9 9 là ngày gì? Những điều đặc biệt vào ngày này
Ngày 9 9 là ngày gì? Đối với nhiều người đây là một ngày bình thường nhưng đối với nhiều người khác đây là một ngày sinh nhật, một ngày kỉ niệm hay một ngày quan trọng nào đó chẳng hạn. Khác với những nước khác thì Việt Nam có hai cách tính ngày dựa vào lịch dương và lịch âm. Vậy hãy tìm hiểu xem có những điều đặc biệt gì vào ngày này nhé!
Xem các khuyến mãi hot nhất Lazada 9.9
Top các sản phẩm Shopee chỉ từ 1K ngày 9.9
Nội dung chính trong bài
9 9 là ngày gì
Ngày 9 9 là gì theo dương lịch
Trên thực tế, ngày 9 tháng 9 Dương lịch cũng giống như bao ngày bình thường khác, không phải là một dấu mốc lịch sử cũng chẳng có sự kiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại có một cách lý giải vui về ngày 9-9, khiến nó trở thành ngày đặc biệt. Cụ thể, người ta lý giải như sau:
Ngày của mẹ là ngày 8/3, ngày của con là ngày 1/6. Khi chúng ta đem cộng ngày của mẹ với ngày của con (8/3 + 1/6) thì sẽ được ngày 9/9. Chính vì sự đặc biệt này mà nhiều người coi ngày 9/9 là ngày của cha (cho dù phép tính trên có phần “sai bét”).
Tuy ngày mùng 9/9 không được công nhận là ngày của cha, nhưng nếu bạn cảm thấy nó thật thú vị thì hoàn toàn có thể chấp nhận nó, coi nó như một ngày kỷ niệm dành cho người cha thân yêu của mình, hoặc rộng hơn nữa là anh em trai, là người thương… Có thêm một ngày kỷ niệm đặc biệt thì càng vui đúng không nào?
Ngày 9 9 theo âm lịch
Theo Âm lịch, ngày mùng 9/9 hằng năm là Tết Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già…). Ngày lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc. Con số 9 là số dương, ngày 9/9 lặp lại số 9 hai lần nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.
Theo quan điểm của người Trung Quốc, số 9 mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự trường thọ. Vì vậy, mỗi năm vào Tết Trùng Cửu 9/9, họ lại tổ chức rất nhiều hoạt động, có người thì tham gia leo núi ở vùng ngoại ô để rèn luyện sức khỏe, ngắm nhìn thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành; có người lại nhâm nhi tách trà hoặc rượu hoa cúc (mang hàm ý trường thọ, bất lão), làm bánh cao, bánh hoa, bánh Trùng Cửu; cũng có người mua một quả cam, viết điều ước của bản thân rồi ném ra cửa hoặc để đầu giường, bàn làm việc… nhằm xua đuổi vận xui, cầu điều may mắn về sức khỏe, tình duyên.
2. Nguồn gốc mùng 9 tháng 9
Về nguồn gốc ra đời ngày mùng 9 tháng 9 hay tết Trùng Cửu có nhiều điển tích khác nhau được lưu truyền.
2.1 Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện
Đời Hậu Hán (25-250) có người tên Hoàng Cảnh, theo học đại tiên với thầy Phí Trường Phòng. Một hôm thầy khuyên Hoàng Cảnh rằng ngày mùng 9 tháng 9 tới đây gia đình anh sẽ gặp phải nạn lớn. Muốn tránh nạn phải đem cả nhà lên tận núi cao, lúc đi tay đeo túi đỏ, đựng hạt thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối đến mới về nhà may ra tránh khỏi tai họa. Hoàng Cảnh nghe theo lời thầy, đến tối về quả thực đã thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch bệnh mà chết sạch.
Vì tích trên mà hằng năm, đến ngày 9 tháng 9, người xưa tạm bỏ nhà lên núi lánh nạn. Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu.
2.2 Sách “Phong Thổ Ký” lại chép
Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước Công Nguyên), vua Kiệt tàn bạo, sống xa hoa phung phí. Thượng Đế muốn răn dạy nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy năm đó nhằm ngày mùng 9 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, đua nhau đưa thực phẩm lên núi cao để lánh nạn.
Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước Công Nguyên), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 9, nhà vua cùng hậu và các phi lên đài ở cho qua hết ngày. Sau đến đời nhà Đường (618-907) xem ngày mùng 9 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh
3. Ý nghĩa đặc biệt của con số 9
Xét theo phương diện toán học, số 9 là một con số thú vị. Nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras đã nói về số 9 với nhiều ý nghĩa đặc biệt:
- Nếu nhân 9 với một số bất kỳ trong dãy số từ 1 đến 9, sau đó cộng hai chữ số trong kết quả thu được với nhau thì ta sẽ được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 3 = 27 và 2 + 7 = 9.
- Khi nhân 9 với một số có hai chữ số bất kỳ, rồi cộng các chữ số trong kết quả với nhau, cũng sẽ thu được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 11 = 99, 9 + 9 = 18 và 1 + 8 =9 hoặc 9 x 20 = 180 và 1 + 8 + 0 = 9.
Không chỉ trong toán học, số 9 trong văn hóa của nhiều quốc gia cũng nhiều ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho may mắn. Ở Trung Quốc, số 9 tượng trưng cho sự trường thọ, là biểu tượng quyền lực của Hoàng đế Trung Quốc, cũng vì vậy mà áo long bào của vua luôn có hình 9 con rồng. Tuy nhiên khác với Trung Quốc, tại Nhật, số 9 phát âm gần giống chữ “đau khổ” nên người dân nghĩ về số 9 với những điều xui xẻo, kém may mắn. Các vị hoàng đế của Nhật Bản cũng không bao giờ mặc trang phục có hình 9 con rồng.
4. 9/9 là ngày săn sale trên các sàn thương mại điện tử
Như ta được biết rằng vào những ngày tháng giống nhau như 7/7, 8/8 hay 9/9 sắp tới đây là những ngày mà các trang thương mại điện tử thi sau sale sập sàn với những ưu đãi vô cùng hẫp dẫn như Lazada, Tiki, Shopee,... Vậy nên hãy cùng đón chờ săn sale để có thể thu về được những sản phẩm vừa đẹp vừa tiện lại vừa túi tiền nhé.
Xem các khuyến mãi hot nhất Lazada 9.9
Top các sản phẩm Shopee chỉ từ 1K ngày 9.9
Vậy ngày 9 9 là ngày gì? Mình đã nói ở trên cám ơn các bạn đã đón xem nhé
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận