Cẩm nang mang thai: Thai nhi 26 tuần tuổi
thai nhi 26 tuần tuổi dần hoàn thiện những chức năng cơ thể mà ở tuần thứ 25 đã hình thành, lúc này em bé đã có thể duỗi thẳng chân tay và đồng thời những chức năng của tai cũng hoàn chỉnh hơn. Nếu mẹ chưa tham gia lớp học tiền sản nào thì hãy đăng kí tham gia ngay đi nhé, đừng để đến lúc gần "vượt cạn" mới cuống cuồng nhồi nhét là không hay đâu.
Đối với mẹ thì khi thai nhi 26 tuần tuổi cũng là lúc tử cung của mẹ to ra không ngừng để thích ứng, điều này có thể khiến cơ thể mẹ bị sưng phù chân và có triệu chứng chuột rút như ở các tuần thai kỳ trước. Giấc ngủ của mẹ cũng không được ngon như trước nữa mà hay bị tỉnh giấc bởi những cơn đau do chuột rút gây nên. Bên cạnh đó thì mẹ có thể gặp những giấc mơ đáng sợ, nhưng các mẹ hãy yên tâm vì điều này hoàn toàn bình thường trong khoảng thời gian thai kỳ. Do đó các mẹ hãy nghỉ ngơi khi có thể để cơ thể lại sức và có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé.
Sự thay đổi của thai nhi 26 tuần tuổi
Thai nhi tuần 26 có chiều dài tính từ đầu đến mông đạt khoảng 21 - 23 cm, cân nặng khoảng 900 - 910g.
Thời điểm này, em bé đã có những bước phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Đa số các bé sẽ đạt mức cân nặng chuẩn trong tuần này và mẹ cần phải chú ý quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá mức cho phép.
Từ tuần này, sự phát triển của thai nhi chủ yếu tập trung vào cân nặng, các phát triển về chức năng khác trong cơ thể thường chậm dần đi và không có đột biến quá nhiều. Vùng tai, dây thần kinh đã phát triển và thai nhi bắt đầu phản ứng với những âm thanh nghe được từ bên ngoài.
Phản ứng nuốt dịch ối của thai nhi tuần 26 cũng bắt đầu thuần thục hơn, bé đã bắt đầu nuốt nhiều và do đó, những lần bị nấc cụt cũng xuất hiện nhiều hơn. Các giác quan của bé trong giai đoạn này đã phát triển rất nhanh, cơ quan xúc giác phát triển và nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng, vì thị lực lúc này đã phát triển đặc biệt bé đã có thể đóng mở mắt.
Dù ở trong bụng mẹ chưa có không khí để thở nhưng thai nhi tuần 26 đã biết học cách thở. Thân mình dù vẫn chưa to lên nhiều nhưng so với kích thước của đầu đã dần cân xứng hơn. Nét mặt của em bé lúc này đã gần giống với lúc bé chào đời.
Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, tuy tốc độ có hơi chậm hơn so với trước. Các phế nang phát triển nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn. Sóng thần kinh não bộ lúc này hoạt động giống như sóng thần kinh não bộ của một em bé đủ tháng. Nguồn gốc của nó xuất phát từ vỏ não và cũng là phần phát triển nhất của não bộ.
Các mô hình ngủ và thức của thai nhi cũng bắt đầu được hình thành dù vẫn chưa thực sự rõ nét. Em bé sẽ ngủ trong khoảng 15 – 20 phút/ lần, thường xuyên thức và đạp bụng mẹ.
Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé
Ngày thứ 176: Võng mạc của bé xuất hiện và đôi mắt của bé đã hoàn thiện.
- Mẹ làm cho bé: Khi trang hoàng phòng cho bé, phải cân nhắc việc đặt điện thoại ở nơi xa bé vì tiếng ồn có thể làm bé thức giấc. Máy điều hòa hoặc không khí lạnh cũng không tốt cho bé, kể cả ánh sáng quá chói cũng khiến bé khó ngon giấc được.
Ngày thứ 177: Lông mi của bé không dài ra thêm và mắt có thể mở ra để ngắm xung quanh đôi chút.
- Mẹ làm cho bé: Bạn dù có lười ăn thì vẫn cần bổ sung các vinamin cần thiết, hãy tập thói quen uống thêm vitamin tổng hợp và ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin bạn nhé.
Ngày thứ 178: Vị giác của bé đã hoạt động rất tốt, bé biết đá lưỡi bên trong 2 má rồi.
- Mẹ làm cho bé: Bạn muốn hướng cho bé thích rau trái thì bạn nên ăn nhiều rau trái để tập thói quen cho bé từ khi còn trong bụng mẹ, sau khi chào đời, bé sẽ giữ thói quen thích ăn món ăn đó.
Ngày thứ 179: Cuối tháng này, lượng ối trong tử cung của bạn có thể sẽ bị giảm đi khoảng ½. Bé sẽ phải khó khăn hơn để di chuyển trong môi trường này.
- Mẹ làm cho bé: Bạn cần uống nhiều nước cam, chanh mỗi ngày để bé hấp thu tốt canxi. Kali cũng là chất đóng vai trò điều hòa huyết áp cho cả bạn và bé. Ngoài ra cần bổ sung thêm cả vitamin C và acid folic nữa bạn nhé.
Ngày thứ 180: Bây giờ bé ngủ được khoảng 20-30 phút một lần và bé cũng chưa biết mộng mị gì cả.
- Mẹ làm cho bé: Bạn có thể sắm một chiếc máy ru bé đồng thời lọc tiếng ồn để bé có thể ngủ ngon và sâu sau khi được sinh ra. Những chiếc máy này rất đa dạng và có thể đặt mua trên mạng internet. Mình vote cho loại máy Munchkin Lulla Vibe . Link mua: tại đây.
Ngày thứ 181: Phổi của bé đã hoàn thiện và nó có thể làm đúng chức năng của mình rồi, những cơn nấc cụt diễn ra thường xuyên hơn.
- Mẹ làm cho bé: Khi mua bình sữa cho con, bạn lưu ý là xem hợp chất nhựa đó có an toàn cho bé không? Điều này để tránh các rắc rối về tiêu hóa cũng như một số nguy cơ bệnh tật khác cho bé. Nếu chưa có lựa chọn nào thì các bạn có thể mua bình sữa Wellbeing núm cao su hình voi con Chicco 150ml giá 235k tại đây.
Ngày thứ 182: Bé dài khoảng 36cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân.
- Mẹ làm cho bé: Bạn nên mua một biểu đồ tính chiều cao đặt trong phòng bé để có thể tiện đánh dấu độ tăng trưởng của bé mỗi ngày sau khi bé chào đời.
Thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 26 tuần tuổi
Nếu bạn là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ, thì ở giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi này các bạn sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn bạn không thích vẫn có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn.
Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội, y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Đôi khi bạn cần phải được nhập viện và truyền nước biển nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai, và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.
Tuần thai thứ 26 là tuần mà em bé phát triển khá nhanh. Bạn sẽ cảm thấy cân nặng của bạn gia tăng một cách bất ngờ. Vì vậy, bạn cần phải có một nguồn cung cấp năng lượng bổ sung cho sự phát triển của bé từ thức ăn.
Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực dinh dưỡng tiền sinh sản. Phương án hiệu quả nhất vẫn là việc kiểm soát chặt chẽ về lượng cũng như về chất của những thức ăn hàng ngày bạn ăn vào. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một môi trường sống lành mạnh không thuốc lá, không rượu bia, ăn các thức ăn tự nhiên, lành mạnh như rau quả tươi, v.v… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé trong và sau khi sinh. Rõ ràng, cách bạn chăm sóc bản thân ra sao trong thai kỳ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của con bạn từ khi lọt lòng tới lúc trưởng thành.
Những thay đổi về mặt thể chất
Những dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện. Xin đừng hoảng hốt nếu bạn thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không-thể-tránh-khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng, trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được.
Bạn sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống, và rõ ràng bạn cũng không nên làm như vậy. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu bạn còn đi làm, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của bạn cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.
Vú của bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng, chứa rất nhiều kháng thể (các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến vú của bạn bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.
Trạng thái tâm lý của bạn cũng sẽ có thay đổi
Cảm giác có thai, suy nghĩ về việc có thai sẽ làm cho bạn không còn chú ý đến chuyện gì khác ngoài đứa con sắp chào đời.
Mọi người có thể thấy thích thú với cái bụng to của bạn và tìm cách để chạm vào chúng. Có những người sẽ xin phép, cá biệt hơn có những người sẽ không làm thế mà cứ đụng bừa vào. Hãy nói rõ suy nghĩ và quan điểm của mình để tránh bực dọc và khó chịu, bạn nhé.
Cho đến lúc này, tiếp tục đi làm, hay làm đến khi nào sẽ trở thành 1 vấn đề mà bạn phải suy nghĩ. Nhiều phụ nữ chọn cách làm việc cho tới tuần thứ 34-36 rồi nghỉ, nhưng họ vẫn ước họ có thể nghỉ sớm hơn một chút. Bạn nên hỏi bộ phận Quản Lý Nhân Sự của công ty bạn để xem thử họ sẽ cho bạn những sự lựa chọn như thế nào trong việc nghỉ sớm. Phải cân nhắc giữa vấn đề tài chính cũng như các thay đổi về tâm lý cũng như hình thể của bạn khi xin được nghỉ sớm hay tiếp tục làm việc.
Những triệu chứng mang thai phổ biến nhất khi bầu bí 26 tuần là:
- Đầy hơi
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Đau đầu thường xuyên
- Hay quên
- Vụng về
- Đau nhức vùng bụng dưới
- Tầm nhìn kém
Chế độ dinh dưỡng
Tuần thai thứ 26 này là khoảng thời gian mà bé phát triển khá nhanh. Mẹ sẽ cảm thấy cân nặng của mẹ gia tăng một cách bất ngờ. Vì vậy, mẹ cần phải có một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào từ các loại thực phẩm. Mẹ hãy luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh, tránh những bữa ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nhé.
Bên cạnh đó, hãy ăn thật nhiều rau quả giàu vitamin C và thường xuyên xoa bóp, co duỗi chân sẽ giúp mẹ giảm thiểu chứng chuột rút.
Mẹ mang thai tuần 26 cũng nhớ bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, gan, rau xanh đậm để đảm bảo đủ lượng sắt cho cả mẹ và em bé. Các mẹ có thể dùng thử loại viên uống thêm sắt Blackmores Pregnancy Iron xem nhé, mình nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ loại này đấy.
Trong trường hợp cơ thể không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để sử dụng thêm viên sắt. Chứng ợ nóng và táo bón vẫn còn bám lấy mẹ, vì vậy, mẹ cần ăn những thức ăn thanh đạm, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước và tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ.
Bạn nên ăn thêm sữa chua hoặc uống nhiều nước để cảm giác khó chịu bởi chứng ợ nóng và táo bón sẽ quay trở lại trong tuần này.
Các bệnh thường gặp
Mẹ lại thấy xuất hiện nhiều gân màu đỏ dưới chân, mặt, cổ, tay… Triệu chứng này không có tính di truyền, nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, các mao mạch, tĩnh mạch lưu thông không kịp khiến nó bị vỡ ra. Đây là hiện tượng của chứng giãn tĩnh mạch. Bạn nên tránh ngồi nhiều một chỗ, nên đứng lên đi lại hoặc xoa bóp, massage đầu gối hay các cơ bắp để tránh tình trạng này.
Chứng ợ nóng và táo bón vẫn xuất hiện khiến mẹ thấy thật khó chịu, mẹ cần ăn những thức ăn thanh đạm, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, phô mai…
Lời khuyên cho tuần này
- Nếu bạn cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.
- Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Nói về relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi bạn mang thai sẽ tăng gấp 10 lần so với khi bạn bình thường.
- Xoa dịu cảm giác đau lưng bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của bạn để chống chịu với những cơn đau.
- Đi nghỉ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi bạn sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc bạn nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của bạn hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để bạn tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống. Nếu bạn đã con con rồi, lúc này bạn sẽ có cơ hội để chia sẻ, hỏi han trực tiếp con cái của bạn về cảm giác của chúng trước khi chúng sẵn sàng đón nhận một người em ruột sắp chào đời.
Bố mẹ cần làm
Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh, tránh các bữa ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bởi vì trong tuần này thai nhi vẫn cần rất nhiều dưỡng chất, cũng như cơ thể mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể nuôi bé khỏe mạnh trong ba tháng còn lại và sau khi bé chào đời.
Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu như bạn nghi ngờ bất cứ các biểu hiện nào khác lạ trên cơ thể. Đặc biệt chú ý tới các vết bầm trên da mẹ bầu hoặc các triệu chứng co bóp tử cung để tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch hoặc nguy cơ sinh non.
Thời gian này, bạn nên tham gia vào các lớp học tiền sản để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh con sắp tới. Nên rủ chồng bạn đi cùng để anh ấy hiểu hơn về quá trình mang thai của vợ, về cách chăm sóc con cái, gặp gỡ các ông chồng khác để chia sẻ về quá trình vợ mang thai.
Mỗi tuần thai - một chủ đề:Các triệu chứng không bao giờ nên bỏ qua
Nhức mỏi, đau đớn, và cảm giác khác lạ luôn phát sinh trong thời kỳ mang thai, vì vậy rất khó biết điều gì là bình thường và điều gì cần phải thông báo với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Phức tạp hơn nữa, một số triệu chứng có thể nhiều hoặc ít khẩn cấp hơn tùy thuộc vào tình hình cụ thể hoặc tiền sử sức khỏe của bạn, cũng như tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ. Dưới đây là một số tóm tắt về các triệu chứng “có vấn đề”. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức:
Trước 37 tuần:
- Đau bụng, chuột rút giống như có kinh nguyệt, hoặc co thắt hơn 4 lần trong một giờ (ngay cả khi không đau).
- Sự gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác như em bé đang tụt xuống).
- Đau lưng dưới, đặc biệt là nếu bạn không bị đau lưng trước đó.
- Gia tăng tiết dịch âm đạo.
- Thay đổi loại dịch tiết – nếu nó trở nên loãng như nước, ở dạng nhầy, hoặc có máu (thậm chí nếu nó màu hồng hoặc chỉ nhuốm máu).
- Chảy máu âm đạo.
Bất kỳ lúc nào:
- Em bé trong bụng cử động hoặc đạp ít hơn bình thường
- Đau bụng nhiều hoặc dai dẳng
- Âm đạo chảy máu hoặc ra nước
- Đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu ít hoặc bí tiểu
- Ói mửa nhiều hoặc liên tục, nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt
- Ớn lạnh, sốt từ 37.8 độ C
- Mắt mờ hoặc nhìn một hoá hai, hoặc nhìn thấy các điểm sáng
- Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, hoặc đau đầu kèm theo mờ mắt, nói nhịu, mất cảm giác
- Sưng mặt hoặc sưng xung quanh mắt, sưng nhiều hơn mức nhẹ ở ngón tay hoặc bàn tay, sưng nghiêm trọng hoặc đột ngột ở chân, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cân nặng tăng nhanh chóng (hơn 4 kg trong một tuần )
- Đau chân hoặc bắp chân nhiều hoặc dai dẳng, không bớt khi bạn co duỗi mắt cá chân hay hướng ngón chân về phía mũi, hoặc một chân sưng nhiều hơn đáng kể so với chân kia
- Chấn thương bụng
- Ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, hoặc đánh trống ngực
- Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực
- Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ
- Ngứa dữ dội khắp người
- Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà lúc bình thường bạn cần gọi bác sĩ, ngay cả khi nó không liên quan đến việc mang thai (như hen suyễn xấu đi hoặc cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn)
- Thậm chí nếu bạn không thấy triệu chứng của mình trong danh sách trên, hãy tin vào bản năng và gọi bác sĩ chăm sóc bất cứ khi nào lo lắng. Nếu có vấn đề, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức. Nếu mọi thứ đều ổn, ít ra bạn cũng được yên tâm.
Gợi ý cho tuần này
- Nghĩ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nghe có vẻ xa vời vào lúc này nhưng cũng không là quá sớm để nghĩ đế chuyện kế hoạch hóa gia đình. Mẹ hãy cân nhắc về việc ngừa thai sau sinh trước khi bé chào đời. Một số biện pháp ngừa thai cần được tư vấn của bác sĩ và yêu cầu ký giấy đồng ý trước khi thực hiện như thắt ống dẫn trứng. Vì vậy, nếu mẹ muốn lựa chọn thực hiện các biện pháp này ngay sau khi sinh trong thời gian ở bệnh viện, nên thảo luận với bác sĩ từ sớm.
- Đăng ký một lớp học cho con bú. Nếu đây là bé đầu lòng, mẹ hãy tham khảo bác sĩ, chuyên viên y tế, mẹ hoặc bạn bè để biết thêm thông tin hoặc tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú nhé.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận