Cẩm nang mang thai: Thai nhi 27 tuần tuổi
Một số nguồn thông tin cho rằng thai nhi 27 tuần tuổi đã có thể ngủ mơ rồi đấy các bố mẹ ạ, nhưng không ai có thể suy đoán được bé yêu mơ những gì vào lúc này cả. Điều này chỉ có thể chứng minh não bé đang hoạt động rất tốt ở tuần thứ 27 mà thôi. Ngoài ra trong giai đoạn này thì bé cũng đã có bước phát triển đáng kể, bé biết nhắm mở mắt, ngủ và thức theo thời gian nhất định hay mút ngón tay,...
Không biết các bà mẹ khác thế nào nhưng đối với mình thì 9 tháng 10 ngày mang thai vừa là thời kỳ khổ cực lại vừa hạnh phúc. Khổ nhưng vẫn hạnh phúc vì sắp được chào đón đứa con hàng mong mỏi đã lâu, một đứa bé vừa giống bố lại vừa giống mẹ xuất hiện trong gia đình chắc chắn sẽ đem đến nhiều điều ngạc nhiêu thú vị đấy các mẹ. Và trong khoảng thời gian thai nhi 27 tuần tuổi thì mẹ đã bước sang giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thai kỳ rồi, đã vượt qua 2/3 chặng đường gian nan nên các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái, ăn uống hợp lý và có chế độ vận động khoa học nhé.
Sự thay đổi của thai nhi 27 tuần tuổi
Thai nhi 27 tuần tuổi có chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 22 - 24 cm (từ đầu đến chân đạt 32 - 34 cm), cân nặng khoảng 900g - 1000g. Từ tuần thai này, em bé sẽ tăng trưởng về cân nặng rất nhanh chóng đấy.
Từ những tuần thai này, em bé của bạn đã có thể nhắm mắt, mở mắt bình thường, đều đặn khi ngủ hay khi thức, thậm chí cả việc mút ngón tay.
Các mạch máu trong phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho việc sinh nở. Bỗ não của bé cũng đã phát triển hơn trước, năng động hơn. Lúc này cần chú ý đặc biệt đến chuyển động của bạn, vì mọi thứ đều ảnh hưởng đến em bé.
Với những cử động nhịp nhàng của bé, vào thời điểm này bạn đã có thể cảm nhận được những tiếng nấc cụt của bé, một hiện tượng rất phổ biến trong suốt quá trình thai nghén. Mỗi lần như thế thường chỉ kéo dài vài phút và chúng không gây khó chịu gì cho bé cả nên bạn hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác này nhé.
Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 27
Ngày thứ 183: Bé bây giờ đã nặng khoảng 1.1kg
- Mẹ làm cho bé: Nếu xác định cho bé bú thì bạn cũng sẽ cảm thấy hơi khó khăn để định lượng được bao nhiêu sữa mà bé cần dùng. Bạn chỉ cần cho bé bú đến lúc bé no và tự rời vú mẹ là được. Một số bố mẹ thường đầu tư thêm một chiếc cân đĩa để đo cân nặng của bé. Cân đĩa mini OXO 14 x 14 x 5,5 cm là giải pháp tối ưu cho các gia đình nhé.
Ngày thứ 184: Bên trong tử cung bạn, da của bé chuyển màu đỏ và được bao bọc một chất nhờn, lớp nhờn ấy không thấm nước.
- Mẹ làm cho bé: Mua sẵn cho bé các vật dụng cần thiết để có thể thực hiện lễ rửa tội cho bé sau khi bé chào đời (nếu bạn theo đạo Thiên chúa).
Ngày thứ 185: Phổi của bé ngày càng hoàn thiện hơn và chỉ chờ ra bên ngoài để thở khí trời.
- Mẹ làm cho bé: Nếu bạn dự tính mua giường cũi cho bé thì bạn cũng cần cân nhắc xem loại nào tốt nhất, sắp xếp giường bé bên cạnh giường bạn và theo dõi chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). Có nhiều loại giường cũi trên thị trường, do đó tùy tình hình kinh tế của gia đình mà các bố mẹ hãy chọn những sản phẩm an toàn nhất cho bé. Nhà mình dùng nôi cũi của Zaracos Jelly thấy bé rất thích, các bố mẹ có thể mua tại đây.
Ngày thứ 186: Tóc trên đầu bé đang mọc lên đều đặn.
- Mẹ làm cho bé: Các nhà chuyên môn khuyên bạn nên mua các loại bình sữa bằng thủy tinh thay vì bằng nhựa vì sợ chất BPA có trong nhựa gây ra những một số bệnh nghiêm trọng cho bé.
Ngày thứ 187: Nếu bé là trai thì bìu bây giờ đã có tinh hoàn. Nếu là bé gái thì môi âm hộ đã phát triển nhưng nó chưa sắp xếp vào chung với âm vật cho đến vài tuần sau nữa.
- Mẹ làm cho bé: Cho đến lúc dây rốn được cắt đi và khô hẳn (1-3 tuần sau sinh), bạn mới có thể tắm cho bé bằng một miếng bọt mềm và lau xung quanh vùng rốn đó. Rốn bé cần phải được giữ khô và ngăn chặn viêm nhiễm. Đặt bé nằm ngửa, dội tia nước nhẹ và sử dụng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh chấm nhẹ vào cơ thể bé rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Phải chắc chắn một điều là bé được giữ ấm, bé không cần tắm quá nhiều, 1 lần 1 tuần là đủ, còn lại bạn có thể lau rửa nhẹ nhàng. Tắm nhiều cũng khiến làn da bé nhạy cảm và dễ khô hơn.
Ngày thứ 188: Bé tăng lượng mỡ và cơ bắp lên trong ngày hôm nay
- Mẹ làm cho bé: Nước trái cây đóng hộp sẽ mất hết vitamin C chứa trong nó, thực phẩm đóng hộp thì mất hết chất dinh dưỡng. Đó là lý do mà bạn cần ăn thực phẩm và rau quả tươi để tăng cường dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con. .
Ngày thứ 189: Tay bé có thể gác lên trán được rồi, đây là một tư thế hoàn toàn mới của thai nhi.
- Mẹ làm cho bé: Bạn nên uống nhiều nước để máu và chất dinh dưỡng tỏa đi nuôi cơ thể được dễ dàng hơn. Cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày, có thể thay thế nước trái cây không đường hoặc sữa.
Thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 27 tuần tuổi
Khi thai nhi 27 tuần tuổi, bạn bắt đầu cảm thấy sự thay đổi rõ ràng của vòng bụng, nó nhô dần về phía trước. Thậm chí nếu bụng của bạn không to lắm thì bạn cũng vẫn cảm nhận được tác động của việc mang thai lên cơ thể, cụ thể là đôi chân, bàng quang, bụng và cả não nữa. Nếu bạn lại đang có con nhỏ phải chăm sóc, bạn sẽ thấy khó khăn khi phải cúi xuống gần bé, hay lo lắng liệu bé có “đè” lên em mình khi ngồi trên bụng của bạn.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tạo hóa kì diệu luôn tạo ra những cơ chế bảo vệ tại chỗ thai nhi khi đang nằm trong dạ con. Thật sự là từ tuần thai thứ 27, thai nhi dường như phản ứng lại những lực tác động mạnh từ bên ngoài bằng cách đạp thật nhanh. Một điều cần lưu ý là bắt đầu hình thành sự ganh tị giữa đứa con nhỏ của bạn với em, điều này sẽ càng rõ ràng hơn trong những năm tháng kế tiếp.
Đau lưng
Một trong những vùng cơ thể chịu tác động lớn nhất bởi sức nặng khi mang thai là lưng. Để cân bằng giữa trọng lượng cơ thể và vòng bụng đang nhô dần về phía trước, lưng bạn luôn ở trong trạng thái lắc lư. Thêm vào đó mỗi bước đi, chân bạn có khuynh hướng đi hai hàng làm cho dáng đi trở nên lạch bạch trong suốt thai kì. Đây là điều không thể tránh khỏi mặc dù có thể bạn không muốn nó xảy ra tí nào. Hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, mang giày đế bằng, dành thời gian tập chuyển từ tư thế đứng bình thường hoặc nằm sang tư thế đứng thẳng lưng và thực hiện thêm một số bài tập tăng cường độ dẻo dai cho lưng. Chú ý đừng bỏ qua các vùng cơ bụng vì chúng cũng góp phần quan trọng nâng đỡ cho lưng trong quá trình mang thai.
Cơ kết nối vùng xương chậu
Đây là các cơ bụng nhưng chúng lại có kết nối đến vùng xương chậu. Nguyên tắc tập các cơ này là cố gắng ấn mạnh các sợi cơ tại vị trí của chúng bằng một trong những ngón tay của bạn. Thử tưởng tượng những sợi cơ này là một chiếc đai làm nhiệm vụ nâng đỡ mọi cơ quan và mô thiết yếu trong vùng xương chậu như là: bàng quang, trực tràng, âm đạo, cổ tử cung và tử cung. Những chiếc “đai” này sẽ giữ cho các bộ phận trên ở vị trí thẳng đứng đồng thời nâng đỡ và cố định chúng luôn ở vị trí chính xác trong cơ thể. Ho và hắt xì hơi có thể tạo nên một lực kéo căng quá mức lên các cơ vùng xương chậu cho nên nếu bị cảm lạnh trong thai kì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Những thay đổi về thể chất của tuần 27
Chào mừng bạn bước vào ba tháng cuối cùng của thai kì. Bạn sẽ thấy một phần cơ thể mình trở nên phù hơn bởi vì máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch trong cơ thể cũng tăng lên. Chân, bàn chân thậm chí các ngón tay của bạn cũng trông to hơn bình thường. Bạn nên tháo nhẫn cưới trước khi chúng trở nên quá chật.
Bạn có cảm thấy nóng trong người? Ba tháng cuối thai kì là khoảng thời gian người phụ nữ cảm nhận được những thay đổi thật sự của nhiệt độ cơ thể. Bạn sẽ thấy cơ thể nóng như có lửa trong người nên thường hạ nhiệt độ điều hòa xuống mức thấp nhất. Hãy tránh ăn cay, đồ uống có cồn và tránh cả bị áp lực nữa vì rõ ràng những áp lực tâm lí sẽ làm cho bạn cảm thấy nóng hơn mà thôi.
Bầu ngực sẽ ngày càng nặng và căng. Các tĩnh mạch giãn dài, trở nên rõ ràng dưới da và đầu ti tiếp tục sậm màu. Tất cả những thay đổi trên là cần thiết để bầu ngực tạo ra sữa. Ngoại trừ việc không sử dụng xà phòng khô và tránh gây dị ứng da, bạn không cần phải có sự chuẩn bị cho đầu ti để nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Càng về cuối thai kì việc gập người lại sẽ ngày một khó nên có những việc bạn được khuyến khích làm ngay khi bắt đầu bước vào ba tháng cuối như cắt móng chân, cạo lông chân và mua cho mình các kiểu giày đế bằng. Trong vài tuần kế tiếp bạn sẽ thấy đau mỗi khi gập người đến nỗi bạn sẽ chẳng bao giờ muốn làm lại động tác ấy.
Những thay đổi về tâm lí của tuần 27
- Nếu bạn đã từng sinh non trước đây thì lẽ hiển nhiên đây là thời điểm bạn sẽ cảm thấy bất an và âu lo. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng tâm lí càng thoải mái và càng sớm giảm bớt công việc thì cơ hội để bé của bạn chào đời khỏe mạnh càng nhiều.
- Bắt đầu lên danh sách ưu tiên những việc thật sự quan trọng và những việc kém quan trọng hơn. Phân biệt rõ việc phải làm và việc muốn làm bởi vì bé của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bạn từ thể chất đến tinh thần. Hiển nhiên đây không phải là thời điểm để bắt đầu sửa nhà, chuyển chỗ ở hay là tìm một công việc mới. Cố gắng tránh căng thẳng quá mức và hướng tới những dự định cho một cuộc sống đơn giản.
- Tránh xem những thay đổi về hình thể hay vẻ bề ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Trong giai đoạn này bạn cần một định nghĩa khác về sự hấp hẫn và cái đẹp. Cơ thể của một người phụ nữ khi mang thai là độc nhất và có những nét đẹp riêng.
- Tâm trạng hay thay đổi là lẽ thường trong 3 tháng cuối cùng của thai kì. Bạn sẽ thấy mình phút trước gần như hóa rồ trong hạnh phúc nhưng phút sau có thể khóc ngon lành. Vì vậy hãy luôn yêu chiều bản thân và luôn thủ sẵn nhiều khăn giấy bên mình. Các hoóc môn được cho là nguyên nhân gây nên những thay đổi này khi chúng tác động lên hệ thần kinh theo hướng tiêu cực và gây ra những triệu chứng tương tự như sự khó chịu trước mỗi kì kinh nguyệt.
Những triệu chứng mang thai 27 tuần là:
- Đầy hơi
- Chóng mặt
- Nghẹt mũi
- Hội chứng bồn chồn chân tay
- Chảy máu nướu răng
- Da, tóc và móng phát triển nhanh
Chế độ dinh dưỡng
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm tốt. Khi mẹ bước sang tuần thứ 27 của thai kỳ, hãy tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng với đa dạng các loại rau quả và ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Mẹ nên ưu tiên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm bánh mỳ, ngũ cốc, đậu lăng, nếp cẩm,... để giúp giảm các triệu chứng của táo bón nhé.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc chất béo. Nhằm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng cân không cần thiết. Các thức uống có chứa caffeine cũng nên tránh, vì đó cũng là một tác nhân gây nên các triệu chững giãn tĩnh mạch, hoặc tê nhức chân tay trong giai đoạn này.
Hãy nhớ uống nhiều nước lọc. Mẹ cũng nên uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể uống sữa bầu để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và em bé. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bạn uống nhiều nước dừa trong giai đoạn mang thai, con bạn sẽ có làn da mịn màng, trắng trẻo sau này.
Các bệnh thường gặp
Tuần này huyết áp của mẹ có thể tăng nhẹ. Nếu bạn bị tăng cân quá nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bạn đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện cho bác sĩ nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng trên.
Nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo, bạn nên đi kiểm tra tại bệnh viện hay các phòng khám phụ sản để được chăm sóc, chữa trị kịp thời không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Giãn tính mạch cũng là một triệu chứng thường xảy ra với phụ nữ mang thai trong giai đoạn này do kích thước của em bé ngày càng to làm tăng áp lực cho cơ thể mẹ, làm tắc nghẽn các tĩnh mạch.
Chuột rút cũng vẫn xuất hiện và gây cảm giác khó chịu cho bạn khi ngày chuyển dạ sắp đến gần. Chuột rút ở chân thường xuất hiện vào ban đêm. Khi xảy ra chuột rút, bắp chân của bạn sẽ đỡ đau nếu bạn xoa bóp hoặc duỗi chân hoặc nhẹ nhàng bẻ cong các ngón chân. Đi bộ một vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng giúp giảm đau phần nào.
Bố mẹ cần làm
Vào tuần này, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ thường xuyên, hai tuần một lần. Tùy thuộc vào các nguy cơ có thể xảy ra với mẹ, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên xét nghiệm máu lại để xem có HIV và giang mai hay không, cũng như xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn về tình trạng của mẹ trước khi sinh nở.
Ngoài ra, mẹ nên kiểm tra đường huyết và, nếu xét nghiệm máu được thực hiện tại lần khám tiền sản đầu tiên cho thấy mẹ có Rh âm tính, mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn chặn cơ thể phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé. (Nếu em bé của mẹ là Rh dương tính, mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh con).
Mỗi tuần thai - một chủ đề: 3 câu hỏi về tiền sản giật
Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp xảy ra ở 3 – 8% phụ nữ mang thai. Thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật sẽ xuất hiện những triệu chứng nhẹ khi gần đến ngày sinh, tuy nhiên bạn và con sẽ không sao nếu được chăm sóc và điều trị đúng. Nếu tiền sản giật trở nên nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra vấn đề nghiêm trọng, hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Cách duy nhất để cải thiện tình trạng là sinh đứa con ra.
Câu hỏi 1: Các triệu chứng của tiền sản giật là gì?
Triệu chứng tiền giật sản.
Tiền sản giật có thể đến đột ngột, vì vậy biết rõ các triệu chứng là rất quan trọng. Gọi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây:
- Sưng ở mặt hoặc bọng quanh mắt, sưng bàn tay, bàn chân/ mắt cá chân sưng quá mức hoặc đột ngột.
- Tăng cân nhanh hơn 4 kg trong một tuần.
- Đau đầu nhiều hoặc dai dẳng
- Thị lực thay đổi, nhìn một hoá hai, mắt mờ, nhìn thấy điểm sáng nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời
- Đau dữ dội ở vùng bụng trên
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiền sản giật có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, và một số triệu chứng có thể giống như triệu chứng mang thai bình thường. Vì vậy, bạn có thể không biết cho đến khi đi khám thai định kỳ. Đây là một trong những lý do rất quan trọng để khám thai đều đặn.
Câu hỏi 2: Những bà mẹ nào có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật?
Thông thường, tiền sản giật xảy ra lần đầu tiên trong thời gian mang thai con đầu. Tuy nhiên, một khi bạn đã từng bị tiền sản giật, bạn có nhiều khả năng gặp phải nó một lần nữa trong những lần mang thai sau này. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Bị cao huyết áp mãn tính
- Bị một số chứng rối loạn đông máu, tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus.
- Có họ hàng gần (mẹ, chị em, bà, cô, dì…) bị tiền sản giật
- Bị béo phì (có chỉ số cơ thể ở mức 30 hoặc hơn)
- Mang từ 2 bào thai trở lên
- Dưới 20 hoặc trên 40 tuổi
Câu hỏi 3: Có cách nào phòng tránh để không bị tiền sản giật?
Không ai biết chắc chắn làm thế nào để phòng tránh tiền sản giật, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Một số nghiên cứu xem xét liệu dùng thêm canxi, vitamin, hoặc một liều thấp aspirin có thể giúp ích được gì không, nhưng kết quả vẫn còn không thống nhất. Lúc này, điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc tốt bản thân trước khi sinh và khám thai đúng hẹn. Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm protein trong nước tiểu. Bạn cũng cần nhận thức được những dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật để có thể thông báo với bác sĩ chăm sóc và được điều trị càng sớm càng tốt.
Gợi ý cho tuần này
Chọn bác sĩ cho bé. Tuần thai thứ 27 không phải quá sớm để tính đến chuyện này vì bé rất có thể cần đi khám bệnh ngay từ khi chào đời. Mẹ nên hỏi thăm thông tin về các bác sĩ nhi khoa có uy tín hoặc bác sĩ gia đình từ bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, hoặc bác sĩ sản khoa. Ghi chú lại giờ khám của bác sĩ xem có phù hợp với thời khóa biểu của mình và vị trí phòng khám có thuận tiện đi lại không, mẹ nhé.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận