Cẩm nang mang thai: Thai nhi 20 tuần tuổi

Chanh Tươi Review 13 tháng 12, 2022 - 10:53 (GMT +07)   Cẩm nang mang thai: Thai nhi 20 tuần tuổi

Những ngày tháng mang thai là cả một hành trình tuyệt vời đối với các ông bố bà mẹ, tuy hạnh phúc nhưng cũng lắm thử thách đúng không các anh chị em? Khi thai nhi 20 tuần tuổi thì các mẹ đã ngày càng đến gần giai đoạn sau của chặng đường thai kỳ rồi. 

Lúc này bé đã dài khoảng 26 cm và đạp mạnh hơn để có thể cảm nhận được. Mang thai 20 tuần thực sự là quãng thời gian không dễ chút nào, nhất là đối với các mẹ mới mang thai lần đầu.

Mẹ có thể nhận thấy khi thai nhi 20 tuần tuổi thì móng tay và tóc của mình mọc dài hơn, đẹp hơn so với các thời kỳ trước đó. Những triệu chứng mang thai thời kỳ đầu gần như đã hết hoàn toàn, nhưng thi thoảng các mẹ sẽ thấy tâm trạng bực bội vô cớ. 

Lúc này hãy bình tĩnh và tập trung vào một việc gì đó chứ đừng vội trút giận lên người xung quanh các mẹ nhé.

Sự thay đổi của thai nhi 20 tuần tuổi

Thai nhi 20 tuần tuổi nặng khoảng 280g và dài 16,5cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Nếu được so sánh, bé dài bằng quả chuối.

Lúc này, thai nhi đã biết nuốt dịch ối và thận sản sinh ra nước tiểu. Cơ thể thai nhi bắt đầu sản xuất ra phân màu xanh hoặc màu đen. Các cơ quan trên cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần các chức năng của mình.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-20-tuan-tuoi-3

Bước qua một nửa giai đoạn thai kỳ, tóc thai nhi đã dần dài ra và các tế bào thần kinh đã được hoàn thiện chức năng của mình. Cơ quan xúc giác như: nếm, ngửi, nghe, nhìn, sờ đã được chuyên biệt hóa và phát huy tác dụng riêng của mình. Thời kỳ này, các tế bào thần kinh tập trung vào quá trình kết nối chứ không thiên về sản sinh như trước.

Thai nhi tuần thứ 20 đã biết đạp, những cú đạp mạnh và rõ ràng hơn nhiều so với giai đoạn trước khiến bụng bà bầu đôi khi bị đau và khó ngủ. Bắt đầu từ giai đoạn này, thai nhi sẽ vô cùng hiếu động, liên tục hoạt động trong bụng mẹ đến tận khi chào đời.

Thời gian này, ở thai nhi xuất hiện một lớp phủ màu trắng xung quanh cơ thể. Đây là lớp màng bảo vệ làn da cho bé, giúp tránh được những tác động từ phía bên ngoài.

Bước vào giai đoạn này, em bé sẽ tập trung phát triển, hoàn thiện các cơ quan chức năng trong cơ thể. Đây là lúc thai nhi cần nhiều năng lượng hơn bao giờ hết, và cũng là lúc mẹ ăn uống tốt nhất nên cần tranh thủ bổ sung nhiều dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện.

Chuẩn bị bước vào tuần thai quan trọng thứ 2, tuần 22, thai nhi đang có những bước bứt phá ngoạn mục để hoàn thiện tất cả những cơ quan chức năng trong cơ thể.

Nhật ký mang thai theo ngày của mẹ

Ngày thứ 134: Đến thời điểm này, cách thức đo cho bé sẽ không tính chiều dài từ đầu đến mông như trước mà sẽ tính từ đầu đến gót chân. Do đó chiều dài của bé bây giờ khoảng 25-27 cm.

  • Mẹ làm cho bé: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc…qua blog, nhật ký…để sau này khi bé lớn, bé càng cảm nhận thêm tình yêu của bố mẹ dành cho bé từ những ngày còn trong bụng.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-20-tuan-tuoi-2

Ngày thứ 135: Hôm nay mí mắt của bé ngừng phát triển.

  • Mẹ làm cho bé: Bởi vì khi ra đời, các cơ quan trên cơ thể bé vẫn phối hợp với nhau cùng phát triển, bé có thể gãi, bấu móng tay lên mặt và mắt, đây chính là lý do bạn cần sắm sẵn cho bé ít nhất là một đôi găng tay bằng vải cotton để tránh những lúc bé huơ tay chân lung tung và không may chạm vào mắt.

Ngày thứ 136: Bé uống và hấp thu nhiều hơn lượng nước ối vào cơ thể đồng thời thải ra qua hệ tiêu hóa riêng của mình. Thận của bé cũng lọc chất thải nhưng bé vẫn cần sự hỗ trợ tích cực qua thận của mẹ.

  • Mẹ làm cho bé: Thận của bé vẫn còn phụ thuộc vào bạn vì thế bạn phải giữ cho thận của mình được khỏe và không bị viêm nhiễm. Giữ vệ sinh sạch sẽ, mặc quần lót bằng vải cotton thoáng sạch, uống nhiều nước lọc và hạn chế nước ngọt đồng thời đi vệ sinh trước hoặc sau khi quan hệ tình dục.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-20-tuan-tuoi-1

Ngày thứ 137: Đầu bé phát triển chậm lại trong khi cơ thể thì tăng trưởng rất đáng kể. Khung xương lớn và phát triển hơn đặc biệt là trong tháng này.

  • Mẹ làm cho bé: Đó là lý do mà bạn cần phải tăng cường lượng canxi nếu bé chưa nhận đủ. Nên ăn những thức ăn giàu canxi như hải sản, các loại đậu với tiêu chuẩn khoảng 1000mg/ngày.

Ngày thứ 138: Hôm nay bé nặng khoảng 340g.

  • Mẹ làm cho bé: Hầu hết bác sĩ sẽ khuyên các thai phụ nên tránh xa một số loài động vật nuôi trong nhà, lý do là để tránh nhiễm một số bệnh nguy hiểm cho cả bạn và bé từ những loại bọ ký sinh. Theo khảo sát, trên 90% thai phụ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn hình que salmonella, nguyên nhân của các chứng sẩy thai, thai lưu và sinh non.

Ngày thứ 139: Không có vấn đề gì nghiêm trọng với mái tóc của bé cả, bấy giờ tóc bé chỉ là những sợi tơ trắng và rất ngắn.

  • Mẹ làm cho bé: Nếu bạn muốn tăng lượng canxi mà bé cần thì bạn nên lưu ý đến loại sữa mà bạn dùng bởi rất có thể bé sẽ bất dung nạp lactose. Nguồn canxi thay thế sữa có nhiều trong xương cá mòi, cá ngừ, đậu hũ, đậu nành, nước cam và các loại rau lá xanh.

Ngày thứ 140: Những nếp gấp nhỏ trên da bé sẽ mất đi khi bé có đủ lượng mỡ mà cơ thể bé cần.

  • Mẹ làm cho bé: Duy trì trọng lượng quá nhẹ khi mang thai có thể khiến cơ thể thiếu thốn nguồn dinh dưỡng cốt yếu giúp bé tăng trưởng. Nếu bạn không tăng cân, hãy tích cực bổ sung thêm thực phẩm giàu calories như váng sữa, rau củ, bơ…và những thức ăn giàu chất béo như cá hồi và thịt đỏ.

Những thay đổi của cơ thể mẹ khi bé 5 tháng tuổi

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-20-tuan-tuoi-4

  • Từ đây cho đến hết tuần 26, tử cung bạn tiếp tục giãn mạnh. Bạn bắt đầu cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phổi thu lại. Nhưng bạn hãy yên tâm, vì bàn tay tạo hóa rất kỳ diệu. Lúc này, lồng ngực của bạn được nâng lên phía trên để tạo nhiều không gian hơn, đồng thời xương sườn dưới chuyển dần sang hai bên. Khung xương của bạn đang “giãn” ra y như chiếc quần co giãn mà bạn đang mặc vậy.
  • Chứng khó tiêu và ợ nóng tiếp tục tái phát do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu. Nội tiết tố này cũng làm giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn thường ngày. Bạn nên cẩn thận với các món cà ri và thịt nướng cho dù đang lên cơn thèm. Nếu không thể nhịn thèm được thì bạn sẽ bị ợ nóng và khó tiêu.
  • Bạn hãy phòng chứng táo bón bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Bạn nên cẩn thận với các loại bánh mì và mì ống chế biến sẵn vì các món này khó tiêu hóa trong giai đoạn này. Nếu cảm thấy khó đi đại tiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để giúp giải quyết nhé!
  • Có thể thấy chân và mắt cá chân của bạn đã bắt đầu sưng lên. Cơ thể bạn đang tích nhiều nước hơn bình thường. Hiện tượng phù nề cũng xảy ra khi bạn đứng lâu. Lời khuyên cho bạn lúc này là chọn những đôi giày thoải mái, hơi rộng để dễ xỏ vào chứ không kích chân. Chỉ vài tuần nữa thôi bạn sẽ thấy rằng mình thật sáng suốt vì đã chọn giày rộng hơn!

Những thay đổi cảm xúc trong tuần này

  • Bạn thấy mình thường xuyên đãng trí, một điều bình thường đối với các bà bầu. Chứng đãng trí đôi khi đẩy bạn vào tình huống rất khó chịu và đôi khi làm cho phát khóc lên. Bạn đừng nên quá bực bội. Các kết quả nghiên cứu cho biết khi chúng ta cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc thì chất lượng các công việc đó bị giảm đi. Bạn hãy cố gắng chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm. Bạn cứ làm xong việc này rồi hãy sang việc khác nhé. Đừng quá khắt khe với bản thân, bởi vì chính bạn chứ không ai khác đang chăm cho thiên thần nhỏ trong bụng mình. Đó là điều quan trọng nhất, phải không nào?
  • Có thể phải đến tuần thứ 20 của thai kỳ thì bạn mới cảm thấy chắc chắn mình sắp có con. Đôi khi bạn thấy ngờ vực, nhất là về đêm. Bạn có thể nghi ngại khả năng làm mẹ của mình và lo lắng làm sao có thể quán xuyến tất cả những việc của bậc làm cha mẹ. Những suy nghĩ miên man đó là rất mực bình thường, thậm chí là phản ứng tích cực trước những mốc son đáng nhớ của cuộc đời như thế. Mang thai và sinh con là bước ngoặc trọng đại và đương nhiên chúng ta cũng cần tự hỏi bản thân mình những câu hỏi xứng tầm để chuẩn bị chào đón một thiên thần nhỏ đến với gia đình.
  • Nếu bận rộn công việc, có thể ban ngày bạn quên mất mình đang mang thai và chỉ đến tối mới nhớ. Điều này hết sức bình thường! Bé yêu của bạn cũng chẳng hờn dỗi gì đâu! Miễn là bạn biết cách chăm sóc bản thân và không làm bất cứ việc gì quá mạo hiểm, thì mọi việc nhìn chung đều ổn cả.

Bạn đã suy nghĩ về việc đặt tên cho bé yêu của mình chưa?

Đây là một chủ đề tưởng chừng đơn giản nhưng có thể chiếm rất nhiều thời gian của bạn đấy. Có thể bạn là một trong những người may mắn đã có sẵn cái tên cho con mình. Nếu không, bạn nên tra cứu sách vở, truy cập các trang mạng hoặc dò phả hệ gia đình để tìm một cái tên hay, có ý nghĩa và thích hợp cho con. Khi đi ra ngoài, hãy để ý xem có cái tên nào hay mà bạn tình cờ nghe thấy không. Bạn cứ yên chí là bản thân sẽ còn đổi ý rất nhiều lần; bởi vì, suy cho cùng, tên của con yêu của bạn thì phải đắn đo cân nhắc cho đúng chứ, phải không nào!

Những triệu chứng mang thai phổ biến nhất khi bầu bí tuần 20 là:

  • Ợ nóng, khó tiêu
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Đau đầu thường xuyên
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Chuột rút
  • Sung nhẹ mắt cá chân
  • Xuất hiện đường chỉ đen dọc bụng

Chế độ dinh dưỡng

Bạn cần nhớ rằng điều quan trọng là bản thân bạn phải ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất sắt. Ăn càng nhiều thức ăn có chứa chất sắt càng tốt, vì nó sinh ra nhiều hồng cầu cho bé. Đồng thời, chất sắt còn giúp bé chống lại bệnh thiếu máu, nhẹ cân hay sinh non. Khi mang thai, bạn cần phải được cung cấp từ 27 đến 30mg chất sắt hàng ngày. Ngoài ra, chất sắt cũng rất quan trọng với mẹ để cung cấp máu cho thai nhi.

Những thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại đậu, trái cây sấy, lúa mì, bột yến mạch, ngũ cốc tăng cường sắt… Bạn cũng nên giảm lượng tinh bột cũng như lượng đường trong thời kì này để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-20-tuan-tuoi-5

Thực phẩm giàu sắt.

Hãy ăn nhiều rau quả hơn trong bữa ăn. Chúng là nguồn vitamin B tuyệt vời, rất quan trọng đối với hệ thần kinh của thai nhi. Bạn nên ăn nhiều chuối, nó sẽ giúp các cơn đau, khó tiêu, ợ nóng của bạn trở nên dễ chịu hơn.

Nên kết hợp thêm sử dụng các loại sữa dành cho bà bầu để bổ sung lượng calo cần thiết nuôi mẹ và bé nữa. Nếu chưa chọn được loại sữa nào phù hợp thì mẹ có thể tham khảo bài viết sữa bầu nào giúp thai nhi tăng cân tốt mà mẹ không bị béo hay Loại sữa nào tốt nhất giành cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai? của mình để biết thêm thông tin nhé.

Các bệnh thường gặp

Bà bầu có thể vẫn tiếp tục mắc chứng ợ nóng hay đầy bụng, khó tiêu. Các khớp xương và dây chằng trong cơ thể bạn đã giãn ra nên bạn rất dễ bị đau lưng hay nhức mỏi toàn thân.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-20-tuan-tuoi-6

Cảm giác stress sẽ trở lại khiến bạn mệt mỏi hơn, những suy nghĩ tiêu cực sẽ thường xuyên xuất hiện đặc biệt là về quá trình sinh đẻ sắp tới.

Thỉnh thoảng sẽ có cảm giác đau nhói ở bụng dưới nhưng không có gì đáng ngại cả. Đó chỉ là tình trạng căng cơ và dây chằng mà thôi. Bạn thường cảm thấy khó ngủ do các triệu chứng của ợ nóng hay đầy bụng. Tuy nhiên cũng có thể là do bạn cảm giác đói, thèm ăn hoặc là do ăn quá no.

Trong thời gian này, các bệnh về răng miệng cũng thường gặp. Bạn nên chú ý chăm sóc răng lợi mình tốt hơn với loại kem đánh răng cũng như bàn chải đánh răng phù hợp nhé.

Bố mẹ cần làm

Mẹ có thể trò chuyện, cho bé nghe nhạc, ru bé, massage bên ngoài,… bản năng làm mẹ sẽ khiến mẹ tự biết mình làm gì tốt nhất cho con yêu của mình đúng không? Ngoài ra để làm tăng mối gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với em bé, bạn nên khuyến khích bố đặt tay lên bụng mẹ để cảm nhận được những chuyển động của bé, bố có thể trò chuyện với bé.

Hãy thực hành những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giải tỏa stress và tham gia các lớp học tiền sản thường xuyên nhé. Bà bầu cũng nên hỏi thêm những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên khoa theo dõi tình hình thai nhi để có những phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc thai nhi tốt nhất, phù hợp nhất.

Gợi ý cho tuần này

  • Tạo danh sách quà cho bé. Ngay cả khi bạn không thích ý tưởng yêu cầu những món quà đặc biệt cho bé, gia đình và bạn bè sẽ sớm hỏi mẹ cần hoặc muốn những gì. Nếu chuẩn bị một danh sách quà tặng, mẹ sẽ biết chính xác món gì để nói với mọi người. Hai lỗi thông thường cần tránh khi tạo danh sách quà tặng:
  • Quà quần áo. Mẹ không cần lo lắng nhiều hay đưa quần áo vào danh sách quà tặng vì đây là món quà phổ biến nhất, mọi người thường rất thích mua quần áo trẻ em, và họ thường chọn những thứ trông thật xinh xắn.
  • Ngại những món đồ lớn hoặc đắt tiền? Đừng lo là mẹ có vẻ tham lam khi đề cập đến những món quà giá trị trong danh sách quà tặng. Những vị khách thích cùng nhau đến thăm trẻ con, và góp chung những món quà giá trị, cứ để họ tự làm theo ý mình.

Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm:

“Mua đồ cũ có thể giúp mẹ tiết kiệm đáng kể cho đồ dùng trẻ con, đồ nội thất cho bé và đồ chơi một vài tháng trước khi bé chào đời. Ngoài ra, nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng có con nhỏ, hãy ngỏ ý mua lại những đồ dùng cũ. Nhiều món đồ cũ trông vẫn mới tinh đấy!”

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo