Loạn luân là gì? Quy định của pháp luật hình sự về tội loạn luân

Chanh Tươi Review 22 tháng 03, 2023 - 13:16 (GMT +07)   Loạn luân là gì? Quy định của pháp luật hình sự về tội loạn luân

Chắc hẳn câu hỏi "loạn luân là gì?" đang ngày càng được nhiều người quan tâm sau những sai phạm từ "thầy ông nội" của Tịnh Thất Bồng Lai.

Đặc biệt, sơ đồ quan hệ huyết thống Tịnh Thất Bồng Lai làm các dư dân mạng dậy sóng chỉ sau một đêm khiến từ khóa "loạn luân là gì?" trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất.

Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến "loạn luân" và những quy định pháp luật của nhà nước ta đối với vấn đề đáng lên án này.

Loạn luân là gì?

Loạn luân là gì? Chắc hẳn rất nhiều người trong số chúng ta dễ dàng trả lời một cách cơ bản nhất. Nhưng sau đây là định nghĩa rõ ràng và cụ thể dựa trên quy định của pháp luật cho câu hỏi loạn luân là gì?

Căn cứ Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tội loạn luân là hành vi giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Vậy bạn đã có thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi loạn luân là gì chưa?

loan-luan-la-gi

Loạn luân là gì

Cấm kỵ về loạn luân đã và đang là những cấm kỵ mang tính văn hóa phổ quát nhất, kể cả trong các xã hội cũ và mới.

Hầu hết các xã hội hiện đại có luật cấm loạn luân hoặc các hạn chế xã hội về hôn nhân cận huyết rất chặt chẽ. Trong các xã hội mà loạn luân là bất hợp pháp, việc loạn luân đồng thuận giữa hai người lớn được một số người coi là một tội phạm không nạn nhân.

Một số nền văn hoá mở rộng quan niệm loạn luân cho các trường hợp người thân mà không có quan hệ huyết thống như được một người mẹ nuôi chung, anh chị em có cha/mẹ khác nhau, và các anh chị nhận nuôi.

Các thân nhân bậc ba (như dì, cậu, cháu, anh con chú con bác) trung bình chiếm 12,5% gen, và quan hệ tình dục giữa họ được nhìn nhận khác nhau ở nhiều nền văn hoá khác nhau, từ mức bị hạn chế đến mức được xã hội chấp nhận.

Những đứa trẻ của các mối quan hệ loạn luân được coi là bất hợp pháp, và vẫn còn được coi là như vậy trong một số xã hội ngày nay. Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ chúng không có quyền kết hôn để loại bỏ tình trạng đó, do kết hôn loạn luân thông thường cũng bị cấm.

Loạn luân có tính chất hiếp dâm

Tội loạn luân cần được phân biệt với trường hợp giữa những người có đủ điều kiện về chủ thể của tội loạn luân có hành vi giao cấu với nhau nhưng không phải là thuận tình mà do một trong hai người đã dùng thủ đoạn khác nhau để giao cấu với người kia trái với ý muốn của họ.

loan-luan-la-gi-1

Loạn luân có tính chất hiếp dâm

Trường hợp này, trước hết cấu thành tội phạm xâm phạm tình dục tương ứng với thủ đoạn đã sử dụng có thể là tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm. Tình tiết loạn luân được coi là tình tiết tăng nặng định khung khi tội xâm phạm tình dục đó có quy định như tội hiếp dâm...

Trong trường hợp tội xâm phạm tình dục đã phạm không quy định tình tiết này thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

Ví dụ: A (21 tuổi ) và B(19 tuổi) là anh em ruột, trong một lần bố mẹ vắng nhà A đã lợi dụng lúc B ngủ say hiếp dâm B. Trường hợp này được gọi là loạn luân có tính chất hiếp dâm.

Loạn luân với trẻ em

Mọi trường hợp giao cấu (kể cả loạn luân) với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

loan-luan-la-gi-2

Loạn luân với trẻ em

Đối với trường hợp thực hiện hành vi loạn luân đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi dến dưới 16 tuổi với tình tiết tăng nặng là có tính chất loạn luân.

Ví dụ: A (20 tuổi) và B (13 tuổi) trong một lần bố mẹ vắng nhà A và B đã quan hệ tình dục với nhau trong đó B là trẻ em. Trường hợp này được gọi là loạn luân với trẻ em.

Các yếu tố cấu thành tội loạn luân

Mặt khách quan

- Mặt khách quan có các dấu hiệu sau đây:

  • Có hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
  • Người cùng dòng máu về trực hệ là: Giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà nội, ngoại với cháu
  • Hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

- Hành vi giao cấu giữa con nuôi đối với cha mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội này.

loan-luan-la-gi-3

Mặt khách quan tội loạn luân

- Trong trường hợp hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình nhưng hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

Mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết tăng nặng là có tính chất loạn luân.

(điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015)

- Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác

Thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015).

- Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu

Thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015).

- Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điểu 142 Bộ luật Hình sự 2015).

Khách thể

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, xâm phạm đến quan hệ gia đình, truyền thống, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình (đã bị Luật hôn nhân và gia đình quy định cấm).

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc giao cấu cận huyết có khả năng dẫn đến nguy cơ sinh ra những đứa trẻ không khỏe mạnh, chậm phát triển, mang dị tật bẩm sinh rất cao…

Đặc biệt, nếu hành vi giao cấu là giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (bao gồm những người có cùng huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau) hoặc giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì nguy cơ trên sẽ cao hơn nữa.

loan-luan-la-gi-4

Khách thể tội loạn luân

Bên cạnh đó, các gia đình Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng tôn ti trật tự trong gia đình.

Hành vi loạn luân sẽ làm đảo lộn trật tự trong gia đình, tạo nên sự chồng chéo phức tạp giữa các mối quan hệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh của gia đình - dòng tộc nói riêng và truyền thống văn hóa của xã hội văn minh nói chung.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp (biết rõ, mong muốn và thuận tình giao cấu với người có cùng huyết thống).

loan-luan-la-gi-5

Mặt chủ quan tội loạn luân

Nếu vô ý mà thực hiện hành vi thì không cấu thành tội loạn luân. Một trong hai người miễn cưỡng hoặc bị ép buộc thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của mình thì người cố ý và mong muốn thực hiện hành vi giao cấu cũng không phạm tội loạn luân mà phạm vào một trong các tội xâm hại tình dục có tính chất loạn luân.

Chủ thể

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội loạn luân cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.

Tội loạn luân là tội phạm nghiêm trọng, nên chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Nếu người đã thành niên (đủ 18 tuổi) thực hiện hành vi loạn luân với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hành vi loạn luân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 115 Bộ luật hình sự (có tính chất loạn luân).

loan-luan-la-gi-6

Chủ thể tội loạn luân

Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi loạn luân với người dưới 13 tuổi thì hành vi loạn luân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự.

Quy định của pháp luật hình sự về tội loạn luân là gì?

loan-luan-la-gi

Quy định của pháp luật về tội loạn luân

Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội loạn luân như sau:

"Điều 184. Tội loạn luân

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, chủ thể của tội loạn luân là gì? Đó là chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng bao giờ cũng cả hai người mới là tội phạm này, nếu một trong hai người dưới 16 tuổi thì người kia phạm tội khác và người dưới 16 tuổi trở thành người bị hại."

KẾT LUẬN

Hành vi loạn luân là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được trong xã hội văn minh và phát triển này. Chính vì thế, mỗi chúng ta phải hiểu kỹ những dấu hiệu được coi là loạn luân, tìm cách phòng tránh cũng như dập tan hành vi này bằng cách khai báo cho cơ quan công an gần nhất để nhận được sự hỗ trợ.

Mong rằng sau bài viết này, các bạn độc giả có thể hiểu rõ được loạn luân là gì? và các quy định pháp luật về hành vi phạm tội này.

Bình luận 0 Bình luận

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo