kèm theo đó là những lời đe dọa khiến tinh thần lo sợ đáng ngại vô cùng. Bên cạnh đó, họ còn gọi điện, nhắn tin tới người thân trong gia đình, bạn bè… để quấy rầy nhằm gây áp lực trả nợ. Đây là hình thức đòi nợ của Tamo.
6. Quy trình Tamo khởi kiện khách hàng vay app Tamo không trả
Tamo có thể khởi kiện khách hàng khi vay tiền mà không trả không? Điều này chắc chắn sẽ không, vì họ không dám lập hồ sơ khởi kiện khách hàng.
Mặc dù Tamo hoạt động, được cấp giấy phép kinh doanh và phải hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế Tamo lại cho vay tiền với lãi suất cao vượt quá quy định của nhà nước (quy định là lãi suất tối đa 20%/năm).
Đây chính là điểm vi phạm rất lớn của họ và có thể bị tước giấy phép kinh doanh, cho nên cho dù khách hàng có bùng nợ thì Tamo cũng không thể làm hồ sơ khởi kiện. Vì họ là người đã làm sai trước và không được pháp luật bảo vệ.
7. Có nên bùng nợ Tamo không? Làm như nào nếu gặp nợ xấu?
Việc có nên bùng nợ Tamo hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra, sau đây chúng tôi phân tích cho bạn thấy có nên bùng nợ hay không:
- Đầu tiên, khi vay tiền tại App Tamo thì nên nộp tiền đúng thời hạn vì nếu để trễ hạn hay cố tình kéo dài thời gian thanh toán khoản vay thì người chịu thiệt thòi chính là bản thân người vay.
- Khi thực hiện bùng nợ Tamo thì người vay sẽ phải chịu các thêm tiền bồi thường, bên cạnh đó sẽ bị xử phạt vì vi phạm thỏa thuận hợp đồng cho vay.
- Tamo là một đơn vị liên kết với nhiều ngân hàng lớn trong cả nước như TPBank, Vietcombank, Viettel Post… nếu như bùng nợ thì bạn có vẻ sẽ đau đầu vì rất dễ bị đưa vào danh sách nợ xấu.
Vậy nên, khi vay vốn tại Tamo thì chúng ta không nên bùng nợ nhé, hãy cân nhắc khả năng tài chính của mình khi vay vốn để thực hiện trả nợ đúng hạn.
Làm như nào nếu gặp nợ xấu?
Khi chúng ta vô tình rơi vào danh sách nợ xấu và bị lưu trữ thông tin trên CIC có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Đối với khoản nợ dưới 10 triệu đồng
Người vay có thể nhanh chóng thanh toán hết số tiền nợ. Sau khi tất toán, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC.
Đối với các khoản nợ trên 10 triệu đồng
Người vay cần tất toán sớm nhất khoản nợ cả gốc lẫn lãi cho đơn vị cho vay. Sau khi tất toán, thông báo với người quản lý khoản nợ, yêu cầu xác minh khoản nợ đã được thanh toán. Sau khi hoàn tất các bước trên, trong khoảng 12 tháng tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Tuy nhiên, đối với các khoản nợ trong nhóm 3, 4, 5 thì trong 5 năm tiếp theo, khách hàng sẽ không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào theo đúng quy định về nợ xấu. Sau 5 năm tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ bình thường trở lại và được xét duyệt các khoản vay vốn khi có nhu cầu.
8. Kinh nghiệm vay tiền qua App không bị nợ xấu, lãi suất cao
Khi chọn App vay online, người vay cần lưu ý các yếu tố sau để không phải băn khoăn vay App có bị nợ xấu, lãi suất cao không:
Lãi suất vay
Đây là vấn đề mà chúng ta cần lưu ý nhất khi vay qua App để tránh lừa đảo. Khi thấy lãi suất cao hơn so với vay tại các ngân hàng, thì cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ khi chọn App vay. Khi vay cần xem xét tài chính và khả năng chi trả trước khi quyết định chọn App cho vay online.
Các loại phí phát sinh
Khi đăng ký vay tiền online qua app, người vay sẽ phải thanh toán một số loại phí phát sinh nhất định. Cần tìm hiểu về các loại chi phí của app vay để không phải trả các loại chi phí vô lý.
Các chính sách và điều khoản của app vay
Người vay nên lựa chọn các app vay có điều khoản và chính sách rõ ràng để không rơi vào bẫy của các App vay lừa đảo. Người vay nên cảnh giác với các App có điều khoản và chính sách mập mờ, không minh bạch.
TRUY CẬP WEBSITE VAY TIỀN TAMO
Như vậy, bài viết trên đã phân tích rõ về công ty tài chính Tamo và những vấn đề hậu quả liên quan đến việc vay App Tamo không trả tiền. Vậy nên, trước khi quyết định vốn tại Tamo hay bất cứ đâu thì nên tìm hiểu kỹ để tránh gặp rủi ro bạn nhé. Chúc bạn thành công!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận