Review về DAV. DAV là trường gì? Sinh viên DAV ra trường làm việc gì?

Chanh Tươi Review 25 tháng 07, 2024 - 15:10 (GMT +07)   Review về DAV. DAV là trường gì? Sinh viên DAV ra trường làm việc gì?

DAV là tên viết tắt tiếng Anh của Diplomatic Academy of Vietnam chính là Học Viện Ngoại Giao, trực thuộc Bộ Ngoại Giao. Đây là cơ sở đào tạo duy nhất tại nước ta về chuyên ngành ngoại giao, nghiên cứu chiến lực về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại ở Việt Nam.

Lịch sử hình thành học viện ngoại giao (DAV)

DAV là tên viết tắt tiếng Anh của Diplomatic Academy of Vietnam chính là Học Viện Ngoại Giao
DAV là tên viết tắt tiếng Anh của Diplomatic Academy of Vietnam chính là Học Viện Ngoại Giao

– Ngày 17/6/1959, Thường vụ Hội đồng nhà nước ra quyết định hành động xây dựng Trường Ngoại giao thường trực Bộ Ngoại giao. 

– Ngày 28/7/1960, Trường Ngoại giao sáp nhập vào Trường Đại học Kinh tế – Tài chính, trở thành Khoa Quan hệ Quốc tế ( Ngoại giao – Ngoại thương )

– Tháng 01/1963, Khoa Quan hệ Quốc tế được tách ra để xây dựng Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương.

– Năm 1967, Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương được tách thành Trường Đại học Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương. 

– Ngày 11/3/1977, Hội đồng nhà nước ra Quyết định số 60 / CP xây dựng Viện Quan hệ Quốc tế.   Lịch sử hình thành và phát triển DAV 

– Ngày 19/5/1987, quản trị Hội đồng Bộ trưởng phát hành Nghị định số 78.

HĐBT sáp nhập Trường Đại học Ngoại giao vào Viện Quan hệ Quốc tế. – Ngày 01/8/1992, quản trị Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 279 – CT đổi tên Viện Quan hệ Quốc tế thành Học viện Quan hệ Quốc tế, chịu sự quản trị trực tiếp của Bộ Ngoại giao và chịu sự chỉ huy về sắp xếp mạng lưới chung và thực thi những quy định trình độ về giáo dục và huấn luyện và đào tạo của Bộ Giáo dục đào tạo và Đào tạo. – Năm 2008, Học viện Quan hệ Quốc tế đã được tăng cấp và đổi tên thành Học viện Ngoại giao theo Quyết định số 82/2008 / QĐ-TTg.

Khám phá cơ sở vật chất “đẳng cấp” của DAV

Tòa nhà Giảng đường mới của học viện Ngoại giao
Tòa nhà Giảng đường mới của học viện Ngoại giao 
  • Để đảm ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của sinh viên, học viên, giảng viên cũng như chất lượng đào tạo, Học viện Ngoại giao đã và đang từng bước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.
  • Gần đây nhất, năm 2021, Trường đã hoàn thiện dự án Tòa nhà Giảng đường mới bao gồm Nhà giảng đường đa năng có diện tích 2040 m2, quy mô 7 tầng nổi và 1 tầng hầm và được chia làm 3 phân khu chính là khu học tập, khu làm việc và khu hội thảo.
  • Bên cạnh đó, Tòa nhà Thư viện 5 tầng của Học viện cũng được cải tạo lại mặt ngoài để đồng bộ kiến trúc với Tòa nhà Giảng đường mới. Một số phòng chức năng, phòng học của trường cũng đã được trang bị thêm rất nhiều tài liệu, sách và thiết bị học tập hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, học viên.
Thư viện 5 tầng của học viện Ngoại giao
Thư viện 5 tầng của học viện Ngoại giao 

Hình thức xét tuyển vào trường DAV như nào?

Học sinh đăng ký dự thi vào Học Viện Ngoại Giao có thể đăng ký các khối A01, khối C00, khối D01, khối D03,… Trường triển khai 3 phương thức tuyển sinh gồm:

- Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Học viện

- Xét tuyển: Dự kiến 4 phương thức:

+ Xét tuyển kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
+ Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT.
+ Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.
+ Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Học phí của trường Học Viện Ngoại Giao DAV  

Năm học 2022-2023, trong bối cảnh nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh, sinh viên, Học viện dự kiến mức thu học phí như sau:

Stt

Ngành đào tạo

Mức học phí

(Đồng/tháng)

1  

Quan hệ quốc tế

 4.150.000

 2

Ngôn ngữ Anh 

4.150.000

Kinh tế quốc tế 

4.150.000

Kinh tế quốc tế 

4.150.000

Truyền thông quốc tế

4.150.000

Kinh doanh quốc tế

4.150.000

Đối với chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế và Châu Á – Thái Bình Dương học, Học viện dự kiến mức thu học phí như sau:

Stt 
 

Ngành đào tạo

Mức học phí
(đồng/tháng)

1

Châu Á – Thái Bình Dương học

1.900.000

2

Luật thương mại quốc tế 

1.900.000

Mức tăng học phí hàng năm không quá 10%.

Câu lạc bộ của DAV có gì đặc biệt?

Người ta thường nói sinh viên ngoại giao không chỉ chăm chỉ và tài giỏi mà còn vô cùng năng động và cá tính. Điều đấy được thể hiện qua các hoạt động ngoại khóa cũng như các câu lạc bộ nổi tiếng của trường ngoại giao.

Các câu lạc bộ tại học viện Ngoại giao được chia thành 4 nhóm nhỏ

  • Câu lạc bộ học thuật: CLB Mô hình giả định Liên Hợp Quốc - DAV MUN, CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học, CLB văn hóa Lào, CLB tiếng Pháp, CLB tiếng TRung
  • Câu lạc bộ kỹ năng: CLB bạn yêu sách, nhóm bút DAV, CLB lễ tân Ngoại giao - DPC, CLB MC Học viện Ngoại giao - MIC DAV, CLB Marketing
  • Câu lạc bộ nhân lực: SIFE DAV (Student In Free Enterprise), CLB Nhân lực - DHR
  • Câu lạc bộ thể thao nghệ thuật: CLB âm nhạc - DMC, CLB khiêu vũ - ĐC, CLB Hiphop - 69 Crew, CLB guitar, CLB Vovinam - Việt Võ Đạo học viện NGoại giao, CLB bóng đá, CLB bóng rổ, CLB cầu lông, CLB nhiếp ảnh sinh viên 

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên DAV sau khi tốt nghiệp

Tùy vào ngành học mà sinh viên theo học thì cơ hội nghề nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Đặc biệt nếu theo học những ngành “hot” như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc tìm kiếm một công việc sau khi tốt nghiệp không quá khó khăn.

Tuy nhiên, không phải cứ học Ngoại giao là các bạn phải làm trong Bộ ngoại giao hoặc những tổ chức phi chính phủ. Thay vào đó, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc như:

  • Làm luật sư trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước
  • Làm phiên dịch viên hoặc hướng dẫn viên du lịch
  • Làm cán bộ đối ngoại, ngoại giao tại Đại sứ quán, bộ ngoại giao Việt Nam
  • Làm người dẫn chương trình (MC) truyền hình hoặc song ngữ, phóng viên, biên tập viên, bình luận viên,…
  • Bạn cũng có thể làm các công việc liên quan đến các ngành kinh tế như kế toán, kinh doanh, marketing, xuất nhập khẩu
  • Nếu yêu thích công việc giảng dạy thì bạn cũng có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học.

MBA là gì? Học MBA ở đâu? Học MBA ra trường làm gì?

Gương mặt tiêu biểu tại trường DAV

Không phải ngẫu nhiên mà Học viện Ngoại giao được gọi là nơi “xuất thân” của nhiều nhà lãnh đạo tài ba. Thực tế qua nhiều thế hệ đào tạo, đã có rất nhiều sinh viên ngoại giao thành công ở đa ngành đa nghề, trong đó phải kể đến những cựu sinh viên công tác trong lĩnh vực đối ngoại và hiện đang nắm giữ nhiều trọng trách của đất nước:

  • Ủy viên Bộ Chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước CHXHCNVN, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh là cựu sinh viên khóa 1977-1981 trường Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao Việt Nam).
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh  
  • Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các gương mặt tiêu biểu như Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, bộ trưởng bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền thứ sáu của nước CHXHCNVN tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Đình Quý.
  • Bên cạnh những gương mặt tiêu biểu ở lĩnh vực đối ngoại, Học viện Ngoại giao cũng là nơi xuất thân của rất nhiều người thành công và nhân vật nổi tiếng ở các lĩnh vực khác từ truyền hình đến tài chính kinh tế. Một số gương mặt tiêu biểu có thể kể đến như: Người dẫn chương trình, nữ diễn viên truyền hình kiêm người mẫu ảnh Việt Nam Thanh Vân Hugo; Nữ ca sĩ Uyên Linh; Diễn viên Mai Thu Huyền; Hoa khôi ứng xử Imiss Thăng Long 2010 Ngụy Hải An; hay “hot girl 7 thứ tiếng” Khánh Vy với khả năng ngoại ngữ đáng ngưỡng mộ.
“hot girl 7 thứ tiếng” Khánh Vy với khả năng ngoại ngữ đáng ngưỡng mộ.
“hot girl 7 thứ tiếng” Khánh Vy với khả năng ngoại ngữ đáng ngưỡng mộ.
  • Hay mới nổi đình nổi đám gần đây là Rufino Aybar – anh chàng “Tây ba lô” với những video giải trí có phần “xéo sắc” trên tiktok vừa tốt nghiệp khoa Luật quốc tế của Học viện Ngoại giao với vị trí thủ khoa.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết DAV là trường gì rồi nhỉ. Đây là một ngôi trường có nhiều nhà lãnh đạo của Việt Nam nhất. Hy vọng bài viết của Chanh Tươi sẽ hữu ích đến bạn 

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo