Cẩm nang mang thai: Thai nhi 21 tuần tuổi

Quỳnh Trang 06 tháng 01, 2023 - 11:49 (GMT +07)   Cẩm nang mang thai: Thai nhi 21 tuần tuổi

Khi mang thai 21 tuần thì các mẹ có thể tưởng tượng bé như một trái lựu xinh xắn, bụng mẹ đã nhô cao đáng kể rồi nên các mẹ hãy cẩn thận trong việc đi lại nhé. Thai nhi 21 tuần tuổi đã bắt đầu mọc chồi răng bên dưới lợi, bé cũng đã có thể nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài như tiếng chó sủa, tiếng xe ô tô,...

Khoảng thời gian thai nhi 21 tuần tuổi là khoảng thời gian thú vị cho các mẹ, cơ thể các mẹ có thể chưa béo lắm đâu nên các mẹ đừng tự ti nhé. Tuy nhiên bắt đầu từ tuần này thì các mẹ có thể bị rạn da, đây là hiện tượng rất thường gặp với các mẹ trong thời gian mang thai. Các mẹ đừng lo lắng mà hãy tận hưởng khoảng thời gian này nhé.

Sự thay đổi của thai nhi trong tuần thứ 21 

Thai nhi ở tuần thứ 21 có chiều dài tử đỉnh đầu tới mông khoảng 18cm và cân nặng vẫn tăng lên đều đặn khoảng 360g.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-21-tuan-tuoi-3

Bắt đầu từ tuần này, xung quanh cơ thể bé sẽ được bao bọc bởi một chất dịch màu trắng, giúp bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối. Chất này sẽ tồn tại cùng với bé cho đến lúc sinh ra.

Giai đoạn này, thai nhi cần nhiều chất sắt để tạo hồng cầu và các loại tế bào khác. Mí mắt của bé đã được hình thành, bạn hầu như có thể cảm nhận được rõ ràng mỗi cử động của em bé. Nếu thai nhi là bé gái thì lúc này âm đạo đã được hình thành và tiếp tục phát triển cho tới khi chào đời.

Bên cạnh hệ tiêu hóa tiếp tục được hoàn thiện, thai nhi phần lớn hấp thụ calo từ dịch ối. Phản xạ nuốt nước ối của em bé ngày càng nhiều hơn để hệ tiêu hóa được hoàn chỉnh. Không những thế, cơ thể thai nhi sẽ hấp thu lượng nước trong nước ối và chuyển vào ruột.

Thai nhi ở tuần 21 tuy không còn sinh trưởng với tốc độ chóng mặt như các giai đoạn trước nhưng vẫn đang trong ngưỡng phát triển nhanh.Việc hoàn thiện các cơ quan khác nhau trong cơ thể là nhiệm vụ quan trọng của bào thai ở giai đoạn này.

Điểm nổi bật nhất ở tuần này của thai nhi chính là khả năng nuốt. Bé có thể nuốt chất dinh dưỡng ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, bạn có thể quan sát kỹ hơn điều này qua các lần siêu âm.

Sự phát triển của bé theo từng ngày

Ngày thứ 141: Bé đã trải qua được 1/2 chặng đường phát triển rồi đấy. Nếu bạn vỗ nhẹ vào bụng, bé sẽ nhận tín hiệu và thức dậy ngay.

  • Mẹ làm cho bé: Bạn có thể trò chuyện, cho bé nghe nhạc, ru bé, massage bên ngoài…bản năng làm mẹ sẽ khiến bạn tự biết mình làm gì tốt nhất cho con yêu mà.

Ngày thứ 142: Bé bây giờ dài khoảng 25cm và nặng khoảng 400gr.

  • Mẹ làm cho bé: Đây chính là thời điểm gắn kết tình yêu của bé và bố rồi, khuyến khích anh ấy đặt tay lên bụng bạn để cảm nhận được những chuyển động của bé. Nói cho anh ấy biết là bé đã có thể nghe được giọng nói của anh ấy rồi nên anh ấy có thể trò chuyện với bé. Nếu anh ấy hơi ngượng thì có thể thay thế bằng cách đọc những truyện thiếu nhi dễ thương để bé làm quen với giọng nói trầm ấm thân thuộc của bố nhé.

Ngày thứ 143: Da bé giờ đã chuyển sang màu hơi đỏ, dày hơn và kém trong suốt hơn so với lúc trước.

  • Mẹ làm cho bé: Nếu bé là “tập 2”, nghĩa là trước đó bạn đã có địa chỉ từ các dịch vụ, bác sĩ…Hãy để họ khám cho bé và giải đáp những băn khoăn của bạn. Họ có thể chia sẻ và giúp bạn thoải mái đối diện với những ngày sắp tới.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-21-tuan-tuoi-2

Ngày thứ 144: Một phần não bộ của bé đã tự sản xuất ra tế bào não và dĩ nhiên là nó cũng bị lão hóa đi với tốc độ nhanh chóng.

  • Mẹ làm cho bé: Bạn đang để dành tiền để mua cho bé những đồ chơi đắt tiền? Hãy cân nhắc khi chọn đồ chơi cho bé nhé, hãy tập trung vào những đồ chơi giải trí và phát triển trí não cho bé, tránh các đồ chơi bạo lực.

Ngày thứ 145: Tuyến tụy của bé bây giờ đã trở thành một cơ quan vận hành riêng.

  • Mẹ làm cho bé: Hãy lên danh sách những thứ cần sắm cho bé như: nôi, ghế ăn, bộ chăn drap, gối, nệm…Nên tham khảo bạn bè, các thành viên trong gia đình để ước lượng và định giá cho đúng, tránh lãng phí. Xen kẽ việc mua online và mua trực tiếp ở các cửa hàng để tiết kiệm chi phí.

Ngày thứ 146: Tuyến mồ hôi của bé đã hoạt động, móng tay dài ra rõ rệt.

  • Mẹ làm cho bé: Bạn hãy tính toán dự thảo ngân sách cho những món đồ như tã lót, áo quần, sữa công thức và một vài thứ khác. Có bé, bạn sẽ phải cân đối ngân sách, cắt giảm chi phí một số việc không cần thiết như là các cuộc thết đãi, tiệc tùng…

Ngày thứ 147: Nếu là bé trai thì tinh hoàn và bìu sẽ nằm bên dưới khung xương chậu, nếu là bé gái thì âm đạo bắt đầu tạo hình.

  • Mẹ làm cho bé: Hãy sẵn sàng đổi tã giấy bởi nó phụ thuộc khá nhiều vào giới tính của bé. Nếu lau chùi và thay tã cho bé gái thì bạn cần chú ý lau từ trước ra sau để ngăn chặn các bệnh viêm nhiễm, nếu là bé trai nên để cho bộ phận sinh dục của bé được khô thoáng và lộ ra bên ngoài, như vậy bé cũng dễ “đi tè” hơn. Vệ sinh vòng quanh bìu và dương vật sau đó bọc tã (quấn bỉm) cho bé.

Biến đổi của cơ thể mẹ

Nếu bạn thức giấc không phải do nằm mơ thì có thể bạn đang bị chuột rút khi mang thai. Vào tuần thai thứ 21, thai phụ thường bị chuột rút ở bắp chân và các cơ lân cận. Cơ thể của bạn có thể tự nhiên chuột rút bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm. Đây là hiện tượng một cơ nào đó bị co rút, gây ra đau đớn. Nếu bị chuột rút ở bắp chân, bạn hãy cố duỗi thẳng chân và dùng tay nhẹ nhàng vuốt ngược các ngón chân về phía ống chân. Làm như vậy một vài lần, cơ sẽ được kéo giãn về lại vị trí ban đầu.

Đôi khi chứng chuột rút xảy ra do bạn thiếu canxi hoặc ma-giê hay muối trong khẩu phần ăn. Bạn chắc hẳn đã nghe đến các mẹo dân gian trị chuột rút như để một viên phấn hoặc một tép tỏi ở cuối giường. Hiệu quả nhất vẫn là phải đảm bảo cơ thể bạn nhận đủ nước và tập một vài bài thể dục thư giãn cơ trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Lúc này bụng của bạn đã nhô lên và thật khó giấu chuyện bạn đang có thai. Mọi người sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn, một vài người có thể thắc mắc và thậm chí còn hỏi có phải bạn đã có thai không.

Bạn sẽ có cảm giác như thể bàn tay mình đang bị kim chích. Thông thường, đây là do hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm) do nghẽn dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay, gây tác động lên các ngón tay cái và trỏ. Biện pháp vật lý trị liệu và mang nẹp tay có thể hạn chế cảm giác đau đớn và tê bì.

Một vấn đề nữa của giai đoạn này là chứng đau đầu, có thể không thường xuyên vào lúc này nhưng sẽ tăng trong vài tuần tới. Thủ phạm vẫn là hoóc môn thai sản. Vì thế đừng để cơ thể bị mất nước hay quá nóng. Khi đau đầu, bạn hãy nằm thư giãn trong một căn phòng tối và đắp một chiếc khăn mát lên mắt, hoặc ăn một chút thức ăn nhẹ. Tuy nhiên nếu đột nhiên bạn đau đầu dai dẳng kèm theo thị lực bị ảnh hưởng thì bạn nên tìm đến bác sĩ ngay.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-21-tuan-tuoi-4

Bà bầu bị đau đầu.

Dịch âm đạo cũng sẽ ra nhiều hơn. Trong suốt thai kỳ, dịch âm đạo thường lỏng, màu trắng hoặc trong và không mùi. Nhiều thai phụ vì vậy dùng băng vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, điều này lại dễ khiến vi khuẩn phát triển, vì thế nếu bạn thấy ngứa và nóng rát mỗi lần tiểu tiện, hãy đến gặp bác sĩ. Thường thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nấm.

Bạn cũng sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn co thắt không đau chủ yếu diễn ra ở phần trên của tử cung. Nếu đặt tay lên bụng, bạn có thể cảm nhận được những cơn co thắt này sau khi tập thể dụng, cúi gập người hay quan hệ tình dục, hoặc thậm chí khi bạn chẳng làm gì mấy. Đó chỉ là cơ thể bạn đang thực tập để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ thật sự về sau.

Những thay đổi cảm xúc của bạn trong tuần này

Bạn sẽ có cảm giác háo hức và hồi hộp. Cảm giác gắn kết giữa bạn và bé ngày càng rõ nét hơn, và khó mà quên được chuyện bạn đang mang thai. Có thể chồng bạn sẽ chiều bạn hơn bởi vì anh ấy đã nhìn thấy bụng bạn “lùm lùm”. Đối với nhiều phụ nữ thì đây là giai đoạn tuyệt vời nhất trong thời kỳ mang thai, do đó bạn hãy thoải mái tận hưởng nhé.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-21-tuan-tuoi-5

Tuy nhiên, đây có thể lại là thời gian lo lắng đối với một số bà bầu. Việc kiểm tra sàng lọc bào thai vài tuần trước đó đôi khi có thể phát hiện ra những điều đáng lo hoặc những khả năng xấu mà chưa thể xác định rõ ràng 100%. Thông thường, bà bầu được khuyên hãy chịu khó chờ đợi, và điều này khiến những ông bố bà mẹ tương lai rất bồn chồn bứt rứt. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng và bứt rứt đó.

Những triệu chứng phổ biến mẹ dễ dàng nhận thấy khi mang thai 21 tuần là:

  • Thai nhi chuyển động
  • Thèm ăn
  • Đầy hơi
  • Giãn tĩnh mạch
  • Đau lưng
  • Chảy máu nướu rang
  • Da, tóc, móng thay đổi

Mẹo nhỏ cho mẹ

Để ngăn ngừa tình trạng rạn da, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Ăn nhiều bơ cũng là cách giúp da dẻ dễ đàn hồi và giảm nguy cơ rạn da. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng một số loại kem chống rạn ra an toàn cho bà bầu như kem Gerber Krem chỉ có giá 257k mà dùng rất hiệu quả. 

Dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi 21 tuần tuổi

Bạn cần đáp ứng lượng sắt cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu sắt sảy ra với cả mẹ và em bé. Bà bầu có thể bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể bằng việc bổ sung các loại thực phẩm hàng ngày như các loại rau đậu, thịt có màu đỏ.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-21-tuan-tuoi-6

Một vài món thích hợp cho bà bầu giai đoạn này như đậu quả luộc, bắp bò xào ngô bao tử, bồ câu hoặc gà hầm hạt sen…Đặc biệt nếu bạn ăn trứng, cần ăn trứng chín, không ăn tái, lòng đào để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho thai nhi.

Không nên uống trà và cà phê vì nó hạn chế quá trình hấp thu và tiết acid của dạ dày. Uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất nên chuẩn bị sẵn nước mang theo để sử dụng mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-21-tuan-tuoi-7

Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng nhiều loại nước hoa quả, ít ngọt như nước dừa, nước cam hoặc nước việt quất không đường…Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để bổ sung vitamin B cần thiết cho cơ thể mẹ và bé.

Bổ sung thêm sữa cho bà bầu để cung cấp thêm calo cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác. 

Các bệnh thường gặp

Nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm khuẩn bọng đái sẽ là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu chứng nhiễm trùng đường tiểu không được điều trị, bạn có thể bị nhiễm khuẩn thận. Vậy nên các bà bầu nên chú ý tới vấn đề này, khi có các biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh nên đến khám bác sĩ và kịp thời chữa trị.

Giãn tĩnh mạch do lưu lượng máu thay đổi trong thời kì mang thai cũng gây rất nhiều phiền phức cho bà bầu giai đoạn này. Đây là hiện tượng máu bị ứ, tắc, máu lưu thông không ổn định do áp lực của tử cung. Biểu hiện của nó là những vết xanh tím ở chân hoặc háng. Bệnh này sẽ hết sau khi bạn sinh một thời gian nhưng cũng có thể không biến mất hoàn toàn. Bạn nên quan tâm và có phương pháp điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Để giảm cảm giác của việc giãn tĩnh mạch trong giai đoạn mang thai, bạn có thể xoa bóp chân, tay, hoặc vận động nhẹ nhàng chứ không nên nghỉ ngơi hay nằm thường xuyên.

Bố mẹ cần làm

Bố mẹ nên bắt đầu nghĩ tới kế hoạch nuôi con sau này rồi đấy. Bạn có thể bàn với chồng về các phương pháp dạy con sau này dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước hoặc cảm nhận, điều gì nên và không nên? Đây cũng là một cách để kéo gần khoảng cách giữa vợ, chồng và thành viên sắp chào đời.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-21-tuan-tuoi-8

Lên kế hoạch nuôi con.

Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con, cho con nghe nhạc không lời, các bản nhạc nhẹ để kích thích sự phát triển tư duy cho bé.

Mẹ bầu nên mặc các loại quần áo rộng, thoáng mát, đi giầy bệt, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi bắt chéo chân, đứng quá lâu để giúp máu lưu thông dễ dàng.

Mẹ nên vẫn tiếp tục đến khám bác sĩ, đừng lo ngại việc siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi, mẹ bầu nhé. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy siêu âm ảnh hưởng không tốt với mẹ và bé trong giai đoạn mang thai cả.

Bạn cũng đừng quên tham gia học các lớp học tiền sản để có thêm kinh nghiệm nhé.

Gợi ý cho tuần này

Hãy viết ra giấy những điều mẹ cảm nhận trong quá trình mang thai: Nhật ký phát triển của bé; Những ước mong và tình cảm bạn gửi gắm vào con. Nhật ký là một cách tuyệt vời để lưu giữ lại những kỷ niệm, cảm xúc và hơn thế, mẹ có thể chia sẻ điều này với mọi người và để dành cho bé xem khi đã lớn.

Xem lại kích thước nhẫn. Những ngón tay sẽ thường bị sưng khi thai phát triển. Nếu cảm thấy nhẫn của mình hơi chật, mẹ hãy giải thoát cho mình bằng cách tháo ra trước khi quá trễ. Nếu đó là nhẫn cưới, mẹ có thể dùng nhẫn để thay cho mặt dây chuyền, rất thời trang mà không làm rơi mất nữa.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 22 tuần tuổi

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo