Cẩm nang mang thai: Thai nhi 19 tuần tuổi
Trong khi thai nhi 19 tuần tuổi có khá nhiều thay đổi thì cơ thể mẹ cũng đã chuyển biến để thích nghi với sự thay đổi của bé. Lúc này bé yêu nhà bạn đã có những bài tập đầu tiên cho hệ tiêu hóa của mình, biểu hiện là bé bắt đầu nuốt nhiều hơn trước và đã có thể tạo ra phân rồi đấy các bố mẹ ạ. Bên cạnh đó, nếu bé nhà bạn là con gái thì lúc này cơ thể bé đã có đến 6 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi đấy, thật tuyệt diệu đúng không.
Trong thời gian thai nhi tuần thứ 19 thì mẹ vẫn nên tiếp tục bổ sung các thực phẩm giàu sắt, đạm và protein, đừng quên cả rau củ nữa nhé. Đôi khi mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi trong ngày, đừng lo lắng mà hãy nghỉ ngơi từ 10 đến 15 phút để cơ thể thư giãn và khôi phục. Ngoài ra còn rất nhiều điều mẹ cần quan tâm nữa đấy, hãy đọc chia sẻ của chúng tôi bên dưới nhé.
Sự thay đổi của thai nhi 19 tuần tuổi
Thai nhi 19 tuần tuổi nếu được so sánh sẽ có kích thước bằng quả xoài với trọng lượng khoảng 240g và dài khoảng 15,24cm. Lúc này, qua siêu âm bạn đã có thể thấy rõ giới tính của con mình, các hoạt động uốn người, với tay… cũng được thấy khá rõ. Thai nhi lúc này bắt đầu bước sang tháng thứ 5.
Không những đã biết biểu lộ cảm xúc thông qua những cú đá, cú máy hay uốn người, không lâu nữa bé sẽ có thể nghe thấy những âm thanh ồn ào từ phía bên ngoài cũng như nhận ra giọng nói của mẹ. Nguyên nhân là do tai của thai nhi đã phát triển ổn định và bắt đầu có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh.
Thông thường, việc siêu âm sẽ diễn ra từ tuần 18 – 22 tuần để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra nhau thai và cuống rốn, cũng như xác định chính xác tuổi thai. Nếu siêu âm trong tuần này, bạn sẽ thấy bé có những chuyển động đạp, uốn, với tay, gập người hay thúc vào bụng mẹ.
Thai nhi ở tuần 19 đang phát triển mạnh và không ngừng lớn lên, đặc biệt là các chức năng khác biệt như thận tạo nước tiểu, tóc bắt đầu mọc trên da đầu… Một phần của não bộ có chức năng nhận cảm. Điều tuyệt diệu hơn nữa, nếu thai nhi là con gái, bé đã có 6 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi.
Hệ thống thần kinh được hình thành từ tuần thứ 4 và ngày càng hoàn thiện. Việc phân chia não thành não trước, não sau, não giữa và dây cột sống diễn ra từ từ và sẽ dẫn đến phân chia hai bán cầu não.
Tràn dịch não gây ra hiện tượng phình ở đầu. Tỷ lệ xuất hiện là 1/2000 trẻ em, chiếm khoảng 12% các trường hợp dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nhất ở trẻ khi sinh ra. Tràn dịch não thường liên quan đến tật nứt đốt sống, thoát vị màng não… Siêu âm là cách tốt nhất để phát hiện ra vấn đề này. Tràn dịch não thường được phát hiện trong tuần thứ 19 của thai kỳ.
Trong tuần này, mỗi ngày qua bé đều có một bước tiến rất đáng kể như:
Ngày thứ 127: Làn da bé đã dày hơn rồi đấy, nó được cấu tạo gồm 4 lớp bởi vì sắc tố da chưa xuất hiện. Thật thú vị là tất cả các thai nhi dù ở châu lục nào cũng đều có cùng màu da như nhau ở giai đoạn này.
- Mẹ làm cho bé: Hầu hết những đơn thuốc không kê toa dùng để giảm lượng acid trong dạ dày thai phụ đều an toàn. Một vài loại chứa aspirin, thứ mà thai phụ được khuyến cáo là không nên dùng. Kiểm tra thành phần của thuốc trước khi sử dụng hoặc hãy xin lời khuyên của bác sĩ.
Ngày thứ 128: Tế bào thần kinh của bé đã có thể điều khiển 5 giác quan phát triển tương ứng theo từng khu vực của não bộ.
- Mẹ làm cho bé: Có nhiều cách để bổ sung Omega-3, một loại acid béo giúp phát triển trí não của trẻ. Chúng có nhiều trong bột ngũ cốc, salad, cá, trứng, thịt…
Ngày thứ 129: Chỉ với ống nghe, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim thai từ bên ngoài bụng mẹ.
- Mẹ làm cho bé: Đây chính là thời điểm khá thú vị để đặt cho bé một cái tên thật âu yếm.
Ngày thứ 130: Bộ nhớ của bé đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn.
- Mẹ làm cho bé: Vận động với tốc độ cao hoặc trong thời tiết khắc nghiệt (trượt tuyết, cưỡi ngựa…) là nguyên nhân khiến nhau thai bị bong tách ra khỏi thành tử cung. Y học gọi là chứng lạc vị nhau thai, nó có thể nguy hiểm cho sức khỏe cả bạn lẫn bé.
Ngày thứ 131: Tuy mắt mí mắt của vẫn nhắm, song bé có thể chuyển động con ngươi tới lui bên trong dưới lớp mí ấy. Tuyệt hơn là bé còn cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng nữa.
- Mẹ làm cho bé: Bởi chu vi chiếc bụng tăng lên khiến nó nhô ra rõ hơn vì thế bây giờ là thời điểm rất dễ va chạm vào nhiều đồ nội thất trong nhà như bàn, ghế, tủ… và cả người nữa. Sự va chạm này rất dễ làm đau bé. Có thể xoa dịu cơn đau bằng môi trường nước hoặc nệm giảm chấn để bảo vệ bé.
Ngày thứ 132: Bé đã đưa ra tín hiệu rõ ràng về việc thuận tay trái hoặc tay phải.
- Mẹ làm cho bé: Ít nhất mỗi ngày, bạn cần bổ sung khoảng 30mg sắt để giúp cho bé sản xuất đủ lượng huyết cầu tố mà bé cần. Thịt bò, heo, rau xanh…là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho bé.
Ngày thứ 133: Túi ối đủ rộng rãi đủ cho bé cảm giác an toàn và hài lòng với “ngôi nhà nhỏ” của mình.
- Mẹ làm cho bé: Trong quá trình siêu âm đồ, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hình ảnh của thai nhi. Qua đó, có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên bạn chỉ nên siêu âm khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 19 tuần
- Phần da ở chân và cánh tay bạn có thể xuất hiện các đốm nhỏ. Ở ba tháng giữa thai kỳ này, các bà bầu thường có vẻ xanh xao. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng bởi vì đây chỉ là một biểu hiện mức oestrogen cao trong cơ thể bạn chứ không phải những vùng này của bạn bị thiếu máu. Sau khi sinh, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
- Lúc này bạn đừng cố tìm rốn của mình rồi lại cúi thấp quá nhé! Nếu rốn của bạn trước khi mang thai hơi lõm thì đến lúc này nó đã bắt đầu hơi nhô ra. Ở tuần thứ 19, rốn sẽ phẳng ra bằng với vùng da chung quanh. Bé càng lớn lên trong bụng mẹ thì rốn mẹ càng nhô ra rõ hơn. Điều thú vị là, rốn của mẹ là một trong những bộ phận cơ thể sẽ thay đổi hẳn sau sinh bé. Do đó bạn đừng ngạc nhiên hay lo lắng nếu nó có vẻ hơi khác so với trước đây nhé.
- Đến giai đoạn này, bộ ngực của bạn có thể đã tạm dừng thay đổi và bạn cũng đã làm quen với dáng vẻ mới của ngực mình. Càng về sau, các núm vú sẽ to hơn và quầng vú có màu thẫm hơn. Bạn nên chọn loại áo ngực phù hợp để tạo sự thoải mái. Cỡ áo ngực của các bà bầu thường có thể tăng gấp hai, ba lần so với trước khi mang thai. Đây là những thay đổi tự nhiên để giúp cơ thể bạn chuẩn bị tạo sữa cho bé yêu sau khi sinh.
- Bạn sẽ nhận ra mình bắt đầu tăng cân nhiều hơn những tuần trước đó. Trong 10 tuần tiếp theo, số cân tăng thêm của bạn có thể sẽ gần bằng một nửa tổng số cân tăng thêm trong toàn bộ thời gian mang thai. Một trong những lý do là cơ thể bé yêu bên trong bạn đang phát triển các lớp mỡ và các cơ.
Tự nhiên bạn thèm ăn những thức ăn kỳ lạ? Nếu bạn bắt đầu thấy thèm thuồng muốn nếm cát, than trong lò sưởi hay lò nướng, hoặc thậm chí một viên phấn, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng mà y học gọi là “Pica”, và tuy có vẻ kỳ quặc nhưng lại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân tiềm ẩn hơn, ví dụ những thứ đó chứa các chất mà cơ thể bạn đòi hỏi vì lý do nào đó. Tuy vậy, hãy chống lại sự cám dỗ đó, đừng ăn những thứ này nhé. Thay vào đó, bạn hãy đảm bảo một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về mùi vị lẫn thành phần.
Những triệu chứng mang thai 19 tuần mẹ dễ dàng nhận thấy là:
- Thèm ăn
- Táo bón
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Nghẹt mũi
- Đau nhức vùng bụng
- Đau lưng
- Rạn da
Những thay đổi cảm xúc trong tuần này
Ở giai đoạn này bạn có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Mặc dù đây chưa phải là những ngày cuối của thai kỳ, các bà bầu, đặc biệt là những người đang đi làm, cần chuẩn bị trước cho ngày bé yêu chào đời. Chẳng ai có thể dự đoán được thời khắc của sự kiện trọng đại đó, trừ bé yêu của bạn. Nhiều ông bố bà mẹ tương lai cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian, hóa ra không phải. Vì thế, các bà mẹ cần lên kế hoạch sớm, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối.
Một số bà mẹ đã có con có thể cảm thấy khó chia sẻ tình cảm với bé thứ hai sắp ra đời. Đây là một tâm lý rất tự nhiên và có thể được giải tỏa giữa các mẹ thông qua tâm sự, chuyện trò với nhau. Bạn hãy yên tâm, bởi vì các bé có một khả năng tuyệt vời là làm cho bố mẹ yêu mình. Đừng tự làm khổ vì trí tưởng tượng của mình nhé!
Chế độ dinh dưỡng
Khi mẹ mang thai tuần 19, mẹ cần bổ sung đủ lượng chất sắt cho cơ thể. Cơ thể cần nhiều sắt vì nhu cầu về lượng máu tăng, cũng như đáp ứng cho sự phát triển của bé.
Thực phẩm nhiều Sắt tốt cho mẹ bầu 19 tuần tuổi.
Một số loại thực phẩm giàu sắt mà mẹ nên ăn là các loại thịt đỏ, các loại đậu, rau lá xanh đậm, nước ép mận, nho khô… Mẹ cũng nên kết hợp những thức ăn có chứa chất sắt với những thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ cho quá trình hấp thu sắt. Một vài món thích hợp cho bà bầu trong giai đoạn này là gan heo cuốn lá lốt, trứng tráng cuộn thịt, thịt bò hầm…
Gan heo cuốn lá lốt tốt cho bà bầu.
Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích hoặc cafein vì các chất này làm cản trở quá trình hấp thu chất sắt và sự phát triển toàn diện của bộ não bé. Bà bầu nên uống nhiều nước để tránh tình trạng khử nước trong giai đoạn mang thai. Tốt nhất bạn nên sử dụng nước đáng tin cậy, hoặc thường xuyên đem nước theo người.
Ngoài ra, chứng ợ nóng có thể làm phiền mẹ mang thai tuần 19 đấy. Mẹ nên tránh việc ăn quá no, dùng thức uống có cồn và ăn đồ cay. Mẹ cũng có thể dùng thêm thuốc kháng axit để cảm thấy thoải mái hơn và an toàn cho thai nhi. Mẹ nhớ hỏi trước bác sĩ để biết được loại thuốc kháng axit nào phù hợp với mình nhé.
Tránh ăn các thức ăn nguội như xúc xích, lạp xưởng… vì các chất này rất dễ là nguồn lây truyền các khuẩn bệnh có hại cho sức khỏe của bé. Tốt nhất bạn nên sử dụng đồ ăn tươi, nấu chín và đảm bảo an toàn vệ sinh. Nên nấu vừa đủ ăn cho mỗi bữa tránh các trường hợp sử dụng lại thức ăn thừa trong tủ lạnh.
Tránh ăn các đồ ăn nguội gây nguy hiểm cho bé.
Ngoài ra, một số mẹ mang thai tuần 19 có thể sẽ cảm thấy thèm các “món” kỳ lạ như: cát, than, bột giặt… Có thể vì lúc này cơ thể mẹ có nhu cầu về các chất có trong những “món” này đấy. Tuy nhiên, đừng ăn mẹ nhé, thay vào đó, mẹ hãy đảm bảo có một thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng, phong phú cả mùi vị lẫn thành phần.
Các bệnh thường gặp
Trong tuần này bạn vẫn gặp phải chứng ợ nóng. Do đó bạn nên tránh ăn quá no, uống rượu và ăn đồ cay. Bạn có thể duỗi thẳng hai tay lên đầu để giảm bớt triệu chứng khó chịu do các bệnh này gây ra. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng axit để có được hiệu quả mau chóng và an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên bạn nên hỏi bác sĩ để biết loại thuốc kháng axit nào phù hợp bạn nhé.
Chứng ợ nóng hay xảy ra ở bà bầu 19 tuần tuổi.
Bên cạnh đó dịch tiết ra ở âm đạo cũng tăng lên. Đây là hiện tượng bình thường ở các bà bầu. Tuy nhiên, nếu dịch tiết quá nhiều, có mùi hôi hoặc ngứa thì bạn phải báo cho bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
Do các hooc-mon thai nghén tác động khiến bạn mắc phải chứng nghẹt mũi hoặc chảy máu cam. Đừng lo lắng vì đây cũng là một triệu chứng của mang thai. Bạn có thể sử dụng thuốt xịt mũi để giảm bớt khó chịu.
Gợi ý cho tuần này:
1. Mẹ nên đăng ký một lớp học tiền sản, nhất là khi mang thai lần đầu. Một lớp học tổ chức tốt sẽ giúp cả mẹ và bố chuẩn bị cho những khó khăn khi vượt cạn. Mẹ có thể hỏi thăm bạn bè, người thân hoặc bác sĩ về các lớp học đó.
2. Tự tận hưởng những điều thú vị. Mẹ đã trải qua nửa thai kỳ, có thể tự thưởng cho bản thân với một số gợi ý tham khảo sau nhé:
- Nến thơm, một bộ đồ ngủ mới thoải mái, hoặc đi massage cho bà bầu để thư giãn.
- Lưu giữ kỷ niệm bằng những hình ảnh khi mang thai, hoặc chuẩn bị khung hình cho bé con sắp chào đời. Lúc này, mẹ có thể dùng những hình chụp siêu âm của bé.
- Hãy thử trang điểm, tạo kiểu tóc và thưởng cho mình một phụ kiện hoặc trang phục khiến bạn thật tự tin với vẻ gợi cảm và nữ tính của mình.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận